Các công ty lữ hành trong việc khai thác, phát triển du lịch làng nghề Hà

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình liên kết giữa công ty lữ hành với điểm du lịch làng nghề truyền thống Hà Tây (Trang 50)

Hà Tây

2.2.1 Năng lực xây dựng, bán và thực hiện chương trình du lịch làng nghề

Các công ty du lịch trong tỉnh đã xây dựng các tour du lịch chuyên đề du lịch làng nghề hoặc đã xen kẽ điểm du lịch làng nghề vào các chƣơng trình du lịch trọng điểm. Ngành du lịch Hà Nội đã có những hội thảo, công trình nghiên cứu về làng nghề Hà Tây từ đó đã lựa chọn khoảng trên 10 điểm làng nghề Hà Tây đƣa vào khai thác thực tế cho các công ty lữ hành Hà Nội. Các chƣơng trình du lịch có điểm làng nghề chủ yếu đƣợc tổ chức trong thời gian từ 03 ngày trở xuống, ở đó các làng nghề đóng vai trò là điểm tham quan.

Qua khảo sát các công ty du lịch, đại lý lữ hành du lịch ở Hà Nội, Hà Tây và trung tâm xúc tiến phát triển du lịch - Sở du lịch Hà Tâynay là Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Hà Nội đã tiến hành xây dựng một số tuyến, tour du lịch làng nghề chính nhƣ sau: Làng lụa Vạn Phúc, quạt Vác, mây tre đan Phú Vinh, mộc Chàng Sơn, nón Chuông, dệt màn Hòa Xá, sơn mài Hạ Thái, tiện Nhị Khê, thêu Quất Động, điêu khắc Nhân Hiền, cỏ tế Lƣu Thƣợng, khảm trai Chuyên Mỹ, ren

Hạ Mỗ, dệt La Phù, diều Bá Giang, mộc Vạn Điểm, chè Lam Thạch Xá, điêu khắc Thanh Thùy. Các điểm di tích lịch sử văn hóa, công trình tín ngƣỡng tôn giáo đƣợc đƣa vào xen kẽ khai thác là chùa Trầm, chùa Thầy, chùa Trăm Gian, chùa Tây Phƣơng, đình Hoàng Xá, chùa Đậu, đền thờ Nguyễn Trãi, chùa Bối Khê; hai trang trại là trang trại Đắc Hải và trang trại chè Ba Trại; điểm du lịch thiên nhiên là Hồ Suối Hai, Vƣờn quốc gia Ba Vì...

Mặc dù số điểm làng nghề đƣợc khai thác là khá nhiều nhƣng chất lƣợng sản phẩm du lịch vẫn chƣa đảm bảo. Nhiều chƣơng trình du lịch đƣợc xây dựng với lịch trình chƣa hợp lý về mặt không gian và thời gian, chƣơng trình na ná nhau, sự kết hợp các điểm làng nghề với các điểm tự nhiên - sinh thái lễ hội chƣa phù hợp gây nên tâm lý không tốt cho khách. Một số trung tâm lữ hành xây dựng chƣơng trình du lịch làng nghề một cách hết sức hình thức, chƣa có sự tin tƣởng vào khả năng thành công của sản phẩm cho nên có hiện tƣợng sản phẩm du lịch làng nghề chỉ tồn tại trên giấy tờ, chƣa đi vào thực tế.

Du lịch làng nghề là sản phẩm du lịch không có lịch sử phát triển lâu dài, đây là loại hình du lịch còn khá mới mẻ đối với các quốc gia nói chung và Việt nam nói riêng. Vì vậy khi xây dựng một sản phẩm làng nghề và đƣa vào hoạt động kinh doanh thì các công ty du lịch, đại lý lữ hành cần có khả năng kinh phí, các điều kiện để giới thiệu, quảng cáo về sản phẩm du lịch đó để mọi ngƣời có thể tiếp cận đƣợc sản phẩm của mình. Tuy nhiên hiện nay các công ty lữ hành thƣờng gặp nhiều khó khăn cả về mặt tài chính và điều kiện tìm đối tác xây dựng đƣợc hình ảnh về sản phẩm làng nghề.

Một thực tế nữa cho thấy trong quá trình đi khảo sát là các điểm làng nghề du lịch Hà Tây là mức độ khai thác du lịch làng nghề của các công ty lữ hành trong tỉnh thấp hơn so với các công ty, đại lý lữ hành ở Hà Nội, do đó mà doanh thu về du lịch làng nghề không tập trung và không tận dụng đƣợc nguồn lực địa phƣơng. Cần xác định cơ chế khuyến khích phù hợp để làng nghề và các công ty lữ hành trong tỉnh có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong công tác quảng bá và tiến hành thực hiện sản phẩm.

