Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Nhân tố con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay (Trang 95)

Từ kinh nghiệm thành công cũng như chưa thành công trong việc phát huy nhân tố con người để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước có thể rút ra mấy bài học kinh nghiệm sau:

Một là, khi sức mạnh dân tộc được phát huy, sức lao động được giải phóng, thì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá sẽ thu được

thành công lớn.

Ở nước ta, cách mạng nói chung, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói riêng là sự nghiệp của nhân dân, vì nhân dân và do nhân dân. Chính những ý kiến, nguyện vọng và sáng kiến của nhân dân là nguồn gốc hình thành đường lối đổi mới của Đảng. Đổi mới là một sự nghiệp mới mẻ, chưa có tiền lệ. Nhiều vấn đề mới nảy sinh, nhiều khó khăn xuất hiện cần có nhận thức mới, giải pháp mới. Việc dựa vào nhân dân, qua thực tiễn phong phú của nhân dân, tiến hành tổng kết, từng bước tìm ra quy luật các mặt của cuộc sống để đi lên - đó là chìa khoá của thành công.

Quá trình hình thành và hoàn thiện đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng như trong suốt quá trình triển khai thực hiện đường lối đó, Đảng ta luôn luôn quán triệt tư tưởng "dân là gốc", dựa vào dân; lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của nhân dân, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tổng kết những điển hình tiên tiến và những kinh nghiệm hay của nhân dân trong quá trình thực hiện đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá để không ngừng hoàn thiện đường lối, chính sách. Tổng kết thực tiễn trên cơ sở đổi mới tư duy, Đảng ta đã tìm thấy ở khối đại đoàn kết toàn dân tộc

97

nguồn lực vô hạn của nhân tố con người - chìa khoá thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Từ nhận thức đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã xác định động lực chủ yếu để phát triển đất nước là khối đại đoàn kết toàn dân, kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội. Tuy nhiên, quan điểm đó chưa được thấu suốt trong chính sách cụ thể cũng như trong suy nghĩ và hành động của các ngành, các cấp. Chúng ta chỉ cần thực hiện nghiêm túc Nghị quyết của Đảng, đổi mới thể chế, chính sách cụ thể và đồng bộ, tổ chức thực hiện chặt chẽ, giáo dục cán bộ chấp hành nghiêm pháp luật nhà nước, tận tình giúp đỡ người lao động, giúp đỡ doanh nghiệp thì chắc chắn sẽ khơi dậy mạnh mẽ hơn nữa tiềm lực to lớn của nguồn nhân lực để phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, hoàn thiện hệ thống quan hệ sản xuất đáp ứng đòi hỏi của công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển kinh tế - xã hội.

Trong những giai đoạn trước, khi đất nước dồn toàn tâm, toàn lực vào cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước, nhiều nhu cầu chính đáng của nhân dân về vật chất phải dồn nén. nhưng nhờ sự đồng tình ủng hộ của xã hội với tinh thần “đại đoàn kết”, Việt Nam đã khắc phục và giải quyết những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua nổi đó một cách xuất sắc. Trong giai đoạn hiện nay, với xu hướng cạnh tranh và hợp tác quốc tế ngày càng gia tăng, việc tăng cường tính đồng thuận của xã hội để đưa đất nước đi lên không ngừng càng cần phải coi trọng. Hồ Chủ tịch đã từng nói: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Có sự đồng lòng, hiệp lực của toàn xã hội mới có thể phát huy có hiệu quả các chính sách phát triển cũng như các biện pháp phát huy nhân tố con người. Trong những năm qua, chúng ta không chỉ tăng tính đồng thuận trong nước mà còn được mở rộng ra đối với Việt kiều.

Phát triển sức sản xuất, phát huy sức mạnh nguồn nhân lực chỉ được thực hiện, khi sức lao động được giải phóng, được tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để nó phát triển, mở rộng, đóng góp nhiều sáng kiến có lợi cho sự

98

phát triển lực lượng sản xuất, có lợi cho việc nâng cao mức sống của người lao động và có lợi cho sức mạnh quốc gia, đưa sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đi đến thắng lợi.

Hai là, để phát huy nhân tố con người trong đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phải lấy nội lực - trước hết là nhân tố con người Việt Nam - làm nhân tố quyết định, đồng thời ra sức khai thác ngoại lực, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới

Công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nhân dân ta diễn ra khi không còn hệ thống xã hội chủ nghĩa, trong lúc cuộc cách mạng khoa học - công nghệ trên thế giới phát triển mạnh mẽ; xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá có ảnh hưởng sâu sắc tới nhịp độ phát triển và cuộc sống của các dân tộc; cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội; vì một trật tự chính trị, kinh tế thế giới thật sự dân chủ, công bằng, hợp lý đang dâng cao,... Trong bối cảnh đó, có những nhân tố là thời cơ, thuận lợi; đồng thời, cũng có những nhân tố là thách thức, nguy cơ mà chúng ta đang phải đối mặt.

