Các yếu tố tác động tới việc phát huy nhân tố con ngƣờ

Một phần của tài liệu Nhân tố con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay (Trang 25)

27

Phát huy nhân tố con người thực chất là tìm ra động lực để mỗi cá

nhân, tập thể, giai cấp, dân tộc phát huy được nhiều nhất sự sáng tạo của con người trong quá trình hoạt động thực tiễn, lý luận hướng đến mục đích giải phóng con người.

Việc phát huy nhân tố con người không chỉ phụ thuộc trực tiếp hoạt động của con người, mà còn phụ thuộc vào mức độ liên kết của xã hội trên cơ sở lợi ích nhất định. Một khi nhu cầu, lợi ích của cá nhân và xã hội hay giữa các cộng đồng thống nhất nhau sẽ tạo ra sức mạnh to lớn của nhân tố con người với tư cách là động lực mạnh nhất, quan trọng nhất cho sự phát triển xã hội. Việc phát huy nhân tố con người còn tuỳ thuộc vào phương thức tổ chức và quản lý của Nhà nước. Vấn đề trên đã được kiểm nghiệm trong cơ chế quản lý quan liêu, bao cấp. Trong cơ chế đó, nhân tố con người bị kìm hãm tới mức tối đa. Ngược lại, việc quản lý của Nhà nước được thực hiện theo phương thức dân chủ sẽ tác động to lớn đến việc phát huy nhân tố con người. Những thành quả phát triển kinh tế - xã hội mà chúng ta đạt được trong gần 20 năm đổi mới vừa qua một phần không nhỏ nhờ thay đổi phương thức quản lý của Nhà nước theo hướng giao quyền chủ động cho cơ sở đã chứng minh cho điều đó .

Trong phát triển kinh tế, ngày nay nhân tố con người được xem xét với tất cả mối quan hệ của nó: con người với sự thay đổi của công cụ lao động qua sự tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, con người với môi trường hoạt động. Trong những mối quan hệ đó, nhân tố con người là trung tâm của quá trình hoạt động, còn các yếu tố khác là điều kiện để con người đạt được một hiệu suất lao động nhất định. Vì thế, có thể khẳng định: nói tới việc phát huy nhân tố con người là đề cập tới việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của con người trong mối tương tác với môi trường hoạt động của họ.

Những nội dung trên đây có quan hệ biện chứng với nhau và là một thể thống nhất trong khái niệm các nhân tố tác động tới việc phát huy nhân tố con người. Vì vậy, cần phải tính đến một cách đầy đủ, thường xuyên

28

những nội dung đó trong quá trình thực hiện vấn đề phát huy nhân tố con người.

Trong nhiều yếu tố tác động đến tính tích cực hoá nhân tố con người, dưới đây nêu lên một số yếu tố được xem là chủ yếu nhất:

Tính chất và trình độ phát triển của kinh tế: Trong xã hội dựa vào chế

độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu của sản xuất, người lao động luôn là đối tượng của áp bức, bóc lột ... nên khả năng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tính đồng thuận của họ sẽ bị hạn chế.

Thêm vào đó, sức mạnh của nhân tố con người không chỉ được quyết định bởi chế độ kinh tế, mà còn bị quy định bởi trình độ phát triển kinh tế. Bởi vì, trình độ phát triển kinh tế không chỉ tác động trực tiếp tới khả năng nâng cao sức khoẻ của con người, như thoả mãn tốt hơn nhân tố con người nhu cầu vật chất của họ, mà còn tạo điều kiện trang bị những phương tiện, điều kiện vật chất ngày càng đầy đủ, hiện đại hơn cho hoạt động của con người.

Nhân tố con người chỉ được phát huy, khi đảm bảo lợi ích chính đáng cho người lao động. Mỗi khi lợi ích chính đáng (trước hết là lợi ích vật chất) của người lao động từng bước được thoả mãn sẽ thôi thúc họ hành động. Song, để phát huy tính tích cực và nâng cao vai trò của nhân tố con người, kinh tế không phải là phương thức duy nhất mà còn có những phương thức tác động khác.

Tính chất và trình độ phát triển của thể chế chính trị: Trong các chế

độ chính trị khác nhau, nhân tố con người được phát huy với mức độ và định hướng không giống nhau.

