Ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Sự ảnh hưởng của dòng tạp chí giải trí - chỉ dẫn nước ngoài đối với tạp chí cùng loại ở Việt Nam (Trang 78)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.3 Ngôn ngữ

a. Là một trong những thành phần quan trọng cấu thành nên hình thức của tạp chí, ngôn ngữ chính là phương tiện truyền đạt những thông điệp mà những người làm báo gửi gắm đến với công chúng. Đối với một tạp chí giải trí – chỉ dẫn chuyên

về phương tiện, ngôn ngữ được sử dụng phải đảm bảo được các nguyên tắc chung của ngôn ngữ báo chí tính cụ thể, tính đại chúng, ngắn gọn, tính định lượng, tính bình giá, tính khuôn mẫu và tính biểu cảm cao. Bên cạnh đó, ngôn ngữ của các tạp chí giải trí – chỉ dẫn chuyên biệt về phương tiện cũng mang những đặc điểm riêng mang tính chất đặc thù. Các tạp chí giải trí – chỉ dẫn nước ngoài đã đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao tính chuyên sâu của ngôn ngữ trên AutonetÔ tô – xe máy Việt Nam, đồng thời góp phần hình thành nên những nét đặc trưng riêng về ngôn ngữ của một tạp chí giải trí – chỉ dẫn chuyên về phương tiện.

b. Với đối tượng phản ánh là những nội dung thông tin liên quan đến phương tiện đi lại như ô tô, xe máy, ngôn ngữ được sử dụng trong tạp chí Autonet và Ô tô – xe máy Việt Nam đều mang tính chính xác và khách quan, đặc biệt là những bài viết đề cập đến các vấn đề kỹ thuật, công nghệ, đánh giá phương tiện…

c. Hai tạp chí AutonetÔ tô – xe máy Việt Nam đều sử dụng nhiều thuật ngữ mang tính khoa học – kỹ thuật trong các bài viết của mình. Các thuật ngữ này đều thuộc về lĩnh vực liên quan đến phương tiện, như về ô tô, xe máy… (Sơ đồ 2.34 và sơ đồ 2.35, Phụ lục tr.43)

d. Để góp phần làm “mềm hóa” ngôn ngữ chứa nhiều thuật ngữ khoa học – kỹ thuật, các tạp chí giải trí – chỉ dẫn Việt Nam sử dụng nhiều yếu tố thành ngữ, tục ngữ trong các bài viết của mình, đặc biệt là ở các tít chính và tít phụ:

- Nissan Grand Livina – Đường dài mới biết ngựa hay (Autonet, số 29, tháng 7/2010)

- Kia Sportage 2011 – Thay da đổi thịt (Autonet, số 29, tháng 7/2010) - Daewoo Lacetti 2009 – Ve sầu lột xác (Autonet, số 17, tháng 7/2009) - BMW R12000 65 – Ngựa hoang cuồng vó (Ô tô – xe máy Việt Nam, số

97, tháng 9/2010)

- Ford và General Motors – Cờ đến tay ai? (Autonet, số 26, tháng 4/2010) - “Người ta thường nói có được danh tiếng đã khó, nhưng giữ được danh

tiếng đó còn khó hơn vạn lần….”, “Đối thủ của Toyota có “đục nước béo ”…, “sau cơn mưa trời có sáng?”… (Toyota và cơn ác mộng thu hồi, Autonet, số 25, tháng 3/2010)

e. Các tạp chí giải trí – chỉ dẫn chuyên về phương tiện cũng sử dụng giọng văn hài hước, pha chút châm biếm như tạo thêm bản sắc mới lạ cho các bài viết bình luận, phê phán, lên án những hiện tượng tiêu cực hay nêu rõ nhiều hạn chế nhược điểm của thị trường xe hơi trong nước cũng như trên thế giới.

