Diện mạo dòng tạp chí giải trí –chỉ dẫn

Một phần của tài liệu Sự ảnh hưởng của dòng tạp chí giải trí - chỉ dẫn nước ngoài đối với tạp chí cùng loại ở Việt Nam (Trang 31)

8. Cấu trúc luận văn

1.4 Diện mạo dòng tạp chí giải trí –chỉ dẫn

1.4.1 Diện mạo dòng tạp chí giải trí – chỉ dẫn thế giới

Trên thế giới, chưa có một nguồn tài liệu cụ thể nào khẳng định sự ra đời của dòng tạp chí giải trí – chỉ dẫn. Và ở mỗi một quốc gia khác nhau, sự phát triển của dòng tạp chí này cũng mang những nét đặc thù riêng.

Ở Mỹ, kể từ khi tờ tạp chí đầu tiên American Magazine xuất hiện năm 1741 do Andrew Braford sáng lập (cùng thời điểm ra đời tờ General Magazine của Benjamin Franklin), sự phát triển của tạp chí Mỹ có nhiều bước thăng trầm, và dòng tạp chí giải trí cũng không thoát khỏi hoàn cảnh đó. Những tạp chí giải trí – chỉ dẫn mang tính chuyên biệt manh nha được hình thành vào thập niên cuối cùng của thế kỷ 19, những tạp chí du lịch và khám phá như National Geographic; những tạp chí về thời trang và nhà cửa như Glass of Fashion, Home Arts, Ladies World; thậm chí còn có cả tạp chí dành cho bà mẹ trẻ em: Babyhood, chưa kể đến một loạt các tạp chí về văn học, nghệ thuật, thể thao…

Các tạp chí giải trí – chỉ dẫn dành cho phụ nữ ở Mỹ luôn đóng một vai trò quan trọng trong dòng tạp chí giải trí – chỉ dẫn. Năm 1821, Sara Joshep Hale đảm nhận vai trò tổng biên tập cho tờ Lady’s Magazine – tờ tạp chí đầu tiên dành riêng cho phụ nữ. Sự kiện nay mở đầu cho những năm tháng hoàng kim của các tạp chí dành cho nữ giới, khi họ được công nhận như đối tượng công chúng đáng quan tâm hàng đầu của tạp chí. Năm 1883, tờ Ladies’ Home Journal xuất hiện lần đầu tiên, và là một trong những tờ tạp chí đầu tiên ở Mỹ chạm ngưỡng 1 triệu bản (năm 1900). Chuyên mục “Side Talks with Girls” của tạp chí thu hút hơn 158.000 nghìn thư phản hồi từ bạn đọc. Chuyên mục đưa ra những lời khuyên cho phụ nữ về việc kết bạn, chơi nhạc, chăm sóc trẻ em, thời trang… Chính tờ tạp chí này đã làm sụp đổ những giá trị cổ hủ, lạc hậu của các tạp chí dành cho phụ nữ thời trước, biến các tạp chí nữ giới thành một dịch vụ cho độc giả, mà ở đó họ được thỏa mãn mọi nhu cầu. Các tạp chí giải trí – chỉ dẫn dành cho phụ nữ ở Mỹ đa phần xuất hiện từ khá sớm và nhiều trong số đó còn tồn tại đến tận ngày nay. Năm 1886, tờ Cosmospolitant

xuất bản ở New York, và trở thành một tạp chí hàng đầu dành cho phụ nữ suốt hơn 2 thế kỷ qua với số in gần 3 triệu bản. Tờ tạp chí giải trí hàng tháng dành cho phụ nữ Mc Call’s Magazine ra đời năm 1870 ở New York có số in 6,3 triệu bản. Không thể không kể đến tờ Vouge với một số phận rất đặc biệt. Năm 1892, tạp chí này ra đời ở Mỹ bởi Arthur Baldwin Turnure. Đến năm 1909, khi Arthur qua đời, Condé Nast phát triển Vouge ra khắp thế giới, từ Anh, Tây Ban Nha cho đến Pháp và đưa

Vouge trở thành tạp chí thời trang hàng đầu thế giới.

