Thời gian làm quen với công việc của nhân viên bảo hiểm thất nghiệp

Một phần của tài liệu Đặc điểm nguồn nhân lực thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp (Trang 46)

8. Phương pháp nghiên cứu

3.3. Thời gian làm quen với công việc của nhân viên bảo hiểm thất nghiệp

46.2 20.1

Không phù hợp Phù hợp một phần Phần nhiều phù hợp Hoàn toàn phù hợp

Đa số nhân viên bảo hiểm thất nghiệp đều cho rằng chuyên ngành đào tạo của họ phù hợp với công việc hiện tại. Có 20,1% đánh giá chuyên ngành dào tạo hoàn toàn phù hợp với công việc hiện tại, 46,2% cho rằng chuyên ngành đào tạo của họ phần nhiều phù hợp với công việc. Ngược lại chỉ có 10,4% cho rằng chuyên ngành đào tạo không phù hợp với công việc hiện tại. Qua khảo sát thực tế tại 63 tỉnh thành trên cả nước thì đa số nhân viên bảo hiểm thất nghiệp đều làm việc trái ngành. Tuy nhiên đa số họ vẫn rất lạc quan về sự phù hợp giữa trình độ chuyên môn và chuyên ngành đào tạo. Điều này có thể được giải thích như sau, theo quan niệm của rất nhiều nhân viên thì sự phù hợp giữa chuyên ngành đào tạo với công việc hiện tại được thể hiện qua khả năng làm quen với công việc và khả năng đáp ứng yêu cầu công việc. Điều này được phần nào được chứng minh qua một ý kiến phỏng vấn sâu:

“Nhân viên ở đây thì hầu hết là làm trái ngành, hầu như không mấy ai tốt nghiệp mấy ngành liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp này cả,

nhưng mà nói chung thì các ngành họ học cũng tương đối phù hợp với công việc hiện tại, cái này thể hiện ở chỗ là họ làm quen với công việc rất nhanh và đa số nhân viên đều đáp ứng được yêu cầu của công việc”

(Đại diện phòng bảo hiểm thất nghiệp Nghệ An)

Hiện nay, ở Việt Nam có rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực tuyển dụng nhân viên thông qua nhiều cách khác nhau mà không phải dựa vào năng lực thực sự của họ. Một trong những cách đó chính là tuyển dụng thông qua quen biết. Trong một số trường hợp thì tuyển dụng thông qua quen biết, giới thiệu cũng đem lại những mặt tốt ví dụ như khi thấy một người có năng lực tốt thì sẽ được giới thiệu vào những vị trí phù hợp với năng lực và xứng đáng với vị trí đó. Tuy nhiên, thực tế rất nhiều trường hợp việc thông qua giới thiệu, quen biết cũng tồn tại rất nhiều bất cập. Đôi khi vì quen biết, vì được giới thiệu mà các phòng bảo hiểm thất nghiệp vẫn buộc phải nhận những nhân viên có năng lực kém hoặc một số nhân viên chỉ xem phòng bảo hiểm thất nghiệp là nơi làm việc tạm thời trong khi họ chờ đợi những công việc tốt hơn. Về vấn đề này, một người được phỏng vấn sâu cho ý kiến:

“Ở Đồng Nai khi mà vào trung tâm đa số các em cũng đã chạy hết các chỗ khác, khi vào trung tâm chắc chắn các em cũng không giỏi, giỏi thì người ta về hải quan, thuế, ngân hàng người ta chạy công thương. Mình đã xác định tư tưởng ngay từ đầu khi các em chấp nhận vào đây do không chạy được chỗ nào, không quen biết, thứ hai các em đó về năng lực đi các nơi khác người ta chê thứ ba là do quen biết giới thiệu

(Đại diện Trung tâm Giới thiệu việc làm Đồng Nai).

Qua ý kiến phỏng vấn sâu nêu trên, có thể thấy làm việc tại phòng bảo hiểm thất nghiệp không phải là ưu tiên lựa chọn của nhiều người mà đa số những người có năng lực hoặc có khả năng xin vào những nơi khác thì không

bao giờ chọn phòng bảo hiểm thất nghiệp. Hầu hết nhân viên bảo hiểm thất nghiệp đều có trình độ đại học hoặc cao đẳng.