Phiên họp thường kỳ vào tháng 5 của Quốc hội đã khởi đầu trong sự phấn khích cao của các ông bà nghị sỹ khi liếc nhìn danh sách các đại dự án: từ quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội đến xây dựng đường sắt cao tốc Bắc Nam… Theo dự án được trình thì đường Hồ Chí Minh là con đường to nhất, đẹp nhất Việt Nam, đi trăm cây số mới phải tránh một con bò, thêm trăm cây nữa mới suýt đè phải con cẩu. Chẳng biết hiệu quả thế nào nhưng phóng xe vừa thấy sướng vừa thấy sợ…” (Chiến lược phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam giữa các đại dự án: Vẫn còn may chán, Ô tô – xe máy Việt Nam, số 94, tháng 6/2010). “Cách đây ngót nghét độ hai chục năm, ở ta, cái xe đạp phượng hoàng của Trung Quốc cũng được xem là quý lắm. Xe khỏe, đi chắc hơn xe anh Thống Nhất, Viha. Sau này dân có đi xe máy, ô tô lại chả được thế nữa. Nhiều người còn “dị ứng” với mấy chiếc xe “made in China””. (Chuyện cái xe China, Autonet, số 32, tháng 10/2010).

f. Ngôn ngữ được sử dụng trong các bài viết trên tạp chí AutonetÔ tô – xe máy Việt Nam mang tính hình tượng cao, tạo ấn tượng mạnh cho người đọc ngay từ những tít của bài viết.

- Món lạ miệng của người Mỹ - Motus MSI 01 (Ô tô – xe máy Việt

Nam, số 92, tháng 4/2010)

- Lên non xuống biển cùng Triton (Ô tô – xe máy Việt Nam, số 97,

tháng 9/2010)

- “Gã trai ngổ ngáo” Harley Davidson Fat Bob 2009 (Ô tô – xe máy

Việt Nam, số 94, tháng 6/2010)

g. Về ngôn ngữ tít

Đối với các tạp chí giải trí – chỉ dẫn chuyên biệt về phương tiện, cùng với hình ảnh, tít đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ấn tượng, gây sự chú ý của công chúng. Bên cạnh đó, tít cũng là phương tiện giúp người viết truyền tải nhanh chóng đến độc giả thông điệp xuyên suốt, nổi bật của mình. Cách đặt tít trên hai tạp chí

ngoài. Trước hết, tít luôn đảm bảo sự chính xác, ngắn gọn, đơn giản, đủ ý, không dài dòng hay quá nhiều ý. Bên cạnh đó, một vài cấu trúc tít cũng được học hỏi từ

TopGear, Evo hay Car and Driver, như:

- Piaggio Beverly 2010 (Autonet, số 29, tháng 7/2010)

- Nissan Juke 2011, Koenigsegg Agera 2011, Cadillac KTS Platinum Concept, Acura ZDX 2010 (Ô tô – xe máy Việt Nam, số 91, 3/2010) - Lamborghini Gallardo LP570-4 Superleggera, Peugot SR1 concept 2010

(Ô tô – xe máy Việt Nam, số 92, tháng 4/2010)

- Yamaha Nouvo LX 135 – Sang trọng & mạnh mẽ (Autonet, số 4, tháng 6/2008)

- Honda CR-V 2010 – Sành điệu (Ô tô – xe máy Việt Nam, số 94, tháng 6/2010)

- Ford Explore 2011 – Hoàn toàn mới (Ô tô – xe máy Việt Nam, số 97, tháng 9/2010)

- 12 lý do khiến Lamborghini đặc biệt (Autonet, số 16, tháng 6/2009) - Top 10 quyền lực của công nghiệp ô tô thế giới (Ô tô – xe máy Việt

Nam, số 90, tháng 2/2010)

- 9 mẫu xe mới 2010 của Harley Davidson (Autonet, số 19, 9/2010) Ngoài ra, các tạp chí giải trí – chỉ dẫn chuyên về phương tiện Việt Nam còn có những cách đặt tít thông dụng khác như:

- Daewoo Matiz VS Kia Morning: Ai hơn ai? (Autonet, số 24, 2/2010)

Theo dạng liệt kê

Đặt ra những câu hỏi

Tên phƣơng tiện + tính từ miêu tả đặc điểm nổi bật Tên phƣơng tiện

- Ai bù niềm tiến (Ô tô – xe máy Việt Nam, số 92, tháng 4/2010) - Euro ncap test xe như thế nào? (Autonet, số 17, tháng 7/2009)

- Kia Sportage 2011 – Thay da đổi thịt (Autonet, số 29, tháng 7/2010) - Daewoo Lacetti 2009 – Ve sầu lột xác (Autonet, số 17, tháng 7/2009) - Off-road Việt Nam – đem chuông đi đánh xứ người (Ô tô – xe máy

Việt Nam, số 100, tháng 12/2010)

- Đường lên Tây Bắc xa xa… (Autonet, số 11, tháng 1/2009)