Hiện nay, tạp chí giải trí – chỉ dẫn rất phát triển, Mỹ có tới 6.800 tạp chí giải trí được xuất bản năm 2008. Các nhà nghiên cứu phân chia tạp chí giải trí – chỉ dẫn thành hai loại: tạp chí giải trí phổ thông (General Interest Magazines) và tạp chí chuyên biệt (Specialized Magazines). Các tạp chí phổ thông hướng đến lớp công chúng rộng hơn, trong khi các tạp chí chuyên biệt chỉ phục vụ lớp công chúng nhỏ, đặc thù. Các tạp chí chuyên biệt chiếm hơn 90% tạp chí giải trí – chỉ dẫn toàn cầu. Các tạp chí giải trí – chỉ dẫn hiện nay ở Mỹ chủ yếu thuộc quyền kiểm soát của những tập đoàn lớn, như ABC (Audit Bureau of Circulation) làm chủ hơn 700 tờ tạp chí, thu về hơn 16 tỷ USD quảng cáo năm 2002. Tập đoàn Newhouse Newspaper

xuất bản 27 tờ báo với nhiều tờ nổi tiếng như Vouge, Galamour, Mc Call’s Magazine … [28, tr.78]

Ở Pháp, tạp chí có một cuộc sống riêng và rất được quan tâm. Năm 1996, Pháp có 2.762 tạp chí, đến năm 2004, con số này tăng thêm 63% (4.498 tạp chí). Tạp chí ở Pháp thường được chia thành tạp chí giải trí – chỉ dẫn (Consumer Magazines), tạp chí chuyên về kinh doanh (Bussines to bussines Magazines) và chuyên san hàn lâm (Academic Journals). Tuy nhiên, cách phân loại này chỉ mang tính tương đối, vì trên thực tế có nhiều tạp chí giải trí nhưng lại có nội dung về máy tính, tài chính, kỹ thuật… Tạp chí giải trí – chỉ dẫn chiếm một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển tạp chí của Pháp. Tới 90% tạp chí Pháp là các tạp chí giải trí – chỉ dẫn. Hơn 60% tạp chí giải trí – chỉ dẫn của Pháp được phân phối thông qua kênh bán lẻ. Giữa năm 1996 và 2000, số lượng tạp chí giải trí – chỉ dẫn ở nước này tăng gấp đôi, trong khi số lượng các tạp chí chuyên về kinh doanh lại giảm 7,6%. (Biểu đồ 1.10 và 1.11, Phụ lục tr.11).

Ở một quốc gia châu Âu khác là Anh, tạp chí cũng rất phát triển. Nhiều tạp chí Anh chủ yếu có trụ sở chính ở Luân Đôn, ngoại trừ một vài tập đoàn truyền thông như Future in BathDC Thomson ở Dundee. Hiệp hội xuất bản tạp chí (Periodical Publishers Association) đại diện cho 400 công ty báo chí, với khoảng 2.300 tạp chí giải trí, tạp chí kinh doanh và tạp chí chuyên sâu, chiếm khoảng 80% doanh số tạp chí ở thị trường Anh. Hơn 8.000 đầu tạp chí ở vương quốc này được phân loại theo bảy dòng tạp chí:

- Tạp chí giải trí – chỉ dẫn (consumer magazines)(bao gồm dạng phổ thông “general” và chuyên biệt “specialist”): được bán ở các sạp báo, tạp chí.

- Tạp chí kinh doanh/thương mại/chuyên sâu

(business/trade/professional/business – to business): đối tượng chủ yếu là những người trí thức với 5.100 đầu tạp chí.

- Các ấn phẩm dành cho khách hàng (consumer publishing/contract publishing/custom): được sản xuất bởi các công ty in ấn cho các tổ chức, nhằm mục đích quảng bá sản phẩm. Tạp chí khách hàng được phổ biến từ giữa những năm 80 thế kỷ trước. Tờ Sky the Magazine là tạp chí khách hàng lớn nhất nước Anh với 7 triệu bản mỗi tháng.

- Tạp chí dành cho nhân viên (Staff magazines): là ấn phẩm của các bộ phận truyền thông của mỗi công ty, hay của các nhà in ấn nhằm giới thiệu về công ty của mình cho nhân viên.

