Nơi làm việc trước khi trở thành nhân viên bảo hiểm thất nghiệp

Một phần của tài liệu Đặc điểm nguồn nhân lực thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp (Trang 37)

8. Phương pháp nghiên cứu

2.3. Nơi làm việc trước khi trở thành nhân viên bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp mới ra đời từ 1/1/2009 và nhân viên bảo hiểm thất nghiệp trước khi làm ở đây thì họ cũng đã từng làm việc ở một số nơi khác. Bên cạnh đó, đối với một số lượng nhân viên nhất định, phòng bảo hiểm thất nghiệp là nơi làm việc đầu tiên của họ sau khi ra trường.

Biểu đồ 2.1: Nơi làm việc trước khi trở thành nhân viên bảo hiểm thất nghiệp (%) 30.2 29.6 26.7 11.5 1.7 0.3 0 5 10 15 20 25 30

35 Cơ quan khác ngoài nhà

nước

Trung tâm giới thiệu việc làm

Sinh viên mới ra trường Cơ quan nhà nước khác Sở lao động thương binh và xã hội Khác

Kết quả khảo sát cho thấy rằng, trước khi trở thành nhân viên bảo hiểm thất nghiệp thì nơi làm việc trước đây của họ cũng khá đa dạng. Trước khi làm việc ở phòng bảo hiểm thất nghiệp, nhiều người đã từng đi làm và nhiều người chưa từng đi làm. Số liệu từ biểu đồ trên cho thấy, khoảng 30,2% nhân viên bảo hiểm thất nghiệp đã từng làm ở các cơ quan ngoài nhà nước, 29,6% nhân viên bảo hiểm thất nghiệp đã từng làm tại các trung tâm giới thiệu việc làm. Bảo hiểm thất nghiệp cũng là công việc đầu tiên sau khi ra trường của 26,7% nhân viên. Trong lực lượng nhân viên bảo hiểm thất nghiệp chỉ có một tỷ lệ nhỏ chuyển từ sở lao động thương binh xã hội (1,7%).

Như vậy, có thể thấy nơi làm việc trước đây của nhân viên bảo hiểm thất nghiệp có thế là những cơ quan ngoài nhà nước khác, trung tâm giới thiệu việc làm, sở lao động thương binh và xã hội… Tuy nhiên để xem xét nơi làm việc trước đây có tác động như thế nào đến vị trí công việc hiện nay chúng ta sẽ đi vào phân tích bảng số liệu sau:

Bảng 2.4: Mối quan hệ giữa nơi làm viêc trước khi trở thành nhân viên bảo hiểm thất nghiệp và vị trí công tác (%)

Nơi làm việc trước khi thành nhân viên bảo hiểm thất nghiệp

Trưởng/phó phòng BHTN

Trưởng/phó bộ phận

Nhân viên

Trung tâm Giới thiệu việc làm 79 28,2 25,3

Sở Lao động thương binh xã hội 3,2 7,7 1,4

Cơ quan Nhà nước khác 8,1 25,6 11,3

Cơ quan khác ngoài Nhà nước 8,1 28,2 31,9

Sinh viên mới ra trường 1,6 10,3 29,5

Khác 0 0 0,5

Tổng 100 100 100

Bảo hiểm thất nghiệp là chính sách tương đối mới và cùng với sự ra đời của chính sách này là sự hình thành của các phòng bảo hiểm tại các trung tâm giới thiệu việc làm trên cả nước. Chính sách bảo hiểm thất nghiệp ra đời đã làm thay đổi đáng kể vai trò của các trung tâm giới thiệu việc làm vì việc chuyển nhân lực từ các trung tâm giới thiệu việc làm sang các phòng bảo hiểm thất nghiệp. Nhiều nhân viên bảo hiểm thất nghiệp, đặc biệt là ở những vị trí quan trọng (trưởng/phó phòng và phụ trách bộ phận) từng là người của các Trung tâm giới thiệu việc làm hoặc sở lao động thương binh và xã hội. Trong tổng số các trưởng/phó phòng bảo hiểm thất nghiệp có tới 79 % là nhân viên cũ của Trung tâm giới thiệu việc làm, tỷ lệ này ở nhóm trưởng/phó bộ phận là 28,2%. Liên quan đến vấn đề này, một ý kiến phỏng vấn sâu cho rằng:

“Trước đó chị làm trưởng phòng Đào tạo nghề sau đó chị chuyển sang Phòng bảo hiểm thất nghiệp ngay từ những ngày đầu thành lập. Bên Đào tạo nghề thì cũng là đào tạo nghề cho người lao động còn về tính

chất công việc thì bên này là giải quyết về chính sách trợ cấp nhưng bên cạnh đó là có cái hỗ trợ cho người lao động về cái công tác giới thiệu việc làm cũng như là đào tạo nghề có liên quan đến công tác tư vấn thế cho nên với chị không có vấn đề gì khó khăn lắm chỉ có cái cập nhật chế độ chính sách mới thôi còn về các kỹ năng, về cái tư vấn rồi mọi cái là ổn”. ”(Đại diện Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội).