- “Bữa tiệc cuối cùng” (Autonet, số 7, tháng 9/2008) (tranh của danh họa người Ý thời Phục hưng Leonardo de Vinci)

- Mọi ngả đường đều dẫn tới… Melbourne (Ô tô – xe máy Việt Nam, số 67, tháng 3/2008) (Mọi nẻo đường đều dẫn đến thành Rome)

- Thị trường xe máy cuối năm: xe “xếp hàng” chờ người mua (Autonet, số 11, tháng 1/2009)

- Người xây mộng đế vương (Ô tô – xe máy Việt Nam, số 82, 6/2009) - Mazda 2010 trong “dòng chảy” mới (Autonet, số 22, tháng 12/2009) Tuy nhiên, bên cạnh đó, tít trên Autonet và Ô tô – xe máy Việt Nam vẫn thường mắc phải những lỗi sau:

- Tít theo mẫu có sẵn như mẫu “du xuân/ngoạn + địa điểm”: “Du xuân vùng cao xứ Lạng” (Autonet, số 12, tháng 2/2009), “Du xuân trên miền sơn cước” (Autonet, số 24, tháng 2/2010), “Du ngoạn cuối tuần nơi hoang vắng” (Autonet, số 25, 3/2010), “Du ngoạn hồ Ba Bể cùng Ford Everest” (Autonet, số 30, 8/2010);

Mẫu “đến + địa điểm + động từ” như “Đến Detroit khám phá”, “Đến Dearbon xem Lincoln MKX 2011” (Ô tô – xe máy Việt Nam, số 90, tháng 2/2010);

Dựa theo tên các tác phẩm văn học, điện ảnh, tên ca khúc nổi tiếng… hay nƣơng theo ý thơ, danh ngôn

Dùng các đơn vị của ngôn ngữ dân gian

Mẫu “chuyện +…” như “Chuyện của một tay phượt” (Autonet, số 17, tháng 7/2009), “Chuyện cái xe China” (Autonet, số 32, tháng 10/2010), “Chuyện ông Tám, tháng ngâu” (Autonet, số 31, tháng 9/2010), “Chuyện kể về một chuyến đi off- road” (Autonet, số 12, tháng 2/2009).

- Tít mơ hồ như: “Giải mã “ô tô tặc” (Autonet, số 2, tháng 4/2008), “Bằng ơi, về đâu !!!” (Autonet, số 10, tháng 12/2008), “Rộn ràng phố buôn xe” (Autonet, số 19, tháng 9/2009), “Cánh gió trước và những cải tiến mùa giải 2009” (Autonet, số 14, tháng 4/2009), “BMW – từ lính dù tới bộ binh” (Ô tô – xe máy Việt Nam, số 78, tháng 2/2009), “Tịt hết!” (Ô tô – xe máy Việt Nam, số 82, tháng 9/2009), “Ô tô vina…xin” (Ô tô – xe máy Việt Nam, số 96, tháng 8/2010).

- Tít lặp: “Mui trần gọi nắng” (Autonet, số 3, tháng 5/2008 và Autonet, số 29, tháng 7/2010); “Ford Mondeo 2011: Tự làm mới mình” và “Ngành ô tô với

công cuộc tự làm mới mình (Autonet, số 30, tháng 8/2010).

2.2.4 Tên riêng và các thuật ngữ nước ngoài trên các tạp chí giải trí phương tiện Việt Nam

Tên riêng và các thuật ngữ nước ngoài trên hai tạp chí AutonetÔ tô – xe máy Việt Nam có những đặc điểm chính sau:

a. Các tạp chí giải trí – chỉ dẫn chuyên về phương tiện Việt Nam sử dụng dày đặc nhiều tên riêng và thuật ngữ nước ngoài trong các bài viết của mình. Có những bài báo, tên riêng và thuật ngữ nước ngoài xuất hiện với tần số lớn, như bài F800 trình diễn công nghệ tương lại của Mercedes-Benz (Ô tô – xe máy Việt Nam, số 92, tháng 4/2010), tên riêng và thuật ngữ nước ngoài xuất hiện 125 lần trên tổng số 2200 tiếng/âm tiết của toàn bài. Điều này được lý giải bởi hai lý do chính, trước hết AutonetÔ tô – xe máy Việt Nam đều sử dụng một số lượng lớn các bài viết biên dịch từ nguồn nước ngoài. Thêm vào đó, nhiều thuật ngữ khoa học – kỹ thuật chuyên ngành không dễ dàng chuyển nghĩa sang tiếng Việt, do đó, đa phần các thuật ngữ được giữ nguyên góc và được chú thích. Mặt khác, là những tạp chí giải trí – chỉ dẫn chuyên về phương tiện, AutonetÔ tô – xe máy đều đề cập nhiều tên riêng nước ngoài về xe, về nhân vật nổi bật… trong các bài viết của mình.