Bảng 2.6: Trình độ của nhân viên bảo hiểm thất nghiệp phân theo khu vực (%)

Trình độ Sau đại học Đại học Cao đẳng Trung cấp

Chung 0,7 66 21 12,2

Trung du và miền núi phía bắc

0,8 61,7 27,3 10,2

Đồng bằng sông Hồng 0,9 66,8 23,6 8,6

Bắc trung bộ và duyên hải miền trung 0,5 77,2 12,1 10,2 Tây nguyên 0 60,0 23,6 14,6 Đông Nam bộ 1,4 53,7 22,9 22,0 Đồng bằng sông Cửu Long 0 71,6 20,5 7,9

Bảng số liệu cho thấy phần lớn nhân viên bảo hiểm thất nghiệp đều tốt nghiệp đại học (66%). Tỷ lệ nhân viên bảo hiểm thất nghiệp có trình độ cao đẳng là 21% và có 12,2% nhân viên bảo hiểm thất nghiệp có bằng trung cấp. Tỷ lệ nhân viên bảo hiểm có trình độ sau đại học là 0,7%. Đông nam bộ là khu vực có nhân viên bảo hiểm thất nghiệp có trình độ sau đại học chiếm tỷ lệ cao nhất (1,4%) và đây cũng là khu vực có tỷ lệ nhân viên bảo hiểm thất nghiệp có trình độ trung cấp chiếm tỷ lệ cao nhất (22%). Đa số nhân viên bảo hiểm thất nghiệp tại các khu vực đều có trình độ đại học. Qua kết quả khảo sát có thể thấy Vĩnh phúc là địa phương có tỷ lệ nhân viên bảo hiểm thất nghiệp có trình độ sau đại học cao nhất (7,7%), tiếp theo là Quảng Ngãi (5%), Bình Dương (3,4%). Tuy nhiên hầu hết các địa phương khác không có nhân viên

bảo hiểm thất nghiệp có trình độ trên đại học. Đa số nhân viên bảo hiểm thất nghiệp của các tỉnh thành trong cả nước có trình độ đại học hoặc cao đẳng. Địa phương có tỷ lệ nhân viên bảo hiểm thất nghiệp có trình độ trung cấp cao nhất là Hà Nam (36,4), tiếp theo là Thành phố Hồ Chí Minh 30%, Đồng Nai 28,6%, Sơn La 20%, Vĩnh Phúc 15,4%. Bên cạnh đó cũng có những địa phương không có nhân viên bảo hiểm thất nghiệp có trình độ trung cấp như Hải Dương. Trình độ chuyên môn kỹ thuật cũng có tác động đến vị trí công việc của nhân viên bảo hiểm thất nghiệp. Đối với những người có trình độ đại học/sau đại học nắm giữ các vị trí quản lý, lãnh đạo nhiều hơn so với nhóm những người có trình độ cao đẳng, trung cấp.

Kết quả khảo sát tại đa số các địa phương đều không cho thấy mối liên hệ rõ ràng nào giữa đầu vào của nhân viên bảo hiểm thất nghiệp với khả năng đáp ứng các yêu cầu của công việc. Do đặc thù riêng và hiện nay chưa có ngành học đào tạo về bảo hiểm thất nghiệp cho nên hiện nay nhân viên bảo hiểm thất nghiệp được tuyển dụng từ rất nhiều ngành học khác nhau. Và năng lực của nhân viên bảo hiểm thất nghiệp khi mới tuyển vào cũng rất khác nhau nhưng sau một thời gian làm quen với công việc thì hầu hết nhân viên bảo hiểm thất nghiệp cũng đã đáp ứng được yêu cầu của công việc. Một người được phỏng vấn sâu nhận xét vấn đề này như sau:

Do đây là chính sách mới mà trên thực tế cũng chưa có trường đại học nào đào tạo về chuyên ngành bảo hiểm thất nghiệp, do vậy đa số nhân viên ở đây đều làm trái ngành. Chủ yếu là tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp các chuyên ngành như: kế toán, quản trị kinh doanh, luật…. Mới đầu vào do chưa có kinh nghiệm thực tế cũng như kiến thức chuyên môn nên ban đầu các em còn bỗ ngỡ, nhưng sau một thời gian được làm quen với công việc và có sự hướng dẫn của những người có

kinh nghiệm thì hầu hết các em đều hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình”. (Đại diện trung tâm giới thiệu việc làm Đồng Nai)

Trong số các tỉnh, thành phố có nhiều nhân viên bảo hiểm thất nghiệp, Hà Nội có 88,4% và Thanh Hóa có tới 87,9% nhân viên có trình độ đại học. Trong khi đó, tỷ lệ này ở Hà Nam là 36,4%, Sơn La là 40%, Hải Phòng là 56,6% và ở thành phố Hồ Chí Minh chỉ là 42,9%. Theo quy định thì đối với nhân viên bảo hiểm thất nghiệp không tuyển trình độ trung cấp, nhưng do nhiều lý do khách quan cho nên họ vẫn tuyển những người có trình độ trung cấp và để hợp thức hóa thì những người có trình độ trung cấp học liên thông lên cao đẳng và đại học. Một người được phỏng vấn sâu nhận xét về vấn đề này như sau:

“Đại học khoảng 40%, còn lại là cao đẳng, trung cấp. Trung cấp khoảng mười mấy phần trăm. Quy định là không có trung cấp nhưng thời gian đầu mới thành lập nên chưa có người cao đẳng liền, hiện tại thì cũng đào tạo lên để đáp ứng là chỉ cao đẳng trở lên”(Đại diện Trung tâm Giới thiệu việc làm thành phố Hồ Chí Minh).