- Báo phụ trương (newspaper supplements): miễn phí kèm theo báo hàng ngày hoặc báo chủ nhật

- Một dạng các bài viết được xây dựng theo hình thức “bách khoa toàn thư” về cùng một chủ đề đặc biệt (partworks).

- Chuyên san hàn lâm (Academic Journals): thảo luận các vấn đề mang tính hàn lâm, khoa học. Nature là tờ tạp chí lớn nhất trong dòng này.

Tạp chí giải trí – chỉ dẫn ở Anh xuất hiện từ khá sớm. Chẳng hạn năm 1828, tờ The Spectator xuất bản số đầu tiên và vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Trước đó, một tạp chí cùng tên do Steele và Addison xuất bản cũng đã ra đời. Tờ Tatler – một tạp chí giải trí dành cho phụ nữ lần đầu ra mắt công cách đây hơn 300 năm.

Tạp chí giải trí –chỉ dẫn ở Anh lại được chia thành hai dạng chính: dạng tạp chí giải trí phổ thông nhằm mục đích giải trí là chủ yếu như tờ Loaded, Elle, Radio Times… và dạng tạp chí giải trí chuyên sâu vào một sở thích hay mối quan tâm đặc biệt như tờ Car, Total Film, Gardeners’sWorld. Năm 2008, có khoảng 2.800 tạp chí giải trí – chỉ dẫn ở Anh. Kênh phân phối chủ yếu của các tạp chí này (90%) là thông qua hệ thống siêu thị và sạp báo chí. Doanh số của các tạp chí giải trí – chỉ dẫn ở Anh giảm đáng kể sau khi đạt đỉnh vào những năm 1950. Nguyên nhân chính là do sự bành trướng của truyền hình. Đến năm 1970, Anh chỉ bán được 2.100 triệu bản tạp chí giải trí – chỉ dẫn. Con số này còn sụt giảm xuống 1.200 triệu bản năm 1992. Tuy nhiên những năm gần đây, doanh số các tạp chí giải trí – chỉ dẫn Anh đã được cải thiện đáng kể với 1.339 triệu bản năm 2004.

Đa số các tạp chí giải trí – chỉ dẫn ở Anh thuộc quyền sở hữu của các tập đoàn nước ngoài. Nhà sản xuất lớn nhất nước Anh được hình thành sau vụ tập đoàn

Bauer (Đức) mua lại Emap năm 2008. IPC Media thuộc sở hữu tập đoàn Time Warn là nhà sản xuất lớn thứ hai. Tập đoàn Anh lớn nhất là BBC Magazines

của Anh đều đến từ nước ngoài. Trong danh sách các tạp chí giải trí – chỉ dẫn bán chạy nhất nước Anh, có rất nhiều tờ tạp chí là phiên bản tiếng Anh của các tạp chí nước ngoài. Chẳng hạn như trong nhóm các tạp chí dành cho phụ nữ, Glamour, Vogue, Cosmopolitan, In Touch, Vanity Fair Good Housekeeping là chi nhánh của Mỹ. Elle đến từ Pháp. Tờ tạp chí tuần dành cho phụ nữ lớn nhất là Take a break

cũng của Đức. Hai tạp chí Mỹ khác cũng rất được ưa chuộng ở Anh là Men’s HealthReader’s Digest bán được một triệu bản mỗi tháng. (Bảng 1.12, Phụ lục tr.12 )

Theo bảng số liệu trên ta thấy hầu hết các tạp chí bán chạy nhất nước Anh đều là các tạp chí giải trí –chỉ dẫn (gần 7 triệu bản mỗi tháng). Trong đó, các tạp chí về truyền hình như What’s on TVRadio Times chiếm một lượng lớn doanh số bán ra trong mỗi tháng với khoảng từ 1 triệu đến 1 triệu rưỡi bản. Năm 1995, tờ

Radio Times từng giữ kỷ lục doanh số bán trong tuần cao nhất thế giới với 8.832.579 bản. Các tuần tạp chí dành cho nữ giới nằm trong nhóm thứ hai, đứng đầu là Take a Break, nối dài với Chat, NowHeat.

