Nhân tố con ngƣời đối với sự phát triển của lực lƣợng sản xuất trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Một phần của tài liệu Nhân tố con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay (Trang 57)

xuất trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Chủ nghĩa Mác đã luận chứng một cách khoa học rằng con người làm nên lịch sử của mình không phải một cách tuỳ tiện chủ quan, mà phụ thuộc một cách quyết định vào những điều kiện khách quan và quy luật khách quan. Nhưng, một là, ''hoàn cảnh được biến đổi bởi chính con người...'' [55,

59

tr.10] ; hai là, những quy luật mà chúng ta nói ở đây trước hết là những quy luật xã hội - chúng vừa là cơ sở, vừa là kết quả hoạt động của chính con người. Nhân tố con người nằm ngay trong cơ chế tác động của các quy luật xã hội, trước hết là quy luật quan hệ sản xuất nhất định phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

Lực lượng sản xuất, như chúng ta biết, là phạm trù dùng để chỉ năng lực chinh phục tự nhiên của con người, nó phản ánh mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất. Xét về cấu trúc, lực lượng sản xuất bao gồm: Tư liệu sản xuất (tư liệu lao động, đối tượng lao động, công cụ sản xuất...) và con người lao động (lao động cơ bắp và lao động trí tuệ; kỹ năng, kỹ xảo lao động của họ...). Trong lực lượng sản xuất, nhân tố mang tính cách mạng nhất, động nhất, quyết định nhất đối với sự phát triển và sử dụng mọi nhân tố còn lại của lực lượng sản xuất là nhân tố con người lao động. Chính hoạt động sản xuất của cải vật chất của con người lao động đã mang lại cho mọi nhân tố khác tư cách mà chúng có trong lực lượng sản xuất. Một cành cây, một cái máy chỉ có tư cách là công cụ sản xuất khi chúng được người lao động sử dụng để tác động vào đối tượng lao động. Một quả núi, một cánh đồng,...chỉ có tư cách là đối tượng lao động, khi con người sử dụng một công cụ sản xuất nào đó tác động vào chúng để tạo ra một giá trị vật chất nào đó. Sự phát triển, sự hoàn thiện của công cụ sản xuất sở dĩ có được cũng do con người. Trong quá trình phát triển lịch sử, đối tượng lao động là những bộ phận của giới tự nhiên hoang sơ ngày càng giảm, chúng ngày càng mang dấu ấn của con người, là sản phẩm của con người.

Chúng ta nhận thức sâu sắc rằng, chúng ta đang từ một nước nông nghiệp lạc hậu, dân số đông, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa để đi lên chủ nghĩa xã hội, thì cái thiếu nhất của chúng là thiếu một lực lượng sản xuất phát triển cao, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững, có hiệu quả. Vì thế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là điều kiện để lực lượng sản xuất phát triển đạt trình độ hiện đại. Công nghiệp hóa, hiện đại hoá ở nước ta là: "Quá trình chuyển đổi căn bản,

60

toàn diện các hoạt động kinh tế, xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính, sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, tạo ra năng suất lao động xã hội cao" [106, tr.4].

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta thực chất là quá trình tạo ra những tiền đề cần thiết về vật chất, kỹ thuật, công nghệ, phương tiện, phương pháp - những yếu tố cơ bản của lực lượng sản xuất cho chủ nghĩa xã hội - cho xã hội mới, hiện đại.

Trong những năm qua, nhân tố con người Việt Nam đã có tác động như thế nào tới sự phát triển của những nhân tố đó của lực lượng sản xuất?

Nói tới vai trò nhân tố con người đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất, thì trước hết và chủ yếu nói tới vai trò nhân tố con người trong sự phát triển của bộ phận quan trọng nhất trong lực lượng sản xuất: người lao động, bằng những chủ trương, biện pháp có hiệu quả để giải phóng mọi tiềm năng sáng tạo của người lao động, nâng cao trình độ của họ...

Trong thời kỳ áp dụng mô hình kế hoạch hóa tập trung (1954-1985), vai trò của con người và nguồn lực con người mặc dầu vẫn được nhắc đến như là nhân tố chính trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhưng về thực chất, bản thân con người lại không được coi trọng và không được đặt đúng vị trí - đặc biệt là xét về phương diện phát triển kinh tế. Một mặt, sở thích, tài năng và sức sáng tạo cá nhân của con người bị che lấp và bị triệt tiêu bởi quan điểm bình quân; mặt khác, các quyền lợi, lợi ích bị đặt ở hàng thứ yếu so với nghĩa vụ và trách nhiệm. Với vai trò là nguồn lực quan trọng nhất để duy trì và phát triển sản xuất xã hội, nhưng sự đầu tư thực tế cho việc phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ này cũng chưa được coi trọng đúng mức và chưa phát huy được hiệu quả.

Quá trình Đổi mới của Việt Nam là quá trình rời bỏ khỏi mình những gì đang kìm hãm và cản trở sự phát triển của lực lượng sản xuất; trong đó,

61

việc giải phóng và phát triển sức sản xuất, chú trọng lợi ích của từng cá nhân và phát triển lực lượng sản xuất dựa trên nguyên tắc quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất là nhiệm vụ hàng đầu.