Mặc dù vậy khi xét ở hình thức đào tạo trong khi Hà Nội có 83,7% nhân viên tốt nghiệp chính quy thì Thanh Hóa chỉ có 42,4%, tại thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ này là 73,1%. Mặc dù công việc tại phòng bảo hiểm thất nghiệp khá phức tạp nhưng trên thực tế thì không nhất thiết có trình độ đại học mới có thể đảm nhiệm tốt công việc tại phòng bảo hiểm thất nghiệp. Liên quan đến điều này, một người được phỏng vấn sâu nhận xét:

“Tương đối phức tạp, có được đào tạo, tập huấn nhiều mới làm được. Ngay cả như cán bộ trung tâm đã được tập huấn rồi nhưng mà ngồi coi họ làm mình vẫn phải góp ý, hướng dẫn. Đúng ra những anh đó phải rất rành về chính sách tiền lương để nhìn cái biết ngay, chốt sổ có đúng không, phân biệt được hồ sơ giả, nhưng cán bộ ở đấy người ta được

tập huấn về nghiệp vụ bảo hiểm, cho nên vẫn mất thời gian, rất lâu, nếu mà có chuyên môn sẵn thì nó nhìn phân biệt được ngay. Chỉ cần những người trung cấp lao động tiền lương thôi cũng làm tốt nhưng nghịch lý là bên mình không cho tuyển trung cấp, không có bằng đại học không tuyển. Nhiều khi trung cấp còn làm giỏi hơn những người học đại học, người ta hiểu về chuyên môn, phân biệt được về chuyên môn nghiệp vụ, đơn từ, khiếu nại,…” (Đại diện trung tâm giới thiệu việc làm Thành phố Hồ Chí Minh)

Qua ý kiến phỏng vấn sâu nêu trên có thể thấy rằng về cơ bản thì công việc của nhân viên bảo hiểm khá phức tạo và để có thể làm quen với công việc này cần có sự hướng dẫn và cần được đào tạo, tập huấn. Và trình độ chuyên môn không ảnh hưởng nhiều đến khả năng hoàn thành công việc. Đôi khi chỉ cần những người có trình độ trung cấp của một chuyên ngành liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp cũng có khả năng hoàn thành công việc đạt hiệu quả cao hơn một người có trình độ đại học tốt nghiệp chuyên ngành không liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp.

2.5. Trình độ ngoại ngữ của nhân viên thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp nghiệp

Phòng bảo hiểm thất nghiệp của mỗi tỉnh có chức năng thực hiện chính sách về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Nhà nước trên địa bản tỉnh. Phòng có nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp, xem xét và thực hiện các thủ tục giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệm theo quy định. Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền chính sách, pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp. Tư vấn, giới thiệu việc làm cho người đang hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Dạy nghề phù hợp cho người đang hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Thực hiện các biện pháp để hỗ trợ việc làm, học nghề đối với người lao động

bị thất nghiệp trên địa bàn tỉnh. Những công việc này do các nhân viên phòng bảo hiểm thất nghiệp trực tiếp thực hiện [7, Tr.9].

Và do đặc thù công việc như vậy cho nên về cơ bản không có yêu cầu cao về trình độ ngoại ngữ của nhân viên bảo hiểm thất nghiệp.

Bảng 2.7: Trình độ ngoại ngữ của nhân viên bảo hiểm thất nghiệp phân theo khu vực (%) Trình độ ngoại ngữ Không có trình độ Trình độ A Trình độ B Trình độ C Chuyên ngành ngoại ngữ Chung 11,4 26,7 53,1 4,3 4,2

Trung du và miền núi phía bắc

17,2 24,6 49,2 5,7 3,3

Đồng bằng sông Hồng 5,1 31,0 54,6 5,6 3,2

Bắc trung bộ và duyên hải miền trung

11,2 30,7 45,4 7,3 4,9

Tây nguyên 7,4 29,6 57,4 0 5,6

Đông Nam bộ 11,4 29,8 51,0 1,9 2,4

Đồng bằng sông Cửu Long 12,6 14,7 63,2 2,6 6,8 Như vậy, gần 100% nhân viên bảo hiểm thất nghiệp có trình độ tiếng Anh trong đó có 53,1% có trình độ B, 26,7% có trình độ A. Tỷ lệ nhân viên có trình độ C hay tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ lần lượt là 4,3% và 4,3%. Trung du miền núi phía bắc là khu vực có tỷ lệ nhân viên không có trình độ ngoại ngữ chiếm tỷ lệ cao nhất (17,2%), Đồng bằng sông Hồng là khu vực có tỷ lệ nhân viên không coa trình độ ngoại ngữ thấp nhất (5,1%). Tỷ lệ nhân viên có trình độ B ngoại ngữ chiếm tỷ lệ cao nhất. Tuy nhiên, chỉ có 6% nhân viên bảo hiểm thất nghiệp tự đánh giá là họ thành thạo về ngoại ngữ, phần lớn chỉ nhận ở mức bình thường (74,3%). Một thực tế đang diễn ra hiện nay là khi đi xin việc thì bất cứ đâu cũng yêu cầu trong hồ sơ có chứng chỉ