Theo dòng lịch sử, chúng ta thấy rằng: Trong chế độ chiếm hữu nô lệ, nô lệ không được coi là người, vì thế, giai cấp chủ nô không chú ý đến mặt trí tuệ của họ. Giai cấp chủ nô chỉ khai thác tối đa khả năng lao động cơ bắp của người nô lệ với tư cách là “công cụ biết nói”, nên hạn chế khả năng phát huy nhân tố con người, không kích thích sản xuất phát triển. Trong xã

29

hội phong kiến, người nông dân được tự do một phần về thân thể và được coi là một con người. Song, với nền kinh tế tự cung, tự cấp, thực hiện phát canh thu tô, giai cấp địa chủ phong kiến đã bỏ mặc người nông dân, xem họ như đối tượng để bóc lột, không cần quan tâm đến việc bồi dưỡng và phát huy tính tích cực của nhân tố con người. Trong chủ nghĩa tư bản, con người đã được chú ý khai thác cả về trí lực và thể lực nhằm tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư sản. Song, trong chủ nghĩa tư bản, nền sản xuất hàng hoá dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Tư liệu sản xuất của nhà tư bản, nên nó đối lập với người lao động, xa lạ với người lao động. Lao động của người lao động không còn là của mình. Đó là “lao động tha hoá”. Thân phận nô dịch của con người ở đây không hề thay đổi, nên việc phát huy nhân tố con người gặp không ít khó khăn.

Từ thực tế đó, trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, để nâng cao vai trò nhân tố con người, ngoài những tác động của kinh tế, chúng ta còn thực hiện đổi mới hệ thống chính trị, đảm bảo luật pháp nghiêm minh, giữ vững kỷ cương xã hội, phát huy các giá trị đạo đức và truyền thống tập quán tốt đẹp của dân tộc.

Trình độ học vấn chung của xã hội. Ngày nay, khi nói đến việc sử

dụng một cách có hiệu quả nguồn lực con người, bên cạnh những yếu tố tác động nhằm phát huy tính tích cực của nhân tố người lao động, vấn đề được quan tâm nhiều là trình độ học vấn.

Trình độ học vấn (bao gồm học lực, trình độ đào tạo nghề ...) có tác động trực tiếp, quyết định mức độ, hiệu quả hoạt động của nhân tố con người trong phát triển kinh tế - xã hội. Điều đó càng đúng, khi chúng ta nói tới thời kỳ khoa học đã thâm nhập, vật hoá vào các yếu tố, các quá trình tác động, kết hợp giữa các yếu tố cấu thành của lực lượng sản xuất. Khoa học đã trở thành nhân tố của lực lượng sản xuất trực tiếp. Như vậy, theo xu thế của thời đại, sức mạnh trí tuệ của người lao động đã và đang trở thành một nhân tố quyết định việc hiện đại hoá lực lượng sản xuất. Khi nghiên cứu, các nhà kinh tế đều thừa nhận rằng không phải nguồn vốn hay nguồn nguyên

30

liệu của một nước, mà chính là nguồn lực có kiến thức và tay nghề sẽ quyết định tính chất và bước đi của công cuộc phát triển kinh tế và xã hội nước đó. Khả năng công nghiệp hoá của mỗi nước như thế nào phụ thuộc đáng kể vào trình độ học vấn cao hay thấp. Lịch sử quá trình công nghiệp hoá trên thế giới cho thấy châu Âu tiến hành công nghiệp hoá phải mất hàng trăm năm, các nước công nghiệp mới (NICs) rút ngắn còn khoảng 50 năm và ngắn hơn. Các con rồng châu Á đã thành công trong việc hiện đại hoá kinh tế là do họ có đội ngũ trí thức có khả năng tiếp thu công nghệ tiên tiến, áp dụng có hiệu quả ở nước họ.

Trình độ xã hội hoá, dân chủ hoá về thông tin. Trong thời đại hiện

nay, nắm được nhiều thông tin, biết xử lý và sử dụng có hiệu quả thông tin có thể tạo nên sức mạnh cho cả một quốc gia. Điều đó cũng có nghĩa hiệu quả của việc phát huy nhân tố con người phụ thuộc rất lớn vào việc xã hội hoá, dân chủ hoá về thông tin. Đó là điều kiện cho sự linh hoạt, thích nghi với mọi đổi mới, khơi dậy tính năng động, sáng tạo của con người. Phát huy nhân tố con người là sự nghiệp được thực hiện bởi con người.

Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, khi xã hội hoá thông tin phát triển sẽ đưa thông tin tới mọi người lao động, giúp họ truy cập dễ dàng mọi thông tin (về mọi quyết định của xí nghiệp, của cơ quan Nhà nước, về tính hiệu quả của các thông tin đó) để họ tự lựa chọn, tự quyết định, tinh thần trách nhiệm, v.v. tạo điều kiện phát huy tính tích cực nhân tố con người.

Trình độ giao lưu, hội nhập quốc tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Trong điều kiện hiện nay, sức mạnh của một quốc gia dân tộc không chỉ được đo bằng nội lực của quốc gia, dân tộc, mà còn được đo bằng khả năng hội nhập quốc tế nhằm thu hút vốn, công nghệ, thị trường, kinh nghiệm quản lý của các nước đi trước,... tận dụng sức mạnh thời đại, biến sức mạnh thời đại thành nội lực để phát triển đất nước.

