tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc
Xét một cách tổng quát, các mục tiêu xã hội nhằm phục vụ con người là cái đích để hướng tới của bất kỳ chiến lược phát triển nào. Nếu không dựa trên các tiêu chí xã hội, dựa theo nhu cầu của người lao động, thì sự tăng trưởng kinh tế sẽ trở nên vô nghĩa. Đồng thời, các mục tiêu xã hội lại biểu hiện những kết quả thực tế của tăng trưởng. Trong các giai đoạn phát triển từ thấp đến cao, các nhu cầu của người lao động, các mục tiêu xã hội cần đạt tới cũng thay đổi theo hướng đi lên. Vì vậy, với những mục tiêu xã hội khác nhau, cần phải xây dựng chiến lược và chính sách phát triển khác nhau phù hợp với mục tiêu đó.
115
sức đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thì việc phát triển kinh tế - xã hội để ngày một nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho họ cần được coi là nhiệm vụ có ý nghĩa cấp bách và mang tính quyết định.
Nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định nhất của phát triển kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và lao động trên thị trường trong nước, khu vực và quốc tế; bảo đảm rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa các quốc gia. Bởi vậy, tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là sự lựa chọn tối ưu và là một trong những mũi đột phá để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập.
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thực chất là nâng cao chất lượng nhân tố con người về các mặt thể lực, trí lực, trình độ chuyên môn kỹ thuật, phẩm chất đạo đức kỷ luật của người lao động mới.
Vấn đề cơ bản, có tính chiến lược trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thời gian tới là phải tăng nhanh về số lượng để nâng cao tỷ lệ lao động được đào tạo, đặc biệt chú trọng đào tạo nghề, đào tạo cho những ngành kinh tế mũi nhọn (tin học, công nghệ sinh học, công nghệ tự động hoá, công nghệ vật liệu mới ...), khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất. Cần đảm bảo cơ cấu đào tạo hợp lý giữa đại học, cao đẳng trở lên so với trung học chuyên nghiệp và đào tạo nghề, đồng thời, nâng chất lượng nguồn nhân lực với tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất và năng lực phù hợp với yêu cầu của một nền kinh tế tri thức ở Việt Nam: có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; có trình độ dân trí, văn hoá, kỹ thuật, công nghệ và tay nghề cao; có tác phong công nghiệp và đạo đức, lối sống lành mạnh.
Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phải gắn với sử dụng, với yêu cầu của sản xuất, của chuyển dịch cơ cấu lao động, của thị trường lao động để tránh lãng phí. Muốn vậy, cần tổ chức thực hiện có hiệu quả chiến lược giáo dục - đào tạo, chương trình trọng điểm có mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thời kỳ 2001 - 2010 và kế hoạch đào tạo 5 năm 2006 -
116
2010. Ngoài các định hướng đã nêu trong chiến lược, chương trình, kế hoạch chung về giáo dục - đào tạo, cần đặc biệt nhấn mạnh và tập trung thực hiện theo hướng sau:
Đẩy mạnh việc phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học cơ sở, để đến năm 2010 đạt 100% học sinh trong độ tuổi đi học phổ cập phổ thông trung học cơ sở; cơ cấu đào tạo giữa đại học, cao đẳng trở lên so với trung học chuyên nghiệp và đào tạo nghề đạt tỷ lệ khoảng 1-3- 9, gần tương đương với cơ cấu đào tạo của các nước trên thế giới hiện nay. Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên khoảng 40% vào năm 2010. Việc phân luồng này phải bằng cơ chế và chính sách vĩ mô của Nhà nước để điều khiển trên cơ sở nhận thức thật rõ về thang giá trị xã hội của từng loại lao động, có chính sách khuyến khích vật chất học sinh vào học các trường dạy nghề và mở ra khả năng cho họ phát triển tương lai.
Nhà nước thực hiện chính sách khuyến khích đào tạo nhân tài, chuyên gia giỏi và lao động trình độ cao và thực hiện chính sách xã hội để hỗ trợ đối tượng thuộc diện chính sách xã hội, gia đình nghèo; đào tạo lại cho lao động mất việc, người thất nghiệp trong cơ chế thị trường nhằm nâng cao chất lượng người lao động phục vụ cho các ngành kinh tế đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Mục tiêu tổng quát phát triển nguồn nhân lực tới năm 2010 là giữ ở quy mô hợp lý, đồng thời nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng sức cạnh tranh của nguồn nhân lực và đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.
Mục tiêu cụ thể là duy trì xu thế giảm sinh một cách vững chắc để đạt mức sinh thay thế bình quân trong toàn quốc chậm nhất vào năm 2010 để quy mô, cơ cấu dân số và phân bổ dân cư phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội vào năm 2010. Nâng cao chất lượng dân số, chất lượng người về thể chất, trí tuệ và tinh thần, phấn đấu đạt chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức trung bình tiên tiến trên thế giới vào năm 2010.
117
không quá 88 triệu người; hạ tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi xuống còn 25%; mức dinh dưỡng đạt trên 2.600/kcal/người/ngày; nâng cao thể lực (nam cao trung bình 165cm, nữ 155cm) và các chỉ số về sức bền, sức nhanh của thanh, thiếu niên; nâng tuổi thọ trung bình của dân số lên 71 tuổi; tỷ lệ người lao động qua đào tạo tăng lên khoảng 40%; chỉ số phát triển con người (HDI) đạt khoảng 0,700-0,750, chỉ số phát triển giới (GDI) đạt 0,700, ... Dự kiến chỉ tiêu cụ thể phát triển giáo dục 10 năm 2001 - 2010 như sau: học sinh trong độ tuổi vào các trường trung học chuyên nghiệp (15%), lao động qua đào tạo nói chung (40,5%), lao động qua đào tạo nghề (26,11%), tỷ lệ sinh viên trên 1 vạn dân (200), đào tạo thạc sĩ (38.000người) và nghiên cứu sinh đạt 15.000 người [27, tr. 105].
Có thể nói, “vốn con người” trở thành yếu tố quyết định của sự phát triển và, do đó, để nâng cao năng lực cạnh tranh ở cấp quốc gia cũng như cấp doanh nghiệp về sản phẩm, dịch vụ thì một trong những khâu đột phá, then chốt là phải nâng cao năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực, trong đó, các giải pháp về phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trò rất quan trọng, tạo ra động lực mới giải phóng sức sản xuất, sức lao động.
Do vậy, trong việc xây dựng con người, nâng cao chất lượng nhân tố con người, phải coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá định hướng xã hội chủ nghĩa.