Giới tính của nhân viên thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp

Một phần của tài liệu Đặc điểm nguồn nhân lực thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp (Trang 35)

8. Phương pháp nghiên cứu

2.2. Giới tính của nhân viên thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp

Một đặc điểm dễ dàng nhận ra khi tôi đến nghiên cứu tại các phòng bảo hiểm thất nghiệp đó là đa số nhân viên là nữ. Có một sự chênh lệch khá lớn giữa nam và nữ trong tổng số nhân viên bảo hiểm thất nghiệp. Tính chung trên cả nước thì tỷ lệ nhân viên nữ của các phòng bảo hiểm thất nghiệp gấp 1,6 lần so với nhân viên nam.

Bảng 2.2: Giới tính của nhân viên bảo hiểm thất nghiệp phân theo khu vực

Địa phương Nam Nữ

Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%)

Chung 390 38,5 622 61,5

Trung du và miền núi phía bắc 48 31,8 78 61,9

Đồng bằng sông Hồng 64 29,5 153 70,5

Bắc trung bộ và duyên hải miền trung

84 40,8 122 59,2

Tây nguyên 22 40,7 32 59,3

Đông Nam bộ 81 37,7 134 62,3

Đồng bằng sông Cửu Long 91 46,9 103 53,1

Dựa vào bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng, ở tất cả các khu vực thì tỷ lệ nhân viên nữ luôn cao hơn tỷ lệ nhân viên nam tại phòng bảo hiểm thất nghiệp. Đồng bằng sông Hồng là khu vực có sự chênh lệch giữa nam và nữ lớn nhất, nữ chiếm tới 70,5% trong khi đó tỷ lệ nam là 29,5%. Trong khi đó, tỷ lệ giữa nhân viên nam và nhân viên nữ tại các phòng bảo hiểm thất nghiệp khu vực đồng bằng Sông Cửu Long lại ít có sự chênh lệch nhất, tỷ lệ nam (46,9%) và tỷ lệ nữ là (53,1%).

Như vậy, có thể thấy rằng, đa số nhân viên bảo hiểm thất nghiệp là nữ giới (61,5%), trong đó có rất nhiều tỉnh, thành phố tỷ lệ nhân viên bảo hiểm thất nghiệp là nữ chiếm tỷ lệ tuyệt đối là 100% như Sơn La. Một số các tỉnh khác cũng có tỷ lệ nhân viên bảo hiểm thất nghiệp là nữ cao hơn hẳn với tỷ lệ nam giới như Hải Dương (87,5%), Hải Phòng (79,3%), Hà Nội (79,1%) Thành phố Hồ Chí Minh (72,9%)…Ngược lại, số lượng tỉnh thành phố có tỷ lệ nam giới cao hơn nữ giới lại ít hơn nhưng sự chênh lệch tỷ lệ nam nhiều hơn nữ ở những tình này cũng không nhiều lớn như sự chênh lệch giữa tỷ lệ nữa so với nam. Không phải 100% các phòng bảo hiểm thất nghiệp đều có tỷ lên nữ nhân viên cao hơn nam. Tại Phòng bảo hiểm thất nghiệp tỉnh Bình Dương thì tỷ lệ nam lại cao hơn nữ. Cụ thể, tỷ lệ nhân viên nam tại phòng bảo hiểm thất nghiệp Bình Dương là 50,8% trong khi tỷ lệ nữ là 49,2%. Tuy nhiên, cũng có thể thấy rằng mặc dù tỷ lệ nhân viên nam ở đây lớn hơn tỷ lệ nhân viên nữ nhưng sự chênh lệc lại không đáng kể. Nói chung, nữ giới vẫn chiếm đa số tại các phòng bảo hiểm thất nghiệp.

Sở dĩ có sự chênh lệch giữa tỷ lệ nam và nữ nhân viên bảo hiểm thất nghiệp có nhiều nguyên nhân. Đầu tiên có thể kể đến là nhiều người quan niệm tính chất của những công việc này là nhàn, có tính ổn định cao, đòi hỏi tính mềm mỏng và chịu khó, do đó tính chất của công việc này thường phù hợp hơn với nữ giới. Mặc dù trên thực tế công việc của nhân viên bảo hiểm không nhà hạ mà còn rất vất vả. Nguyên nhân thứ hai có thể kể đến là vấn đề thu nhập. Thu nhập của nhân viên bảo hiểm thất nghiệp thường không cao, do vậy nghề này không thực sự hấp dẫn với nam giới, những người vốn được coi là trụ cột của gia đình.

Kết quả khảo sát thực tế trên 63 tỉnh, thành phố đã chứng minh đa số nhân viên bảo hiểm thất nghiệp là nữ. Tuy nhiên, để xem xét mối quan hệ

giữa giới tính và vị trí công việc đang đảm nhiệm sẽ đi vào phân tích bảng số liệu sau:

Bảng 2.3: Mối quan hệ giữa giới tính và vị trí công việc (%)

Vị trí công việc Nam Nữ

Trưởng/phó phòng bảo hiểm thất nghiệp

8,5 4,8

Trưởng/phó bộ phận 4,3 3,9

Nhân viên 87,2 91,3

Tổng 100 100

Như vậy, tại các phòng bảo hiểm thất nghiệp cũng có một tỷ lệ nhất định nữ giới nắm giữ các vị trí lãnh đạo, chủ chốt của phòng. Mặc dù tính chung nhân viên của hệ thống bảo hiểm thất nghiệp trên cả nước thì tỷ lệ nữ giới cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ nam giới. Tuy nhiên, vị trí quản lý tại các phòng bảo hiểm thất nghiệp như: trưởng/phó phòng, trưởng/phó bộ phận lại do nam giới nắm giữ nhiều hơn. Trong tổng số nam giới đang làm việc tại phòng bảo hiểm thất nghiệp có 87,2% là nhân viên, 4,3% là trưởng/phó các bộ phận và 8,5% nắm giữ các vị trí trưởng/phó phòng. Trong khi đó tỷ lệ này ở nữ là 91,3% nhân viên, 3,9% là trưởng/phó bộ phận và 4,8% là trưởng/phó phòng. Như vậy có thể thấy rằng, cũng như rất nhiều cơ quan khác tỷ lệ nam giới nắm giữ các vị trí lãnh đạo, quản lý vẫn luôn cao hơn so với tỷ lệ nữ giới.

Một phần của tài liệu Đặc điểm nguồn nhân lực thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)