31

Bước vào thế kỷ XXI, xu hướng giao lưu, hội nhập, cạnh tranh và liên kết kinh tế quốc tế ngày một gia tăng. Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại đang phát triển như vũ bão đã cuốn hút các nước ở mức độ khác nhau vào cuộc chạy đua, thực chất là chạy đua về tri thức, trí tuệ. Chính cuộc cạnh tranh trí tuệ ở các nước đã làm thay đổi cách nghĩ, cách làm, cách đào tạo, phương pháp quản lý... để phát huy tốt nhất nhân tố con người. Ý thức rõ điều đó, tại Đại hội IX, một lần nữa, Đảng ta khẳng định: “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước phải bảo đảm xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ... Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ đi đôi với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế” [112, tr.91-92].

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã tác động trực tiếp đến sự biến đổi của nhân tố con người trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, những thay đổi to lớn trong những điều kiện tự nhiên và xã hội do công nghiệp hoá, hiện đại hoá mang lại có tác động to lớn đối với con người.

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong giai đoạn hiện nay không thể không thực hiện cách mạng thông tin, cách mạng vật liệu mới, công nghệ sinh học... Nhờ cách mạng thông tin, các thế hệ máy tính sẽ liên tiếp ra đời giúp con người giảm nhẹ cả lao động chân tay và lao động trí óc, làm thay đổi quan niệm về nguồn lực lao động và, hơn thế, bước đầu thay đổi quan niệm về quyền lực do sự ra đời của ''Chính phủ điện tử'' - một đề án lớn đang được Văn phòng Chính phủ triển khai và bước đầu đưa vào ứng dụng. Nhờ tác dụng lớn lao và sâu sắc của máy vi tính hỗ trợ người lao động, một kỷ nguyên mới ra đời. Cuộc cách mạng tin học giúp đi sâu nghiên cứu bộ não của con người và tiến dần đến việc mô phỏng hoạt động của óc người, tuy nó không thể thay thế được trí tuệ của con người, nhưng nó cũng làm cho một số ngành ngày càng tăng lên của những lao động trí tuệ đơn giản, dễ mô phỏng hoá của con người được thay dần bằng máy.

32

Hơn nữa, ngày nay đang diễn ra quá trình chuyển từ nền kinh tế dựa vào tài nguyên và máy móc sang nền kinh tế dựa chủ yếu vào tri thức mà tri thức thuộc về con người. Nó đòi hỏi sự đầu tư lớn về giáo dục - đào tạo và những vấn đề liên quan đến văn hóa - xã hội nhằm phát triển nguồn lực lao động có chất lượng cao, thích nghi với sự phát triển xã hội.

Trong sinh học hiện đại đang có những thay đổi to lớn và mở ra những khả năng mới cho việc nghiên cứu con người, nhân tố con người, các quá trình sinh học. Việc lập được bản đồ gen và việc tổng hợp được các gen nhân tạo cùng với sự phát triển của học thuyết về môi trường sống và sự tiến hóa của nó sẽ có tác động trực tiếp đến bản tính sinh học và xã hội của con người. Những thành tựu trong di truyền, công nghệ gen đang đặt ra không ít vấn đề xã hội và đạo đức. Người ta có thể tái tổ hợp ADN theo cả hai xu hướng tích cực và tiêu cực, có thể làm con người thông minh, nhân đạo hơn hoặc kém thông minh, tàn ác hơn. Những thành tựu đó đã tác động trực tiếp đến sự biến đổi các yếu tố cấu thành của nhân tố con người.

Phẩm chất và năng lực của người quản lý.

Sức mạnh của nhân tố con người được nhân lên gấp bội nhờ tổ chức, quản lý giỏi. Điều đó giải thích vì sao Lênin không nói rằng "Hãy cho tôi những người cộng sản, tôi sẽ đảo lộn cả nước Nga", mà Người nói rằng "Hãy cho tôi một tổ chức những người cộng sản, tôi sẽ đảo lộn cả nước Nga".

Quản lý là một nghề nghiệp đặc biệt, nó đòi hỏi nhà quản lý phải có năng lực và phẩm chất xứng đáng. Cương vị xã hội càng cao, năng lực và phẩm chất của họ càng in đậm nét vào sự phát triển xã hội nói chung, ảnh hưởng lớn đến những người dưới quyền của họ nói riêng. Một nhà quản lý (trong bộ máy quản lý nhà nước) nếu chỉ có tài mà không có đức thì nguy cơ sử dụng cái tài đó để đạt mục đích ích kỷ của cá nhân, hy sinh lợi ích của cộng đồng là điều dễ xảy ra. Người quản lý tham gia phân bố nguồn tài nguyên, phân bổ lại thu nhập trong toàn xã hội... Ổn định hoặc không ổn

33 định xã hội là do tài, đức của họ.

Trong quan hệ với việc phát huy nhân tố con người, một người quản lý chỉ có tài không có đức có thể dẫn đến tình trạng mất lòng tin ở những người dưới quyền, thậm chí, dẫn đến mất lòng tin trong nhân dân đối với bộ máy nhà nước nói chung. Khi đó, vai trò nhân tố con người sẽ không thể phát huy cao vì sự phát triển xã hội.

Một phần của tài liệu Nhân tố con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)