Canada là một trong những quốc gia có sự phát triển của tạp chí giải trí – chỉ dẫn nhanh nhất thế giới. Năm 2000, Canada chỉ có 941 tạp chí giải trí – chỉ dẫn, nhưng đến năm 2009, con số này đã tăng thêm 30% (gồm 1.276 tạp chí tiếng Anh và tiếng Pháp). Trong đó, các tạp chí giải trí – chỉ dẫn bằng tiếng Anh chiếm 76% và 24% còn lại là các tạp chí giải trí – chỉ dẫn tiếng Pháp (Biểu đồ 1.13, Phụ lục tr.12). Năm 2009,Canada còn là quốc gia có số lượng các tạp chí giải trí – chỉ dẫn trên đầu người cao nhất trong những quốc gia phát triển. (Biểu đồ 1.14, Phụ lục tr.13)

Tạp chí giải trí – chỉ dẫn điện tử đang là hướng đi rất được quan tâm hiện

nay trên thế giới. Đa phần các tạp chí giải trí – chỉ dẫn bên cạnh tờ tạp chí giấy đều phát triển song song một tạp chí điện tử. Mặt khác, trên Internet cũng tồn tại khá nhiều các tạp chí giải trí – chỉ dẫn độc lập, không liên quan đến các tạp chí giấy. Điều này giúp cho các tạp chí “chống trả” được sức tấn công mạnh mẽ từ Internet, và tiếp theo sẽ là các ebook (sách điện tử) hay tablet (sản phẩm máy tính bảng cầm tay) – đang rất được ưa chuộng hiện nay. Theo một thống kê mới nhất, trong số công chúng đặt tạp chí dài hạn, 53% chọn lựa một sản phẩm tạp chí điện tử và tạp

chí giấy. Trong khi đó, đối với công chúng không đặt tạp chí dài hạn, 61% chỉ chọn tạp chí điện tử và 39% chọn lựa cả hai hình thức tạp chí. (Biểu đồ 1.15, Phụ lục tr.13) Từ năm 2006, số lượng các tạp chí giải trí – chỉ dẫn điện tử tăng lên gần 50% (Biểu đồ 1.16, Phụ lục tr.14). Các tạp chí vừa mở rộng được thị trường ảnh hưởng, tăng thêm lượng công chúng, vừa có thể tăng thêm lợi nhuận từ quảng cáo. Như vậy có thể thấy đây đang là một xu hướng phát triển mạnh mẽ của tạp chí giải trí – chỉ dẫn trên thế giới. Do đó, cần thiết phải có một cách nhìn nhận mới về tạp chí và tạp chí điện tử trong tương lai.

1.4.2 Diện mạo dòng tạp chí giải trí – chỉ dẫn ở Việt Nam

Ở Việt Nam, khái niệm về dòng tạp chí giải trí – chỉ dẫn còn khá mới mẻ và rất khó để có được một cách nhìn toàn diện. Điểm qua lịch sử báo chí Việt Nam thì có thể thấy các tờ báo giải trí đơn thuần xuất hiện từ khá sớm. Thời kỳ báo chí Pháp thuộc, các tờ báo chuyên biệt về văn hóa (Thông Loại Khóa Trình), về phụ nữ (Phụ Nữ Tân Văn, Nữ giới chung), về châm biếm (Con Ong) xuất hiện trong giai đoạn 1865 – 1918, Loa (1935), Vịt Đực (1938), Cười (1936) giai đoạn 1930 – 1938, với ngôn ngữ, nội dung, hình thức ổn định, hợp thời. Đây được xem như những tờ báo chuyên về văn hóa – xã hội đầu tiên ở Việt Nam. Báo và tạp chí dành cho phụ nữ thời kỳ này cũng được quan tâm. Kể từ khi ấn phẩm đầu tiên dành cho nữ giới xuất hiện năm 1918 (Nữ giới chung), giai đoạn năm 1929 – 1941, cả nước có tới 10 tờ báo, tạp chí phục vụ công chúng nữ, như tờ Phụ nữ thời đàm (1933) do bà Nguyễn Văn Đa chủ nhiệm, Phụ nữ tân tiến (1933) do Hồ Phú Viên sáng lập cùng con gái Hồ Thị Thục.

