Hoàn thiện và thúc đẩy sự phát triển thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa nhằm giải phóng sức lao động,

Một phần của tài liệu Nhân tố con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay (Trang 116)

trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa nhằm giải phóng sức lao động, phát huy nhân tố con ngƣời Việt Nam

Gần 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã tạo ra bước ngoặt lớn trong tư duy và trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Từ chỗ phủ nhận kinh tế thị trường và các quan hệ thị trường đến chỗ đã thừa nhận tính tích cực của kinh tế thị trường đối với sự tăng trưởng kinh tế, phát triển đất nước định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế đã đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh, vượt bậc về chất

118

so với thời kỳ bao cấp. Đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân được cải thiện đáng kể. Kinh tế thị trường không chỉ là điều kiện để phát triển sức sản xuất, tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng, mà còn tạo điều kiện vật chất và tài chính quan trọng để giải quyết các vấn đề xã hội - nhân tố có tác động trực tiếp tới việc phát huy nhân tố con người.

Mặt khác, nền kinh tế thị trường cũng có những “mặt trái” tất yếu của nó, chứa đựng những yếu tố không phù hợp hoặc đi ngược với nền văn hoá dân tộc và mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Khác với con đường phát triển kinh tế thị trường ở các nước tư bản chủ nghĩa, nền kinh tế thị trường ở Việt Nam được phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước trong việc định hướng là đặc biệt cần thiết. Ở đây, kinh tế thị trường đóng vai trò là động lực thúc đẩy, tạo dựng cơ sở kinh tế, giải quyết việc làm; còn định hướng xã hội chủ nghĩa phải là hướng đi, là phương hướng để dần đạt tới mục đích xây dựng một xã hội có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, bình đẳng cho mọi thành viên trong cộng đồng.

Ngoài ra, lực lượng kinh tế chiếm vị trí quan trọng đối với sự phát triển của Việt Nam hiện nay là lao động nông nghiệp. Mặc dầu chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá được thực hiện đã dần dần chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, nhưng đối với Việt Nam, trong vòng vài thập kỷ tới, lao động trong nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn, mang tính chi phối. Nguồn lao động trong nông nghiệp (chiếm 80% dân số) nếu được sử dụng, phát huy hợp lý sẽ là một nguồn nhân lực quan trọng đối với sự tăng trưởng trong những năm tới. Hơn nữa, một thực tế là số người nghèo, người thiếu đói của nước ta phần lớn vẫn tập trung vào các vùng nông thôn và vùng sâu. Vì vậy, để thực sự phát huy vai trò quản lý của Nhà nước trong việc tái phân phối thu nhập và thực hiện công bằng xã hội đối với nông nghiệp và nông thôn cũng như thúc đẩy sức mạnh nội lực của nông nghiệp và nông thôn trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, việc đầu tư thích đáng vào lĩnh vực nông nghiệp và tạo điều kiện để người lao động nông nghiệp có khả năng tiếp cận với các nguồn lực,

119

mở rộng sản xuất là vấn đề cấp thiết. Để sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn được tiến hành thành công, một mặt, mở ra những cơ hội mới về việc làm và thu nhập cho người lao động nông thôn; mặt khác, sự phát triển của nông nghiệp và nông thôn sẽ tạo ra những nguồn lực quan trọng cho công cuộc công nghiệp hoá và thúc đẩy tốc độ gia tăng sản lượng của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nội địa. Phát triển nông nghiệp và nông thôn không những là biện pháp làm tăng thu nhập, tăng cơ hội việc làm mà còn góp phần quan trọng giải quyết công bằng xã hội, phát huy nhân tố con người [101].

Để phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá cần phải hướng vào giải quyết các vấn đề sau: - Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn như đường sá, cầu cống, điện nước ... được coi là biện pháp tích cực để gia tăng năng suất lao động. Đồng thời, một cơ sở hạ tầng được đầu tư thích đáng sẽ là điều kiện quan trọng để thu hút nguồn vốn đầu tư của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, nâng cao điều kiện giao lưu hàng hoá, mở rộng sản xuất công nghiệp chế biến, hạn chế sự tách biệt, cô lập giữa thành thị và nông thôn.

- Cung cấp và tạo cơ hội tiếp cận đất đai cho người nông dân là một trong những chính sách quan trọng hàngđầu để thúc đẩy sự phát triển sản xuất và thực hiện công bằng xã hội. Trong những năm tới, chính sách đất đai của Việt Nam phải được thực thi theo hướng tăng cao hiệu quả sử dụng đất nông, lâm nghiệp hiện có và khai thác đất hoang hoá; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng đất vào mục đích chuyên dùng phù hợp với quy hoạch. Tiếp tục hoàn thiện luật đất đai, đẩy mạnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở nông thôn, tạo tâm lý yên tâm để người lao động nông nghiệp tập trung vốn, kỹ thuật ... cho phát triển sản xuất. Cần có chính sách cụ thể đối với mô hình kinh tế trang trại để tạo điều kiện thúc đẩy mô hình này phát triển ổn định theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

120

không thể “rải đều” cho các vùng, các miền, việc từng vùng tự lực phát huy thế mạnh của mình dựa trên lợi thế so sánh là yêu cầu cần thiết. Phát huy lợi thế so sánh là điều kiện quan trọng để thực thi tính hiệu quả của sản xuât hàng hoá, góp phần thúc đẩy kinh tế vùng, bảo đảm đời sống cho người lao động. Theo hướng đó, cần phân cấp mạnh hơn nữa cho các tỉnh, thành phố, tăng sự quyết định, tự chủ, năng động ... của người lao động nông nghiệp sẽ góp phần quyết định thắng lợi cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.

Bài học kinh nghiệm của các nước đi trước và của bản thân nước ta cho thấy, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói chung và trong nông nghiệp, nông thôn nói riêng, muốn đạt được hiệu quả cao, tất yếu phải dựa trên một hệ thống các nguồn lực, trong đó, quan trọng nhất là nguồn nhân lực, là “vốn” con người có chất lượng cao.

Giáo dục và đào tạo ở nông thôn trước hết cần tập trung vào đào tạo nghề và hướng dẫn sản xuất. Việc đào tạo nghề và kỹ năng lao động tại địa phương có thể tập trung vào việc hướng dẫn cách trồng trọt, chăn nuôi có hiệu quả, các giống và kỹ thuật chăm bón mới, các nghề mới có thể áp dụng được tại địa phương ... Công việc này đòi hỏi chi phí đầu tư thấp nhưng cho hiệu quả cao. Bên cạnh đó, nâng cao mặt bằng dân trí cho người lao động nông thôn và hướng tới một tương lai lâu dài bằng việc đầu tư cho giáo dục phổ thông là rất cần thiết. Song song với công tác giáo dục, cần phải mở rộng lĩnh vực bảo hiểm đối với người lao động nông nghiệp, đặcbiệt là bảo hiểm Y tế và bảo hiểm hưu trí. Đây chính là biện pháp thực hiện công bằng xã hội đối với người lao động nông nghiệp nông thôn, góp phần phát huy tính tích cực của nhân tố con người ở nông thôn Việt Nam hiện nay.

121

Một phần của tài liệu Nhân tố con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay (Trang 116)