3.1.2.1 Khái niệm về làng nghề du lịch:
Làng nghề du lịch là một không gian lãnh thổ nông thôn mang đậm nét văn hóa, lịch sử, có các nghệ nhân tiêu biểu thực hiện tổ chức sản xuất một hoặc một số sản phẩm thủ công truyền thống, đống thời làng nghề còn cung cấp các dịch vụ phcụ vụ và thu hút khách du lịch. Điểm khác nhau cơ bản giữa làng nghề thông thƣờng hay làng nghề thƣơng mại và làng nghề du lịch là ở chỗ: Làng nghề du lịch có lợi thế thu hút khách du lịch (khách du lịch quốc tế, khách du lịch nội địa) và có các dịch vụ phục vụ khách du lịch (khách sạn, nhà hàng, hàng lƣu niệm...)
Từ khi đất nƣớc mở cửa, đời sống của cộng đồng dân cƣ đƣợc nâng cao, nhu cầu của khách du lịch đến thăm các làng nghề du lịch nhiều nên do vậy mà mô hình liên kết giữa làng nghề du lịch với các công ty lữ hành du lịch cũng phải đƣợc xây dựng và phát triển theo.
Việc phát triển làng nghề gắn với phát triển du lịch, lấy du lịch là một trong những động lực thúc đẩy làng nghề phát triển và làng nghề phát triển cũng là nền tảng để phát triển du lịch làng nghề.
3.1.2.2 Các điều kiện để làng nghề trở thành làng nghề du lịch:
Thứ nhất là các giá trị văn hóa làng nghề thể hiện thông qua tính truyền thống của công nghệ và kỹ nghệ sản xuất, đó là kết quả của một quá trình kết tinh, truyền tải từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đặc thù sản phẩm của làng nghề không phụ thuộc vào dây chuyền sản xuất hiện đại, năng suất cao mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, bí quyết, tài hoa của ngƣời thợ chế tác đồ thủ công, sản phẩm sản xuất đơn lẻ từng chiếc do đó nó mang đậm dấu ấn tình cảm và cá tính của ngƣời thợ. Trong xu hƣớng quốc tế hóa mọi mặt của đời sống, giá trị văn hóa truyền thống có sức thu hút đặc biệt đối với khách du lịch, bởi vậy du lịch
làng nghề là một cách tiếp cận với các giá trị văn hóa truyền thống, tìm hiểu nhân sinh quan, thế giới quan và quan niệm của ngƣời Việt Nam.
Thứ hai là các giá trị lịch sử, các làng nghề phải có tuổi nghề khá cao, sản phẩm thƣờng gắn với đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân nên lƣu giữ cả những yếu tố tín ngƣỡng, phong tục tập quán của các làng nghề. Bởi vậy các làng nghề thƣờng gắn kết với các lễ hội truyền thống, gắn với cảnh quan thiên nhiên truyền thống của làng quê Việt Nam nhƣ bến nƣớc, dòng sông, đình làng...
Thứ ba là mức độ tham gia của cộng đồng cao. Động cơ của khách du lịch khi lựa chọn đến các làng nghề là đƣợc tận mắt quan sát quá trình sản xuất và mua sắm sản phẩm thủ công, ngoài ra họ còn muốn tham gia vào đời sống sinh hoạt thƣờng nhật của làng quê. Quá trình này đòi hỏi mức độ tham gia của cộng đồng là rất lớn, từ khâu hƣớng dẫn sản xuất, cho thuê cơ sở lƣu trú, mời khách các món ăn truyền thống đến thuyết minh cho khách về phong tục tập quán truyền thống của làng mình. Bởi vậy du lịch làng nghề đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ giữa khách du lịch với ngƣời dân địa phƣơng và với đơn vị kinh doanh du lịch.
3.1.2.3 Các tiêu chí để xây dựng mô hình liên kết giữa làng nghề du lịch và các công ty du lịch.
- Làng nghề có sản phẩm thủ công độc đáo, đặc sắc, tinh xảo gắn liền với đội ngũ nghệ nhân.
- Có nơi sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ để biểu diễn quy trình sản xuất cho khách du lịch tham quan.
- Có các cửa hàng, gian hàng trƣng bày và bày bán các sản phẩm của làng nghề tạo ra để khách du lịch xem và mua bán.
- Làng nghề có công trình văn hóa, lịch sử (cây đa, bến nƣớc, sân đình...) - Công ty du lịch hoặc là đại diện của làng nghề du lịch có nhân viên thuyết minh, hƣớng dẫn khách du lịch trong quá trình tham quan sản phẩm, di tích lịch sử văn hóa của làng nghề.
- Làng nghề có cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ khách trong quá trình lƣu lại tham quan sản phẩm của làng (bãi đỗ xe, nhà vệ sinh, nhà hàng ăn uống, lƣu trú...).
- Cơ sở hạ tầng giao thông và mạng lƣới giao thông thuận lợi, có bảng chỉ dẫn rõ ràng phục vụ khách tham quan.
- Tạo ra môi trƣờng trong sạch, sản xuất sản phẩm không làm ô nhiễm môi trƣờng.
- Thu nhập về du lịch chiếm ít nhất 25% tổng thu nhập của làng nghề.