2.2.2 Thực trạng về khách du lịch đến làng nghề Hà Tây

Theo kết quả khảo sát và điều tra của luận văn cho thấy, khách du lịch đến các làng nghề truyền thống chủ yếu có động cơ là thực hiện chuyến du lịch với mục đích tham quan thuần túy. Tỷ lệ khách du lịch đến làng nghề với động cơ du lịch chiếm 46,60%, kết hợp du lịch với mua sắm 34,95%, du lịch kết hợp với nghiên cứu khoa học 11,65% và khách có động cơ khác chiếm 6,8%. (Nguồn: Báo cáo của hiệp hội làng nghề du lịch Hà Tây) Có thể thấy động cơ của khách du lịch ảnh hƣởng nhiều đến doanh thu của điểm làng nghề. Với đối tƣợng khách chỉ thực hiện chuyến đi nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch luôn có khả năng chi tiêu cao và sử dụng nhiều các dịch vụ du lịch tại điểm. Làng nghề cần tiếp tục duy trì tốc độ tăng trƣởng loại khách này đồng thời kết hợp với việc đa dạng hóa các dịch vụ du lịch nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách.

Cơ cấu khách du lịch đến làng nghề phức tạp và có tỷ lệ chƣa cân đối đặc biệt đối với khách du lịch đƣợc xác định là đoạn thị trƣờng của làng nghề. Theo kết quả điều tra khách du lịch đến làng nghề, khách du lịch là nữ chiếm 36,89%, nam giới là 63,11%; đối tƣợng khách là học sinh, sinh viên chiếm tỷ lệ cao với 23,3% tổng số khách, giới nghiên cứu thấp nhất 5,83%. Ngƣời già, ngƣời đã nghỉ hƣu mặc dù đƣợc xác định là thị trƣờng mục tiêu của làng nghề nhƣng hiện nay vẫn chiếm tỷ lệ khiêm tốn là 13,59%. Lực lƣợng doanh nhân đi du lịch làng nghề với mục đích kết hợp công việc chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu nghề nghiệp của khách du lịch: 30,10%. (Nguồn: Điều tra về thị trƣờng khách của Sở du lịch Hà Tây) Đây là đối tƣợng khách không chỉ mang lại những lợi ích về mặt hoạt động du lịch mà còn có vai trò khuyến khích phát triển hoạt động thƣơng mại buôn bán tại các làng nghề nhƣng họ cũng là đối tƣợng thƣờng gây nên sự nhầm lẫn thống kê đối với chính quyền địa phƣơng và các đơn vị du lịch do động cơ du lịch mang tính kếp hợp.

Khách du lịch nội địa có thói quen tự tổ chức các chuyến đi đến các làng nghề mà không thông qua các công ty lữ hành, các đối tƣợng khách này chỉ tham quan một, hai điểm tại các làng nghề và kết thúc chuyến đi. Ngƣợc lại, khách du lịch quốc tế thƣờng mua sản phẩm trọn gói từ các công ty du lịch đến làng nghề nhƣ là một điểm đến chuyển tiếp trong chuỗi các điểm du lịch khác

nhau. Tuy nhiên một số khách du lịch nội địa từ các tỉnh, thành phố có vị trí địa lý không thuận lợi với Hà Tây nhƣ thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Nam thƣờng đến làng nghề qua các hãng du lịch. Một số khách du lịch quốc tế có kinh nghiệm cũng không cần đến sự giúp đỡ của các công ty lữ hành mà đến các làng nghề thông qua sách hƣớng dẫn du lịch. Hiện nay, tỷ lệ khách đến làng nghề truyền thống Hà Tây qua các hãng lữ hành chiếm 38,83% tổng số khách và số khách tự tổ chức là 61,17%. Tỷ lệ này phần nào phản ánh đƣợc hiệu quả hoạt động của hệ thống công ty du lịch trong việc khai thác các điểm du lịch làng nghề truyền thống. Đối với ngành du lịch, số lƣợng khách du lịch đến điểm một cách tập trung thông qua thực hiện chƣơng trình du lịch trọn gói mang lại lợi ích nhiều hơn đối với khách du lịch đi lẻ, bất kể là khách du lịch quốc tế hay nội địa. Vì vậy để đẩy mạnh hiệu quả khai thác du lịch làng nghề trƣớc tiên cần đến lỗ lực của các công ty lữ hành và đại lý du lịch của tỉnh trong việc đẩy mạnh xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch trọn gói và mở rộng hệ thống phân phối sản phẩm du lịch trên phạm vi toàn quốc.