Mặc dù chưa có kinh nghiệm đối với bảo hiểm thất nghiệp. Tuy nhiên, đối với những người trước đây từng làm việc tại trung tâm giới thiệu việc làm hoặc sở lao động thương binh xã hội có nhưng hiểu biết nhất định về các chính sách của ngành lao động thì khi tiếp nhận công việc tại phòng bảo hiểm thất nghiệp họ cũng không gặp nhiều khó khăn và có thể nhanh chóng làm quen với công việc mới này. Liên quan đến vấn đề này, một người được phỏng vấn sâu nêu ý kiến:

“Trước thì em công tác ở các đơn vị khác của Sở Lao động thương binh và xã hội rồi em mới chuyển về đây được 1 năm. Trên đó cũng làm công tác lãnh đạo nên về đây quản lý thời gian đầu cũng gặp khó khăn nhưng đến thời điểm này thì cũng ổn định hơn nhưng với số lượng đông nên mình phải nắm bắt được các anh em”(Đại diện Trung tâm giới thiệu việc làm thành phố Hồ Chí Minh)

Như vậy, có thể thấy trong thời gian đầu làm quen với công việc có thể họ sẽ gặp những khó khăn, nhưng sau một thời gian thì họ sẽ nhanh chóng nắm bắt yêu cầu công việc và hoàn thành tốt công việc của mình.

2.4. Trình độ chuyên môn, chuyên ngành đào tạo của nhân viên bảo hiểm thất nghiệp

Hiện nay, ở Việt Nam chưa có ngành đào tạo chính quy về bảo hiểm thất nghiệp do đó nhân viên bảo hiểm thất nghiệp được tuyển từ rất nhiều

chuyên ngành đào tạo khác nhau. Mặc dù để phù hợp với đặc điểm nghề nghiệp các phòng bảo hiểm thất nghiệp cũng đã nêu ra một số ngành để ưu tiên tuyển dụng như: bảo hiểm, luật, văn thư lưu trữ, hành chính…, tuy nhiên để tuyển đủ số lượng nhân viên theo học những ngành này là rất khó. Do đó, qua khảo sát hiện nay nhân viên bảo hiểm thất nghiệp cũng có rất nhiều người tốt nghiệp những chuyên ngành không mấy liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp như: Hải dương học, chế tạo máy, điện lạnh….Và sau khi trở thành nhân viên bảo hiểm thất nghiệp họ thường lựa chọn con đường là học văn bằng hai những chuyên ngành có liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp. Điều này được minh chứng phần nào qua thông tin phỏng vấn sâu dưới đây:

“Lúc đầu năm 2010 mới thực hiện chính sách bảo hiểm cho Đồng Nai 10 suất, lúc đó tuyển đại, vẫn là đại học nhưng có công nghệ thông tin, hóa...nhưng về sau, sau khi Cục việc làm đưa ra quy định một số trường hợp ngược lại, số ban đầu bắt buộc nếu ở đây phải học văn bằng hai chủ yếu là quản trị kinh doanh, luật thì không nổi rồi, bảo hiểm thì không có”(Đại diện Trung tâm giới thiệu việc làm Đồng Nai).

Nền tảng cần thiết cho đội ngũ nhân sự của các đơn vị, tổ chức hiện nay chính là vốn kiến thức được đào tạo tại các trường học. Có thể có sự khác biệt giữa quá trình đào tạo với nhu cầu thực tế. Tuy nhiên, những kiến thức được học tại các bậc học cũng là nền tảng giúp cho người lao động có thể hoàn thành tốt công việc của mình. Do đó, yếu tố về trình độ chuyên môn cũng có vai trò quan trọng không kém các kỹ năng mà người lao động sở hữu. Rõ ràng là khi được làm việc đúng với chuyên ngành đào tạo là một trong những thuận lợi lớn của nhân viên. Họ có cơ hội vận dụng những kiến thức mình đã được học vào thực tiễn công việc cũng như qua công việc để bồi dưỡng thêm vốn tri thức chuyên môn của mình. Khi có được một nền tảng kiến thức nhất định về công việc hiện tại, việc tiếp thu và thực hành công việc của nhân viên cũng

trở nên dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, cũng có một bộ phận nhân viên bảo hiểm thất nghiệp ở đây có chuyên ngành đào tạo chỉ phù hợp ở mức độ ít hoặc là không phù hợp với công việc hiện nay của mình.