b. Những tên riêng tiếng nước ngoài được viết theo âm Hán_Việt, đã không còn xuất hiện trên mặt báo. Chẳng hạn như các tên riêng: Mạc Tư Khoa

(Matxcova); Hoa Thịnh Đốn (Washington); Nã Phá Luân (Napoleon); Mễ Tây Cơ (Mehico); Nam Dương (Indonexia); Hán Thành (Xeun); Miến Điện (Myanma); Anh Cát Lợi (Anh); Phi Luật Tân (Philipin)… Trong khi những tên riêng khác được viết theo âm Hán _Việt vẫn được dùng phổ biến, chính thức, như:

- Audi, BMW, Mercedes thắng to tại Trung Quốc (Ô tô – xe máy

Việt Nam, số 97, tháng 9/2010)

- “Bước chân ra khỏi sân bay Malaga, một thành phố yên bình của

Tây Ban Nha, cơn mưa nhẹ và tiết trời se lạnh khiến tôi tỉnh táo

hẳn…. (Cảm nhận Audi A8 tại xứ sở bò tót, Autonet, số 25, 3/2010) - “Mazda 5 hay Mazda Premacy được hãng xe Nhật Bản giới thiệu

lần đầu tiên vào năm 1999.” (Mazda 5 nhập khẩu giá cả chưa hợp , Ô tô – xe máy Việt Nam, số 93, tháng 5/2010)

c. Đối với các tên riêng không phiên âm Hán Việt, tạp chí AutonetÔ tô – xe máy Việt Nam sử dụng cách viết nguyên dạng:

- Tên hãng xe: Honda, Toyota, Volkswagen, General Motors…

- Tên xe: Beetle, Phantom, Sonata, Civic, Sprinter, Camry, Innova, … - Tên dòng xe, phân khúc xe, loại xe: sedan, hatchback, limousine, … - Tên riêng người: Andrew Basham, Alexander Thompson, …

- Tên các thiết bị kỹ thuật, công nghệ xe: Platform, hybrid, … - Tên triển lãm, sự kiện: Paris Motor Show, Tokyo Motor Show, …

d. Tuy nhiên, phiên âm tên riêng và thuật ngữ nước ngoài trên hai tạp chí

AutonetÔ tô – xe máy VN vẫn còn thiếu nhất quán, lộn xộn và thiếu chính xác. Trước hết là thiếu sự thống nhất trong cách phiên âm. Cùng một tác phẩm nhưng lại có hai cách phiên âm khác nhau:

- “Hệ thống động lực fuel cell gồm một mô-tơ điện công suất vào khoảng 136 mã lực và mô-men xoắn đạt xấp xỉ tối đa 290Nm. Hệ thống fuel cell, sản sinh ra điện nhờ phản ứng hóa học giữa hydro và ôxy được đặt ở đầu xe, trong khi chiếc mô-tơ điện nhỏ được bố trí gần trục bánh sau. Cụm ắc-quy lithium-ion được đặt phía dưới ghế sau.” (F800 trình diễn công nghệ tương lại của Mercedes-Benz (Ô tô – xe máy Việt Nam, số 92, tháng 4/2010)

- “Mặc dù không công bố hình ảnh về nội thất, nhưng chắc chắn ngôn ngữ “Kinetic Design” cũng được thể hiện ở từng đường nét thiết kế. Ngoài ra,

Mondeo đời 2011 sẽ có thiết kế táp-lô điều khiển trung tâm mới, cửa

được nâng cấp với các chất liệu mới và một số thiết bị hiện đại như hệ thống định vị vệ tinh, đèn trang trí LED, dàn âm thanh cao cấp Premium

Sound System tùy chọn với amly 265W, 8 kênh” (Ford Mondeo 2011 – tự làm mới mình, Autonet, số 30, tháng 8/2010)