Khách du lịch đến làng nghề thƣờng có nhu cầu chi tiêu trung bình. Có sự chênh lệch lớn trong mức chi giữa các đối tƣợng khách khác nhau: thấp nhất là học sinh, sinh viên (dƣới 50.000 VNĐ), sau đó đến ngƣời già đã nghỉ hƣu (50.000 - 100.000 VNĐ). Khách du lịch chi tiêu và sử dụng dịch vụ nhiều là những ngƣời ở độ tuổi trung niên (từ 35 - 55 tuổi) và khách quốc tế. Qua quá trình đi điều tra khảo sát có thể nhận thấy: Nếu nhƣ các mặt hàng thủ công đƣợc bày bán làm đồ lƣu niệm nhiều hơn nữa tại các làng nghề với mẫu mã và chủng loại đa dạng hơn thì khách du lịch sẽ sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền để mua sắm và ở lại điểm lâu hơn. Bình quân mỗi khách quốc tế đến làng nghề chi khoảng 21USD /1 ngày và khách du lịch nội địa là 180.000 VNĐ/1ngày. Khách du lịch chủ yếu chi vào việc mua các đồ lƣu niệm. Tỷ lệ dành cho các dịch vụ ăn uống, lƣu trú, vận chuyển và các dịch vụ bổ sung khác là thấp và tập trung vào các công ty du lịch ngoài điểm.

Khách du lịch quốc tế chủ yếu đến từ trung tâm du lịch Hà Nội và là các đối tƣợng thuộc các nƣớc Châu Á nhƣ Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore...; các nƣớc Châu Âu nhƣ Hà Lan, Pháp, Canađa, Phần Lan...

và Châu Úc. Có thể nói lƣợng khách quốc tế của toàn tỉnh nhiều hơn khách nội địa do đặc điểm du lịch làng nghề có đặc tính hấp dẫn khách quốc tế . Khách du lịch Việt Kiều tuy có tỷ lệ khá thấp nhƣng sẽ là thị trƣờng đầy triển vọng nếu làng nghề có chính sách khuyến khích đối tƣợng khách này.

Các làng nghề mặc dù còn thiếu thốn về cơ sở vật chất kỹ thuật và nhân lực nhƣng vẫn mang lại mức thỏa dụng cao cho nhu cầu tham quan, du lịch và mua sắm của khách. Vấn đền mà khách du lịch cảm thấy bức xúc nhiều là môi trƣờng tại các điểm làng nghề đang bị xuống cấp nghiêm trọng, các công trình hạ tầng thiếu thốn nhƣ chƣa có cơ sở lƣu trú du lịch, nhà vệ sinh công cộng và điểm xử lý nƣớc thải trong làng. Những yếu tố đƣợc khách đánh giá cao là thái độ thân thiện cởi mở của ngƣời dân địa phƣơng, hàng hóa tại điểm làng nghề thƣờng là rẻ và có chất lƣợng cao. Để tăng cƣờng khả năng cung ứng du lịch, làng nghề cần đẩy mạnh quá trình hoàn thiện cơ sở hạ tầng và có sự nghiên cứu thấu đáo về nhu cầu của khách du lịch.

2.3 Những vấn đề đặt ra từ thực trạng phát triển du lịch làng nghề ở Hà Tây và mối quan hệ giữa các công ty lữ hành với các điểm du lịch làng nghề Tây và mối quan hệ giữa các công ty lữ hành với các điểm du lịch làng nghề trên địa bàn.

2.3.1 Những vấn đề đặt ra từ thực trạng phát triển du lịch làng nghề ở Hà Tây.

Từ những kết quả nghiên cứu thực trạng của việc kinh doanh, phát triển du lịch làng nghề của Việt Nam nói chung và Hà Tây nói riêng ở trên. Có thể rút ra đƣợc những điểm đã đạt đƣợc và còn tồn tại của hoạt động kinh doanh du lịch tại các làng nghề.

2.3.1.1 Những kết quả đạt được từ hoạt động du lịch làng nghề:

- Sự trở lại của rất nhiều ngành nghề truyền thống tƣởng nhƣ đã mai một theo thời gian. Hiện nay cả nƣớc có khoảng 2017 làng nghề có bề dày lịch sử trên 100 năm, mỗi làng gắn với với một vùng văn hóa, hệ thống di tích và truyền thống riêng, trong đó có đến hơn 1.000 ngành, nghề truyền thống đã và đang đƣợc các thế hệ nghệ nhân có tâm huyết bảo tồn và phát huy giá trị. Với sự kiện Liên hoan du lịch làng nghề - phố nghề đƣợc tổ chức tháng 4/2008 tại Hà Nội, có thể thấy làng nghề ở miền Bắc bộ nói chung và làng nghề ở Hà Nội, Hà Tây nói riêng đang dần tìm lại vị trí của mình. Liên hoan này hội tụ hơn 300

gian hàng trong đó có 170 gian hàng ẩm thực bên cạnh những ngành nghề vốn nổi tiếng lâu đời nhƣ gốm sứ Bát Tràng, lụa của Vạn Phúc - Hà Tây...

