Trình độ ngoại ngữ của nhân viên thực hiện chính sách bảo hiểm thất

Một phần của tài liệu Đặc điểm nguồn nhân lực thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp (Trang 51)

8. Phương pháp nghiên cứu

2.5. Trình độ ngoại ngữ của nhân viên thực hiện chính sách bảo hiểm thất

nếu mà có chuyên môn sẵn thì nó nhìn phân biệt được ngay. Chỉ cần những người trung cấp lao động tiền lương thôi cũng làm tốt nhưng nghịch lý là bên mình không cho tuyển trung cấp, không có bằng đại học không tuyển. Nhiều khi trung cấp còn làm giỏi hơn những người học đại học, người ta hiểu về chuyên môn, phân biệt được về chuyên môn nghiệp vụ, đơn từ, khiếu nại,…” (Đại diện trung tâm giới thiệu việc làm Thành phố Hồ Chí Minh)

Qua ý kiến phỏng vấn sâu nêu trên có thể thấy rằng về cơ bản thì công việc của nhân viên bảo hiểm khá phức tạo và để có thể làm quen với công việc này cần có sự hướng dẫn và cần được đào tạo, tập huấn. Và trình độ chuyên môn không ảnh hưởng nhiều đến khả năng hoàn thành công việc. Đôi khi chỉ cần những người có trình độ trung cấp của một chuyên ngành liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp cũng có khả năng hoàn thành công việc đạt hiệu quả cao hơn một người có trình độ đại học tốt nghiệp chuyên ngành không liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp.

2.5. Trình độ ngoại ngữ của nhân viên thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp nghiệp

Phòng bảo hiểm thất nghiệp của mỗi tỉnh có chức năng thực hiện chính sách về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Nhà nước trên địa bản tỉnh. Phòng có nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp, xem xét và thực hiện các thủ tục giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệm theo quy định. Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền chính sách, pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp. Tư vấn, giới thiệu việc làm cho người đang hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Dạy nghề phù hợp cho người đang hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Thực hiện các biện pháp để hỗ trợ việc làm, học nghề đối với người lao động

bị thất nghiệp trên địa bàn tỉnh. Những công việc này do các nhân viên phòng bảo hiểm thất nghiệp trực tiếp thực hiện [7, Tr.9].

Và do đặc thù công việc như vậy cho nên về cơ bản không có yêu cầu cao về trình độ ngoại ngữ của nhân viên bảo hiểm thất nghiệp.

Bảng 2.7: Trình độ ngoại ngữ của nhân viên bảo hiểm thất nghiệp phân theo khu vực (%) Trình độ ngoại ngữ Không có trình độ Trình độ A Trình độ B Trình độ C Chuyên ngành ngoại ngữ Chung 11,4 26,7 53,1 4,3 4,2

Trung du và miền núi phía bắc

17,2 24,6 49,2 5,7 3,3

Đồng bằng sông Hồng 5,1 31,0 54,6 5,6 3,2

Bắc trung bộ và duyên hải miền trung

11,2 30,7 45,4 7,3 4,9

Tây nguyên 7,4 29,6 57,4 0 5,6

Đông Nam bộ 11,4 29,8 51,0 1,9 2,4

Đồng bằng sông Cửu Long 12,6 14,7 63,2 2,6 6,8 Như vậy, gần 100% nhân viên bảo hiểm thất nghiệp có trình độ tiếng Anh trong đó có 53,1% có trình độ B, 26,7% có trình độ A. Tỷ lệ nhân viên có trình độ C hay tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ lần lượt là 4,3% và 4,3%. Trung du miền núi phía bắc là khu vực có tỷ lệ nhân viên không có trình độ ngoại ngữ chiếm tỷ lệ cao nhất (17,2%), Đồng bằng sông Hồng là khu vực có tỷ lệ nhân viên không coa trình độ ngoại ngữ thấp nhất (5,1%). Tỷ lệ nhân viên có trình độ B ngoại ngữ chiếm tỷ lệ cao nhất. Tuy nhiên, chỉ có 6% nhân viên bảo hiểm thất nghiệp tự đánh giá là họ thành thạo về ngoại ngữ, phần lớn chỉ nhận ở mức bình thường (74,3%). Một thực tế đang diễn ra hiện nay là khi đi xin việc thì bất cứ đâu cũng yêu cầu trong hồ sơ có chứng chỉ

tiếng anh trình độ A, trình độ B hoặc trình độ C. Mặc dù không phải công việc nào cũng cần ngoại ngữ, tuy nhiên đó đường như đã trở thành thông lệ, thành yêu cầu bắt buộc khi đi xin việc. Do vậy, theo ý kiến của nhân viên bảo hiểm thất nghiệp thì chỉ có 5,9% cho rằng tiếng anh của họ thành thạo và có đến 74,1% cho rằng họ thành thạo tiếng anh ở mức bình thường. Hơn nữa, đối với những người có trình độ và sử dụng thành thạo tiếng anh thì họ dễ dàng tìm được cho mình một công việc tốt thu nhập hấp dẫn hơn nhiều so với việc trở thành nhân viên bảo hiểm thất nghiệp. Mặc dù hầu như không phải sử dụng tiếng anh trong quá trình làm việc tuy nhiên không phải là tuyệt đối mà trong một vài trường hợp thì nhân viên bảo hiểm thất nghiệp vẫn cần dến tiếng anh để giải quyết công việc của mình. Liên quan đến vấn đề này, một người được phỏng vấn cho biết:

“Trong phòng bảo hiểm thất nghiệp nếu có đồng loạt cán bộ biết về tiếng Anh thì không có nhưng ví dụ có một hoặc hai trường hợp vì có những cái thư người ta gửi theo đường email hoặc là có những trường hợp lao động chất lượng cao mà họ trích ngang sơ yếu lý lịch của họ bằng tiếng Anh thì mình có người để làm việc”(Đại diện Trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội).

Như vậy, có thể khẳng định rằng đối với nhân viên bảo hiểm thất nghiệp thì hầu như rất ít sử dụng ngoại ngữ, do vậy yêu cầu về trình độ ngoại ngữ đối với nhân viên bảo hiểm thất nghiệp là không cần thiết.

Biểu đồ 2.3: Đánh giá mức độ thành thạo của nhân viên bảo hiểm thất nghiệp về ngoại ngữ (%)

5.9

74.1 20

Thành thạo Bình thường Không thành thạo

Đánh giá về mức độ thành thạo ngoại ngữ của nhân viên bảo hiểm thất nghiệp có 5,9% đánh giá họ thành thạo về ngoại ngữ, 74,1% đánh giá là bình thường và chỉ có 20% đánh giá là không thành thạo. Và thực sự thì mức độ thành thạo về ngoại ngữ của nhân viên bảo hiểm thất nghiệp cũng không ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành công việc của họ. Một người trả lời phỏng vấn sâu cho biết:

“Khi nộp hồ sơ thì yêu cầu phải có chứng chỉ tiếng anh, nhưng em thấy khi thực tế đi làm chẳng bao giờ dung đến tiếng anh cả. Em nghĩ có tiếng anh hay không thì cũng không ảnh hưởng gì đến công việc của bọn em cả” (Đại diện phòng bảo hiểm thất nghiệp Bình Dương)

Như vây, có thể thấy yêu cầu về trình độ ngoại ngữ đối với nhân viên bảo hiểm thất nghiệp chỉ mang tính hình thức và không thật sự cần thiết vì trong quá trình làm việc hầu như không bao giờ họ cần dung đến ngoại ngữ.

Một phần của tài liệu Đặc điểm nguồn nhân lực thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)