tiếng anh trình độ A, trình độ B hoặc trình độ C. Mặc dù không phải công việc nào cũng cần ngoại ngữ, tuy nhiên đó đường như đã trở thành thông lệ, thành yêu cầu bắt buộc khi đi xin việc. Do vậy, theo ý kiến của nhân viên bảo hiểm thất nghiệp thì chỉ có 5,9% cho rằng tiếng anh của họ thành thạo và có đến 74,1% cho rằng họ thành thạo tiếng anh ở mức bình thường. Hơn nữa, đối với những người có trình độ và sử dụng thành thạo tiếng anh thì họ dễ dàng tìm được cho mình một công việc tốt thu nhập hấp dẫn hơn nhiều so với việc trở thành nhân viên bảo hiểm thất nghiệp. Mặc dù hầu như không phải sử dụng tiếng anh trong quá trình làm việc tuy nhiên không phải là tuyệt đối mà trong một vài trường hợp thì nhân viên bảo hiểm thất nghiệp vẫn cần dến tiếng anh để giải quyết công việc của mình. Liên quan đến vấn đề này, một người được phỏng vấn cho biết:

“Trong phòng bảo hiểm thất nghiệp nếu có đồng loạt cán bộ biết về tiếng Anh thì không có nhưng ví dụ có một hoặc hai trường hợp vì có những cái thư người ta gửi theo đường email hoặc là có những trường hợp lao động chất lượng cao mà họ trích ngang sơ yếu lý lịch của họ bằng tiếng Anh thì mình có người để làm việc”(Đại diện Trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội).

Như vậy, có thể khẳng định rằng đối với nhân viên bảo hiểm thất nghiệp thì hầu như rất ít sử dụng ngoại ngữ, do vậy yêu cầu về trình độ ngoại ngữ đối với nhân viên bảo hiểm thất nghiệp là không cần thiết.

Biểu đồ 2.3: Đánh giá mức độ thành thạo của nhân viên bảo hiểm thất nghiệp về ngoại ngữ (%)

5.9

74.1 20

Thành thạo Bình thường Không thành thạo

Đánh giá về mức độ thành thạo ngoại ngữ của nhân viên bảo hiểm thất nghiệp có 5,9% đánh giá họ thành thạo về ngoại ngữ, 74,1% đánh giá là bình thường và chỉ có 20% đánh giá là không thành thạo. Và thực sự thì mức độ thành thạo về ngoại ngữ của nhân viên bảo hiểm thất nghiệp cũng không ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành công việc của họ. Một người trả lời phỏng vấn sâu cho biết:

“Khi nộp hồ sơ thì yêu cầu phải có chứng chỉ tiếng anh, nhưng em thấy khi thực tế đi làm chẳng bao giờ dung đến tiếng anh cả. Em nghĩ có tiếng anh hay không thì cũng không ảnh hưởng gì đến công việc của bọn em cả” (Đại diện phòng bảo hiểm thất nghiệp Bình Dương)

Như vây, có thể thấy yêu cầu về trình độ ngoại ngữ đối với nhân viên bảo hiểm thất nghiệp chỉ mang tính hình thức và không thật sự cần thiết vì trong quá trình làm việc hầu như không bao giờ họ cần dung đến ngoại ngữ.

2.6. Trình độ tin học của nhân viên thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp nghiệp

Ngày nay, trong bất kỳ ngành nghề và lĩnh vực nào thì trình độ tin học cũng luôn là một tiêu chí quan trong ảnh hưởng nhiều đến chất lượng công việc. Bảo hiểm thất nghiệp cũng không phải là ngoại lệ.

Bảng 2.8: Trình độ tin học của nhân viên bảo hiểm thất nghiệp phân theo khu vực (%)

Địa phương Không

Trình độ A Trình độ B Trình độ C Chuyên ngành tin học/CNTT Chung 3,1 32,5 46,5 4,1 13,2

Trung du và miền núi phía bắc 2,4 11,1 66,7 10,3 9,5

Đồng bằng sông Hồng 2,3 20,3 65,0 5,5 6,9

Một phần của tài liệu Đặc điểm nguồn nhân lực thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)