-Một số làng nghề truyền thống đang phát triển mạnh cả về nghề và cả về thu hút khách du lịch nhƣ làng gốm Bát Tràng, lụa Vạn Phúc, mây tre đan Phú Vinh...có đến 60-80% dân số trong làng tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm.

- Các hình thức tổ chức trong làng nghề du lịch ngày càng phong phú và đa dạng. Trong một số làng nghề có sự phát triển đa dạng, phong phú về các hộ nghề, các hộ kiêm nghề và hộ chuyên ngành tham gia làm nghề. Một số các hộ đã tập hợp nhau lại để hình thành các hợp tác xã thủ công nghiệp, các doanh nghiệp tƣ nhân hay các công ty trách nhiệm hữu hạn.

- Việc xuất khẩu mạnh các mặt hàng thủ công truyền thống đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở khu vực nông thôn, từ đó góp phần phát triển hơn đời sống kinh tế - xã hội địa phƣơng, ngành, vùng. Ngoài ra việc khôi phục, bảo tồn, phát triển các làng nghề du lịch đã có tác động quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội mà còn góp phần đối với sự phát triển của ngành du lịch. Hiện nay bên cạnh các hình thức du lịch khác nhau: du lịch văn hóa - lễ hội, tham quan các di tích lịch sử, du lịch sinh thái, du lịch kết hợp hội nghị - hội thảo, du lịch biển, du lịch mạo hiểm...du lịch làng nghề đã và đang thu hút đƣợc sự quan tâm của khách du lịch trong nƣớc và quốc tế. Du lịch làng nghề làm phong phú các sản phẩm du lịch, các tour du lịch. Những sản phẩm làng nghề có tính đơn lẻ, độc đáo, có sự kết tinh của văn hóa Việt thực sự hấp dẫn khách du lịch đến với làng nghề.

- Về cơ chế chính sách: Chính phủ đang có định hƣớng gìn giữ, bảo tồn và khai thác các làng nghề truyền thống lâu đời đồng thời xây dựng và phát triển các làng nghề mới, ngoài ra Chính phủ cũng đề ra mục tiêu hỗ trợ xây dựng và phát triển “mỗi làng - mỗi nghề” nhằm tăng nguồn thu nhập cho các làng, nâng cao mức sống của nhân dân, đa dạng hóa sản phẩm cũng nhƣ các tour du lịch làng nghề.

- Du lịch làng nghề phát triển bƣớc đầu đã giúp các làng nghề khôi phục, phát triển đƣợc các hoạt động văn hóa dân gian, xây dựng đƣợc môi trƣờng du lịch văn hóa, cải thiện hơn cơ sở hạ tầng kết hợp với bảo vệ môi trƣờng du lịch

sinh thái, đẩy mạnh công tác dạy nghề cho lớp trẻ nhằm duy trì, gìn giữ kỹ năng truyền thống, bản sắc văn hóa của làng nghề.

- Các làng nghề truyền thống đã có ý thức khai thác sự hấp dẫn, độc đáo của sản phẩm làng nghề để thu hút khách du lịch tới làng nghề tham quan, mua sắm.

- Các làng nghề khai thác du lịch cũng bƣớc đầu có ý thức tạo dựng cơ sở hạ tầng ban đầu tối thiểu cần thiết cho hoạt động du lịch nhƣ hệ thống cửa hàng mua sắm.

- Một số làng nghề cũng đã bắt đầu quan tâm tới việc xúc tiến, quảng bá cho làng nghề nhằm chào bán các sản phẩm, thu hút khách du lịch.

2.3.1.2 Những vấn đề bất cập cần giải quyết

Du lịch làng nghề nhƣ ta đã thấy có một tiềm năng phát triển rất lớn, một vai trò phát triển rất quan trọng. Nhƣng trên thực thế trong thời gian qua có thể nói hiệu quả hoạt động của các tuyến du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Tây đạt đƣợc chƣa cao.

- Du lịch làng nghề hiện nay đƣợc xây dựng dựa trên nguyên tắc tự phát, tức là do một địa phƣơng hoặc một tổ chức đứng ra xây dựng điểm du lịch nên thiếu quy hoạch đồng bộ và chuyên nghiệp. Hà Tây là một tỉnh có nhiều làng nghề nhất trong cả nƣớc nhƣng hoạt động du lịch cũng chỉ diễn ra ở một số ít làng hội tụ đƣợc những yếu tố nhƣ có truyền thống công nghệ đặc sắc, đậm nét

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình liên kết giữa công ty lữ hành với điểm du lịch làng nghề truyền thống Hà Tây (Trang 50)