Đa số nhân viên bảo hiểm thất nghiệp làm trái ngành đào tạo và cũng có rất nhiều lý do khác nhau để dẫn họ trở thành nhân viên bảo hiểm thất nghiệp. Để minh chứng cho điều này chúng ta sẽ đi vào phân tích trường hợp của anh S, 28 tuổi, nhân viên phòng bảo hiểm thất nghiệp Nghệ An.

Anh S, sinh năm 1983, sinh ra tại thành phố Vinh, Nghệ An. Tốt nghiệp đại học Hàng hải, khoa công nghệ thông tin. Sau khi ra trường anh S đã làm việc cho 1 công ty tư nhân ở Hà Nội với mức lương 4,5 triệu đồng, Năm 2010, anh S đã thôi việc ở Hà Nội và về Vinh và trở thành nhân viên bảo hiểm thất nghiệp với mức lương gần 2 triệu đồng. Cũng như rất nhiều nhân viên bảo hiểm thất nghiệp khác, anh S được vào làm tại phòng bảo hiểm thất nghiệp là do có sự quen biết. Đánh giá về môi trường làm việc ở đấy, anh S cho rằng môi trường làm việc thoải mái tuy nhiên không phù hợp lắm với nam giới. Lý do mà anh S lựa chọn trở thành nhân viên bảo hiểm thất nghiệp không phải là do mong muốn của anh mà do mong muốn của bố mẹ. Anh S là con trưởng trong một gia đình, vì vậy bố mẹ không muốn anh đi làm và và đó chính là lý do lớn nhất để anh trở thành nhân viên bảo hiểm thất nghiệp.

Như vậy, qua trường hợp của anh S có thể phác họa một số đặc điểm nữa của nhân viên bảo hiểm thất nghiệp. Họ là những người trẻ. Chuyên ngành đào tạo hầu như không liên quan đến chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Thu nhập không phải là yếu tố quyết định để họ trở thành nhân viên bảo hiểm thất nghiệp. Mặc dù mức lương không hề hấp dẫn, tuy nhiên để trở thành

nhân viên bảo hiểm thất nghiệp thì không phải bất kỳ ai muốn cũng được mà rất cần có sự quen biết.

Mặc dù ở Việt Nam hiện nay vẫn đang tồn tại một thực tế của nền giáo dục đại học nước nhà là sinh viên sau khi ra trường, đi làm thì nhà tuyển dụng vẫn phải đào tạo lại từ đầu. Với thực tế như vậy thì việc phù hợp giữa chuyên ngành đào tạo với công việc hiện tại không phải là vấn đề mang tính quyết định với khả năng hoàn thành công việc của mỗi nhân viên. Có thể thấy rằng chuyên ngành đào tạo và bằng cấp không phải là vấn đề tiên quyết và quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng công việc mà điều này phụ thuộc vào mỗi con người khác nhau, phụ thuộc vào năng lực và khả năng tiếp thu của từng người. Một người được phỏng vấn sâu nêu ý kiến:

“Nhưng có một thực tế giữa học và thực tế là nó có một khoảng cách vì có những người học Kinh tế Quốc dân nhưng mà khi làm việc còn kém một người ở trường khác hoặc là có những người chính ở Khoa Bảo hiểm của Đại học Lao động Xã hội nhưng mà vào đây với năng lực thực tế thì thông qua năm, bảy tháng làm việc mà không hẳn bằng các anh em khác” (Đại diện Trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội).

Qua ý kiến phỏng vấn sâu của đại diện Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội có thể thấy rằng, bằng cấp và chuyên ngành đào tạo không ảnh hưởng nhiều đến khả năng làm việc và hiệu quả công việc. Trong nhiều trường hợp, mặc dù công việc hiện tại không mấy liên quan đến chuyên ngành được đào tạo nhưng họ vẫn có khả năng làm quen với công việc chỉ trong một thời gian ngắn. Chuyên ngành đạo tạo của nhân viên bảo hiểm có thể kể đến như: Kế toán, quản trị kinh doanh, tin học ngoại ngữ và rất nhiều ngành khác nữa. Để tìm hiểu rõ hơn về những chuyên ngành đào tạo của nhân viên bảo hiểm thất nghiệp chúng ta sẽ đi vào phân tích bảng số liệu sau:

Bảng 2.5: Các chuyên ngành được đào tạo chủ yếu của nhân viên bảo hiểm thất nghiệp

Chuyên ngành Số người Tỷ lệ (%)

Kế toán 373 36,3

Quản trị kinh doanh 197 19,2

Tin học 120 11,7

Ngoại ngữ 30 2,9

Luật 58 5,7

Bảo hiểm, lao động 55 5,4

Chuyên ngành khác 194 18,9

Như vậy, kết quả khảo sát cho thấy rằng chuyên ngành tốt nghiệp nhiều nhất của nhân viên bảo hiểm thất nghiệp là kế toán (36,2%), tiếp theo là quản trị kinh doanh (19,2%), đứng thứ ba là các chuyên ngành khác (18,9%), tiếp theo là tin học (11,7%), luật (5,7%), bảo hiểm, lao động (5,4%), số nhân viên tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ ở mức thấp nhất (2,9%). Chuyên ngành luật và bảo hiểm, lao động là một trong những chuyên ngành được ưu tiên tuyển dụng, nhưng tỷ lệ nhân viên bảo hiểm thất nghiệp tốt nghiệp những ngành này lại khá khiêm tốn.

