Hình thức hợp đồng và thâm niên làm việc của nhân viên thực hiện

Một phần của tài liệu Đặc điểm nguồn nhân lực thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp (Trang 57)

8. Phương pháp nghiên cứu

2.7. Hình thức hợp đồng và thâm niên làm việc của nhân viên thực hiện

chính sách bảo hiểm thất nghiệp

Hiện nay, đối với nhân viên phòng bảo hiểm thất nghiệp trên cả nước có 3 hình thức hợp đồng là: hợp đồng không xác định thời hạn, hợp đồng có thời hạn và thử việc. Tính chung trên cả nước thì tỷ lệ nhân viên bảo hiểm thất nghiệp có hợp đồng không xác định thời hạn là cao nhất (54,2%), tiếp

theo là hợp đồng có thời hạn (39,7%) và chỉ có 6,1% nhân viên bảo hiểm thất nghiệp đang trong tình trạng thử việc.

Bảng 2.9: Hình thức hợp đồng của nhân viên bảo hiểm thất nghiệp phân theo khu vực (%) Địa phương Hợp đồng không xác định thời hạn Hợp đồng có thời hạn Thử việc Chung 54,2 39,7 6,1

Trung du và miền núi phía bắc 88,2 10,2 1,6

Đồng bằng sông Hồng 68,8 27,5 3,7

Bắc trung bộ và duyên hải miền trung

58,7 34,0 7,3

Tây nguyên 40,7 48,1 11,1

Đông Nam bộ 29,7 62,2 8,0

Đồng bằng sông Cửu Long 41 51,8 7,2

Về hình thức hợp đồng thì đa số nhân viên bảo hiểm thất nghiệp tại các khu vực đều có hợp đồng không xác định thời hạn hoặc hợp đồng có xác định thời hạn, số nhân viên bảo hiểm thất nghiệp có tình trạng việc làm là thử việc chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Trung du và miền núi phía bắc là khu vực có tỷ lệ nhân viên bảo hiểm thất nghiệp có hình thức hợp đồng không xác định thời hạn cao nhất (88,2%). Trong khi đó, Tây nguyên là khu vực có tỷ lệ nhân viên bảo hiểm thất nghiệp đang trong tình trạng thử việc cao nhất (11,1%).

Nhìn chung, có khá nhiều tỉnh/thành trên cả nước có 100% nhân viên bảo hiểm thất nghiệp có hình thức hợp đồng không xác định thời hạn như: Sơn La, Nghệ An, Thái Nguyên. Bên cạnh đó, cũng có một số tỉnh/thành phố có tỷ lệ nhân viên bảo hiểm thất nghiệp có hợp đồng không xác định thời hạn thấp như: Bình Thuận (6,7%), Tiền Giang và Hà Nam cùng có tỷ lệ (8,3%).

Bình Thuận cũng là tỉnh có tỷ lệ nhân viên bảo hiểm thất nghiệp có hợp đồng thử việc cao nhất cả nước (40%). Tuy nhiên, cũng có rất nhiều tỉnh/thành phố không có nhân viên bảo hiểm thất nghiệp có hình thức hợp đồng là thử việc mà chủ yếu là hợp đồng không xác định thời hạn hoặc hợp đồng có xác định thời hạn như: Hải Phòng, Hà Nam, Nghệ An, Thái Nguyên. Có thể thấy rằng đối với những tỉnh/thành phố lớn thì tỷ lệ nhân viên bảo hiểm thất nghiệp có hợp đồng không xác định thời hạn lại thấp hơn so với những tỉnh thành khác. Sở dĩ có điều này là do ở những tỉnh/thành phố lớn thì khả năng tìm kiếm và thay đổi công việc lớn hơn so với những tỉnh/thành phố khác. vì vậy nhân viên bảo hiểm thất nghiệp ở những tỉnh/thành phố lớn cũng ít gắn bó với công việc này hơn so với nhân viên bảo hiểm thất nghiệp ở những tỉnh thành phố nhỏ hơn. Hơn nữa, với mức thu nhập không thật sự hấp dẫn của nhân viên bảo hiểm thất nghiệp cũng là một trong những lý do khiến cho nhân viên bảo hiểm thất nghiệp ở đây có tỷ lệ hợp đồng không xác định thời hạn thấp hơn các tỉnh/thành phố nhỏ. Tại Hải Dương có tới 92% nhân viên bảo hiểm thất nghiệp có hợp đồng không xác định thời hạn, ở Hà Nội là 51,2%, trong khi tại Bình Dương là 23,7% còn ở thành phố Hồ Chí Minh chỉ là 20,0%. Số tỉnh, thành phố có 100% nhân viên bảo hiểm thất nghiệp làm việc theo hình thức hợp đồng không xác định thời hạn là 14 tỉnh: Sơn La, Hà Giang, Cao Bằng, Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hưng Yên, Thái Bình, Ninh Bình, Nghệ An và Tây Ninh. Những nhân viên có hợp đồng không xác định thời hạn cũng là những người dự định sẽ gắn bó lâu dài với bảo hiểm thất nghiệp hơn so với nhóm hợp đồng có thời hạn (83,6% so với 68,2%). Trong khi đó, thời hạn 12 tháng là thời gian phổ biến trong các hợp đồng làm việc có thời hạn giữa trung tâm Giới thiệu việc làm và nhân viên bảo hiểm thất nghiệp (chiếm tới 75,6%).

Chính sách bảo hiểm thất nghiệp bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2009 do đó nhân viên bảo hiểm thất nghiệp có thâm niên cao nhất tính đến thời điểm khảo sát là gần 36 tháng. Như vậy, có thể khẳng định rằng hầu hết nhân viên bảo hiểm thất nghiệp là những người mới. Đối với những người có thâm niên làm việc lâu thì sẽ có lợi thế là nhiều kinh nghiệm trong giải quyết công việc, còn đối với những người mới, chưa có nhiều kinh nghiệm thì khi gặp những tình huống phức tạp họ sẽ gặp những khó khăn nhất định, đòi hỏi sự cố gắng, nỗ lực rất lớn của mỗi nhân viên bảo hiểm thất nghiệp.

Chương 3: Hoạt động nghề nghiệp của nhân viên thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp

Một phần của tài liệu Đặc điểm nguồn nhân lực thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)