Trong gần 20 năm qua, chúng ta đã ra sức tranh thủ mọi cơ hội tốt và hạn chế những mặt tiêu cực do tình hình quốc tế tạo ra. Chúng ta đã phát huy nội lực, đồng thời khai thác ngoại lực, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Phát huy nội lực và đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp để phát triển đất nước nhanh và bền vững. Tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để phát huy nội lực mạnh hơn. Việc tranh thủ các nguồn lực bên ngoài dựa trên nguyên tắc thực hiện chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá, giữ vững độc lập dân tộc và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ và phát triển nền văn hoá dân tộc, không xâm phạm công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi.

Để đưa sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá tiếp tục phát triển, chúng ta càng phải phát huy cao độ nội lực; đồng thời, ra sức khai thác ngoại lực, kết hợp thật tốt sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

99

mức lợi ích kinh tế hợp pháp của người lao động, thực hiện dân chủ hoá đời sống kinh tế- xã hội.

Lịch sử phát triển ở nước ta đã chứng minh rằng nhân tố con người chỉ được phát huy, khi nhu cầu, lợi ích kinh tế hợp pháp của người lao động được quan tâm đúng mức, dân chủ hoá đời sống kinh tế được thực hiện.

Trước đổi mới, với cơ chế quan liêu bao cấp trước đây, nền kinh tế nước ta ở trong vòng luẩn quẩn của sự nghèo khổ: Muốn phát triển sản xuất, chúng ta cần có những người lao động phát triển tốt cả về thể lực và trí lực. Nhưng, điều đó không thể có được, vì nền kinh tế kém phát triển, năng suất lao động thấp, đời sống gặp nhiều khó khăn, suy dinh dưỡng diễn ra ở nhiều cộng đồng dân cư, người lao động không được đào tạo - nhân tố con người không được bồi dưỡng phát huy. Do vậy, sản xuất không phát triển.

Sau 1986, đường lối đổi mới của Đảng theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã khơi dậy tính tích cực của người lao động, biến nó thành nguồn sức mạnh to lớn, đưa đất nước vượt qua khó khăn để phát triển kinh tế - xã hội. Nếu chỉ dựa vào tinh thần lao động tích cực, ý chí vươn lên đơn thuần của người lao động không có kỹ thuật cao, chúng ta không thể xây dựng được một nền sản xuất hiện đại. Nhưng, nếu chỉ dừng lại ở việc nâng cao trình độ học vấn của người lao động, công nghệ hiện đại mà không đảm bảo sức khoẻ của người lao động, cũng không làm cho nền kinh tế tăng trưởng tốt. Vì vậy, cần quan tâm đến người lao động một cách toàn diện - từ nâng cao mức sống, sức khoẻ đến nâng cao trình độ, thực hiện dân chủ hoá đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt là nhu cầu, lợi ích chính đáng của họ mới khơi dậy tính tích cực của người lao động. Một khi nhân tố con người được tích cực hoá, mọi khó khăn, thách thức sẽ được vượt qua, cơ hội phát triển sẽ được mở rộng, góp phần tăng trưởng kinh tế.

Trong quá trình lao động sản xuất cũng như toàn bộ các hoạt động xã hội khác, người lao động bị kích thích bởi một hệ thống động lực: nhu cầu, lợi ích, công bằng xã hội, dân chủ, hoàn cảnh kinh tế - xã hội, môi trường

100

kinh tế, cách mạng khoa học và công nghệ,..Vì vậy, muốn khơi dậy tính tích cực của người lao động, chúng ta phải tác động đến cả hệ thống động lực trong tính chỉnh thể của nó. Hệ thống động lực phải thể hiện tính động theo nhịp độ tăng dần, thoả mãn ngày càng cao đối với người lao động. Nhưng, trong hoàn cảnh hiện nay của đất nước, chúng ta không thể trong cùng một lúc tác động và giải quyết triệt để những vấn đề có liên quan đến tất cả hệ thống động lực. Vấn đề là ở chỗ, tìm ra và tác động đúng vào động lực chủ đạo nhất, thì khả năng phát huy tính tích cực của người lao động được thực hiện.

Trong số động lực nói trên, lợi ích (đặc biệt là lợi ích kinh tế) là khâu trực tiếp và là động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy người lao động vươn lên trong sản xuất và cuộc sống. Các động lực khác phải thông qua lợi ích mới phát huy tác dụng mạnh mẽ tới hoạt động của người lao động.

Điều quan tâm khi giải quyết vấn đề lợi ích là phải đảm bảo sư hài hoà giữa lợi ích chung với lợi ích cá nhân người lao động. Nếu lợi ích cá nhân người lao động không được khuyến khích, không được giải quyết hài hoà với lợi ích chung, thì nhiệt tình, tính năng động, tư duy sáng tạo của họ bị giảm sút. Ngược lại, nếu lợi ích chung bị biến dạng thành lợi ích cá nhân của một số ít người thì cũng làm cho người lao động thờ ơ với hoạt động sản xuất chung, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế.

Thực tế cho thấy, muốn nâng cao không ngừng tính tích cực của người lao động để phát triển kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vai trò của Nhà nước là hết sức quan trọng. Nhà nước dựa trên các công cụ, các chính sách trong tay, tạo ra sự tác động đồng thuận tất cả các lợi ích (kinh tế, chính trị, tập thể, cá nhân, xã hội,...) để phát triển kinh tế - xã hội và kích thích được tính tích cực của mọi người lao động hăng hái trong mọi hoạt động.