Như vậy có thể thấy rằng đa số nhân viên bảo hiểm thất nghiệp đang làm “trái ngành” và để tuyển đủ số lượng nhân viên theo định suất của mỗi phòng bảo hiểm thất nghiệp theo những chuyên ngành được ưu tiên như luật, bảo hiểm là điều không thể. Do vậy, chuyên ngành đào tạo của nhân viên bảo hiểm thất nghiệp là rất đa dạng và có cả những chuyên ngành rất ít liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp. Đối với một số nhân viên do làm trái ngành, chưa nắm được những kiến thức nền tảng liên quan đến công việc đang làm cũng

dẫn đến những khó khăn nhất định trong công việc. Liên quan đến điều này, một người được phỏng vấn sâu cho biết:

“Do không được đào tạo chuyên ngành nên khi mới vào làm việc nhân viên cũng thường gặp những khó khăn do không nắm rõ về lĩnh vực này, vì những người làm việc ở trung tâm tốt nghiệp các trường đại học có khi không liên quan đến chuyên ngành, vào đấy được huấn luyện về bảo hiểm nhưng chưa làm bao giờ nên còn bỡ ngỡ chưa biết vận dụng, nhưng họ là những người trẻ nên cũng tiếp thu nhanh và không mất nhiều thời gian để làm quen với công việc”(Đại diện trung tâm giới thiệu việc làm Đồng Nai)

Việc làm trái ngành đôi khi cũng là một trở ngại đối với nhân viên bảo hiểm thất nghiệp, do họ chưa có kiến thức chuyên ngành về lĩnh vực này. Nhưng sau một thời gian làm quen với công việc thì họ cũng đã nắm được những kỹ năng cơ bản và những yêu cầu của công việc. Tuy nhiên, có thể nói nhân viên bảo hiểm thất nghiệp khá lạc quan về sự phù hợp giữa chuyên ngành đào tạo và nghề nghiệp hiện tại. Điều này có thể được chứng minh qua biểu đồ dưới đây.

Biểu đồ 2.2: Đánh giá của nhân viên bảo hiểm thất nghiệp về sự phù hợp giữa chuyên ngành đào tạo với nghề nghiệp hiện tại (%)

10.4

23.3

46.2 20.1

Không phù hợp Phù hợp một phần Phần nhiều phù hợp Hoàn toàn phù hợp

Đa số nhân viên bảo hiểm thất nghiệp đều cho rằng chuyên ngành đào tạo của họ phù hợp với công việc hiện tại. Có 20,1% đánh giá chuyên ngành dào tạo hoàn toàn phù hợp với công việc hiện tại, 46,2% cho rằng chuyên ngành đào tạo của họ phần nhiều phù hợp với công việc. Ngược lại chỉ có 10,4% cho rằng chuyên ngành đào tạo không phù hợp với công việc hiện tại. Qua khảo sát thực tế tại 63 tỉnh thành trên cả nước thì đa số nhân viên bảo hiểm thất nghiệp đều làm việc trái ngành. Tuy nhiên đa số họ vẫn rất lạc quan về sự phù hợp giữa trình độ chuyên môn và chuyên ngành đào tạo. Điều này có thể được giải thích như sau, theo quan niệm của rất nhiều nhân viên thì sự phù hợp giữa chuyên ngành đào tạo với công việc hiện tại được thể hiện qua khả năng làm quen với công việc và khả năng đáp ứng yêu cầu công việc. Điều này được phần nào được chứng minh qua một ý kiến phỏng vấn sâu:

“Nhân viên ở đây thì hầu hết là làm trái ngành, hầu như không mấy ai tốt nghiệp mấy ngành liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp này cả,

nhưng mà nói chung thì các ngành họ học cũng tương đối phù hợp với công việc hiện tại, cái này thể hiện ở chỗ là họ làm quen với công việc rất nhanh và đa số nhân viên đều đáp ứng được yêu cầu của công việc”

(Đại diện phòng bảo hiểm thất nghiệp Nghệ An)

Hiện nay, ở Việt Nam có rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực tuyển dụng

Một phần của tài liệu Đặc điểm nguồn nhân lực thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)