- “Nút khởi động Start/Stop Engine cũng là trang bị tiêu chuẩn cho Nissan

Teana. Hàng ghế sau được nhiều người đánh giá khá cao, cảm giác giống

như ngồi sô-pha, rất thoải mái, dễ chịu (Bộ ba sedan tầm trung: Huyndai Sonata vs Nissan Teana vs Toyota Camry, Autonet, số 30, tháng 8/2010) Sự thiếu nhất quán còn diễn ra khi sử dụng hai cách phiên âm khác nhau đối với tiếng Hán:

- “Tham dự buổi lễ khai trương mở rộng showroom còn có sự hiện diện của tiến sĩ Udo Loersch, Tổng giám đốc Mercedes-Benz Việt Nam (MBV), ông Andrew Basham, Giám đốc phụ trách hệ thống các đại lý phân phối Mercedes-Benz của tập đoàn Lei Shing Hong – Hồng Kông,

ông Marcus Klein – Tổng giám đốc Vietnam Star, ông Alex Thomson – Giám đốc Vietnam Star Hà Nội” (Mercedes-Benz VN Star mở rộng City Showroom, Autonet, số 30, tháng 8/2010).

- “Năm 1947, Hoàng Kế Tuấn sáng lập cửa hàng “Chinfon” Đài Bắc, Đài Loan, thời kỳ đầu chỉ nhập khẩu một số mặt hàng tạp hóa” (VAMA kết nạp thêm thành viên mới, Autonet, số 30, tháng 8/2010).

Trong nhiều trường hợp, các tạp chí giải trí – chỉ dẫn chuyên về phương tiện Việt Nam không thống nhất cách gọi tên riêng và thuật ngữ nước ngoài như:

- “Sự kiện khai trương city showroom Mercedes-Benz An Du mới đánh

dấu thêm một bước phát triển trong dự án mở rộng hệ thống đại lý Mercedes-Benz Việt Nam” (Khai trương phòng trưng bày Meredes An Du, Autonet, số 32, tháng 10/2010)

- “Thế mới có chuyện dân nhà ta, chỗ này, chỗ nọ, khi cũ, lúc mới nhiều phen khốn đốn với hàng Trung Hoa. Khi thì nghe nói kem đánh răng

gây chết người, khi thì đọc thấy trẻ em nhập viện vì đồ chơi Trung Quốc…(Chuyện cái xe China, Autonet, số 32, tháng 10/2010).

- “Volvo vừa công bố sẽ phát triển mẫu C30 5 cửa và dự kiến trình làng

vào cuối năm 2011 hoặc đầu 2012 để cạnh tranh với VW Golf đang thống lĩnh thị trường” (Volvo sẽ có model C30 5 cửa, Ô tô – xe máy Việt Nam, số 99, tháng 11/2010)

2.2.5 Cách thức sử dụng ngôn ngữ thông tin phi văn tự

Khác với trước đây, hiện nay, ngôn ngữ thông tin phi văn tự trên báo in được sử dụng khá nhiều với nhiều hình thức đa dạng như ảnh, biểu đồ, bảng biểu, sơ đồ, hình họa… Đối với các tạp chí giải trí – chỉ dẫn chuyên về phương tiện, ngôn ngữ thông tin phi văn tự không chỉ là một kênh thông tin phụ, mà còn là cách thức nhanh chóng và hiệu quả nhất đưa thông tin đến với công chúng, tạo sự hấp dẫn, ấn tượng. Trên thực tế, cả AutonetÔ tô – xe máy Việt Nam đều sử dụng một số lượng lớn nguồn thông tin này. Theo thống kê, chưa tính đến hình ảnh, mỗi số tạp chí Autonet trong năm 2010 sử dụng trung bình 30 bảng biểu, 4 biểu đồ, 4 hình họa, 2 sơ đồ, 3 mô hình. Với tạp chí Ô tô – xe máy Việt Nam, con số có giảm hơn với 28 bảng biểu, 3 biểu đồ, 1 hình họa, 2 sơ đồ và 3 mô hình. Cách thức sử dụng ngôn ngữ thông tin phi văn tự trên AutonetÔ tô – xe máy Việt Nam chịu sự ảnh hưởng lớn từ các tạp chí giải trí – chỉ dẫn nước ngoài.

2.2.5.1 Cách thức sử dụng hình ảnh

Đối với các tạp chí giải trí – chỉ dẫn, vai trò quan trọng của hình ảnh là không thể phủ nhận. Đây chính là một trong những con đường nhanh nhất đưa

Một phần của tài liệu Sự ảnh hưởng của dòng tạp chí giải trí - chỉ dẫn nước ngoài đối với tạp chí cùng loại ở Việt Nam (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)