Ngoài ra, để thoả mãn lợi ích chính đáng của người lao động, cần phải xây dựng môi trường xã hội thuận lợi - đó là dân chủ hoá mọi mặt đời sống xã hội nói chung, dân chủ hoá đời sống kinh tế nói riêng. Ở đây, chúng ta

101 chỉ đề cập đến dân chủ hoá đời sống kinh tế.

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa được thực hiện trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế đó đòi hỏi phải làm cho các chủ thể kinh tế tự chủ, bình đẳng, nghĩa là nó thừa nhận quyền tham gia thị trường của mọi người lao động. Cho nên, dân chủ hoá kinh tế là đòi hỏi tất yếu của bản thân nền kinh tế thị trường.

Bản chất của dân chủ trong kinh tế là quyền tự do làm ăn, tự do kinh doanh theo pháp luật, tự do chọn việc làm và nơi làm việc phù hợp với khả năng, được quyền hưởng thụ các thành quả lao động làm ra, được quyền bảo vệ tài sản và thu nhập hợp pháp. Dân chủ hoá đời sống kinh tế đã tạo ra nhiều cơ hội bình đẳng để mọi người đều được cống hiến , được quyền hưởng thụ và vì thế mà tính tích cực, lòng nhiệt tình, năng lực sáng tạo được “thăng hoa”, sức lao động của con người được giải phóng [101].

Nền kinh tế nhiều thành phần ra đời và phát triển là biểu hiện của sự phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất, điều kiện để phát huy nội lực từ nền kinh tế đất nước. Nhà nước cần phải có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện hỗ trợ, được bình đẳng trước pháp luật để các thành phần kinh tế có cơ hội phát triển. Đó là việc làm vừa ích nước, vừa lợi nhà, cá nhân giàu lên và tập thể, xã hội ngày càng vững mạnh.

Kinh tế thị trường không chỉ là điều kiện cần để phát triển sức sản xuất, tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng, mà còn tạo điều kiện vật chất và tài chính quan trọng để giải quyết những vấn đề xã hội, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

Bốn là, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước phụ thuộc một phần rất quan trọng vào ý chí và năng lực tổ chức thực hiện của các ngành,

các cấp - một phương diện rất quan trọng của nhân tố con người.

102

tự như nhau, nhưng kết quả thực hiện của các ngành, các địa phương, các đơn vị cơ sở rất khác nhau. Kinh nghiệm của những nơi làm tốt cho thấy: cơ quan chỉ đạo, điều hành phải đổi mới tư duy và phong cách làm việc, lắng nghe và phát huy nội lực từ dân, nói thật, làm thật, nắm đúng trọng tâm, làm quyết liệt, dứt điểm. Chúng ta có không ít điển hình tốt, những tâm gương sáng tạo, song chưa nhân rộng được nhiều, chủ yếu do tình trạng bất cập về trình độ, năng lực, tha hoá về phẩm chất, đạo đức của một bộ phận không nhỏ trong các cơ quan và công chức nhà nước. Các biện pháp cải cách hành chính, chấn chỉnh bộ máy đạt hiệu quả thấp, chủ yếu do đội ngũ cán bộ, công chức chưa có chuyển biến tích cực. Nhân dân và dư luận xã hội hết sức bất bình về những biểu hiện tiêu cực trong một bộ phận cán bộ và công chức, đặc biệt là tệ tham nhũng, lãng phí, đục khoét của công và sách nhiễu dân; bệnh không trung thực, thậm chí gian dối và ý thức kỷ luật kém, tắc trách trong công việc. Rất hiếm vụ tham nhũng được nội bộ cơ quan phát hiện. Hiện tượng “chạy chức, chạy dự án, chạy tội ...” được nhiều nơi nói tới, nhưng rất ít bị phát hiện. Các biện pháp chống tham nhũng hiệu quả thấp. Chưa có cơ chế kiểm tra, đánh giá tín nhiệm của dân đối với cán bộ, phát hiện và thay thế cán bộ làm việc tắc trách, nhũng nhiễu dân.

Thực tế cho thấy, công tác chỉnh đốn tổ chức, làm trong sạch bộ máy nhà nước và đổi mới công tác cán bộ là rất hệ trọng và phức tạp, không thể chỉ dựa vào ý thức “tự tu chỉnh, tự đổi mới” trong nội bộ, mà phải bổ sung và thực hiện nghiêm quy chế dân chủ, công khai, bảo đảm cho nhân dân có điều kiện thực thi một cách hữu hiệu quyền bầu cử, quyền giám sát đối với cơ quan, công chức nhà nước đi đôi với việc phải xử lý kiên quyết nghiêm minh những cá nhân, tổ chức vi phạm. Mỗi khi dân chủ được thực hiện đầy đủ sẽ tạo ra môi trường thuận lợi để phát huy nhân tố con người.

Một phần của tài liệu Nhân tố con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)