Trong giai đoạn hiện nay, với sự bùng nổ của khoa học, công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa trên toàn thế giới, ở Việt Nam, báo chí thực hiện chức năng thông tin của mình có nhiều nét khác biệt so với truyền thống. Sự khác biệt này là theo đúng xu thế phát triển của thời đại thông tin. Một trong những sự thay đổi đó chính là sự chuyên biệt hóa trong quá trình chuyển tải thông tin, đây chính là nguyên nhân của sự xuất hiện ồ ạt của nhiều tạp chí giải trí – chỉ dẫn. Ngoài ra, sự thay đổi trong nhu cầu tiếp cận thông tin của công chúng, đặc biệt là công chúng trẻ ở thành thị và nhu cầu quảng cáo ngày càng cao của doanh nghiệp cũng góp phần vào “cuộc đột phá” của các tạp chí giải trí – chỉ dẫn.

Bên cạnh đó, sự cạnh tranh mạnh mẽ, gay gắt của các tạp chí trong dòng giải trí – chỉ dẫn cũng chính là một trong những lý do khiến dòng tạp chí này phát triển “bùng nổ” như vậy. Điều này là dễ hiểu bởi cùng một đối tượng công chúng hướng đến, cùng một nội dung thông tin chuyển tải, các tạp chí phải nổ lực để có được nội dung và hình thức thực sự hấp dẫn thu hút sự chú ý của công chúng, đồng thời phải nắm bắt được nhu cầu thị hiếu của công chúng để thường xuyên có sự đổi mới phù hợp. Và người hưởng lợi nhất trong sự cạnh tranh này chính là công chúng – đối tượng hưởng thụ thông tin. Dòng tạp chí “sinh sau đẻ muộn” này thực sự phát triển mạnh mẽ trong khoảng chục năm trở lại đây bắt đầu từ khi tạp chí Thời trang trẻ

chính thức ra đời năm 1993, tiếp theo là các tờ khác như Hoa cảnh (1994). Mốt

(1995), Tiếp thị và quảng cáo (1998)… Với mục đích phục vụ cho nhóm công chúng chuyên biệt, như về thời trang, sức khỏe, phương tiện, thể thao, khoa học công nghệ…, các tạp chí giải trí đã tăng lên rõ rệt về số lượng, bên cạnh đó, nội dung và hình thức cũng có nhiều đổi mới hiện đại, đáp ứng sự thay đổi không ngừng của công chúng tiếp nhận.

Kể từ đó đến nay, dòng tạp chí này đang chiếm thị phần lớn trên thị trường báo và tạp chí, với số phát hành xấp xỉ hàng vạn bản mỗi tuần. Đây chính là một trong những động lực thúc đẩy cạnh tranh kinh tế, tạo đà phát triển cho báo chí trong nước. Một số tờ tạp chí đã tạo được thương hiệu riêng và tạo được lớp công chúng riêng. Trong bối cảnh đó, tình trạng nhiều tờ báo gặp khó khăn cũng xin ra số phụ cuối tháng ở dạng tạp chí – như một giải pháp: như Sành điệu của báo Du lịch Việt Nam, Thị trường Tiêu dùng của báo Quốc tế, Người Đẹp của Tiền Phong, Đẹp

của Thông tấn xã, tạp chí truyền hình của các Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình Hà Nội, Đài Truyền hình TP.Hồ Chí Minh…, cũng thu hút sự quan tâm mạnh từ công chúng.

Dòng tạp chí giải trí – chỉ dẫn hiện nay ở Việt Nam thường được tổ chức dưới hình thức các doanh nghiệp kinh doanh báo chí tự hoạch toán kinh doanh, độc lập tự chủ về tài chính. Trên thực tế, hầu hết các tờ tạp chí giải trí – chỉ dẫn ở nước

Một phần của tài liệu Sự ảnh hưởng của dòng tạp chí giải trí - chỉ dẫn nước ngoài đối với tạp chí cùng loại ở Việt Nam (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)