Từ đó, đã chú ý nhiều hơn tới nhân tố con người - nguồn lực lớn nhất, quan trọng nhất của quá trình phát triển. Vì vậy, quá trình đổi mới ở Việt Nam đã đặt mục tiêu thực hiện dân chủ, công bằng và bình đẳng xã hội; bảo đảm lợi ích chính đáng và thiết thân hằng ngày của người lao động; bảo đảm các quyền và nghĩa vụ của công dân lên hàng đầu. Điều này có nghĩa là, mọi sự kìm hãm tiềm năng sáng tạo, ngăn cản quyền làm chủ và quyền tự do chính đáng của mọi cá nhân trong xã hội đối với quá trình phát triển phải bị xoá bỏ. Đổi mới là một quá trình giải phóng đối với cá nhân và xã hội nhằm phát triển lực lượng sản xuất. Đó còn là quá trình giải phóng tinh thần, phát huy tự do tư tưởng, thực hiện dân chủ hoá mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đổi mới, giải phóng và phát triển làm bộc lộ và nhân lên sức mạnh của các tiềm năng xã hội, cả vật chất lẫn tinh thần.

Đổi mới là sự phản ánh đúng đắn đặc điểm lịch sử và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Thuận theo trào lưu và xu hướng phát triển chung mang tính khách quan của thời đại, với những diễn biến ngày càng phức tạp và đa dạng của các quan hệ chính trị - kinh tế, Việt Nam đã tiến hành đổi mới với phương châm “mở rộng quan hệ quốc tế, tranh thủ hoà bình và giữ vững ổn định chính trị xã hội”. Tác động có tính hai mặt của các nhân tố khách quan trên cho thấy, đổi mới vừa là sự đón nhận thời cơ thuận lợi, vừa là sự chấp nhận thách thức để phát triển lực lượng sản xuất: hoặc nắm bắt được thời cơ, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của lực lượng sản xuất đất nước bằng những chiến lược phù hợp; hoặc lực lượng sản xuất tiếp tục tụt hậu, kém phát triển và lệ thuộc nếu không chấp nhận đổi mới hay đổi mới không toàn diện và đi ngược với quy luật phát triển chung.

Việt Nam bước vào đổi mới với bối cảnh trong nước có nhiều mặt không thuận lợi. Liên quan tới vấn đề phát huy nhân tố con người trong quá

62

trình phát triển lực lượng sản xuất, khó khăn đó biểu hiện ở chỗ đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, số người không có việc làm chiếm hơn 10% lực lượng lao động xã hội.

Trong quá trình đổi mới, chúng ta đã từng bước chấp nhận nền kinh tế thị trường, xây dựng "nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN" (Đại hội IX đưa ra khái quát ngắn gọn "Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa"); xác định động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân tộc; coi trọng cả động lực vật chất và tinh thần, kết hợp hài hoà các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội. Về nguồn lực phát triển, đã dần xác định rõ vai trò quyết định của nội lực, trong đó, xem nguồn lực con người là nhân tố quan trọng nhất. Khi nhấn mạnh vai trò hết sức quan trọng của các nguồn lực bên ngoài đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng ta cũng xem khả năng khai thác có hiệu qủa nguồn lực bên ngoài đó cũng phụ thuộc một cách quyết định vào nguồn lực con người Việt Nam. Một khi chấp nhận kinh tế thị trường, cũng phải chấp nhận lao động là một loại hàng hoá đặc biệt. Từ đó, giá trị của lao động ngày càng được đánh gía đúng mức hơn. Một kỹ sư nuôi tôm giỏi năm 2003 đã được nông dân Nam Bộ trả công 100 triệu đồng/tháng. "Anh Hai lúa" ở Lâm Đồng cải tiến máy cắt cỏ thành máy gặt lúa. Anh nông dân Tây Nam Bộ làm ra máy bóc ngô còn nguyên áo tơi - một việc làm mà nhiều kỹ sư ở các nước tiên tiến chưa nghĩ ra. Ông Hai Luỹ - thần đèn - đã chuyển, nâng cao, chống lún cho hơn 200 công trình (nhà ở , nhà thờ...). Doanh nghiệp tư nhân cán thép có công suất không kém nhà máy cán thép Thái Nguyên là mấy. Hàng trăm, hàng ngàn doanh nghiệp tư nhân với qũy vốn hàng trăm tỷ đồng, hàng ngàn lao động đang hoạt động có hiệu quả ở mọi miền đất nước. Sự khuyến khích lợi ích thiết thân người lao động đã tạo thành một động lực hết sức quan trọng để phát huy tính năng động, sáng tạo của người lao động.

Để phát triển lực lượng sản xuất, cơ chế vận hành của Nhà nước cũng có sự thay đổi rất cơ bản. Từ chỗ Nhà nước quản lý tập trung quan liêu, can

63

thiệp sâu vào hoạt động của doanh nghiệp, nhất là đối với doanh nghiệp nhà nước; đã dần chuyển sang Nhà nước quản lý, điều tiết nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa bằng kế hoạch, chính sách, các công cụ thị trường và lực lượng vật chất cần thiết mà Nhà nước nắm; có sự phân cấp ngày càng nhiều hơn để phát huy tính chủ động, sáng tạo của địa phương và cơ sở. Từ chỗ xác định chủ lực thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá là Nhà nước và doanh nghiệp nhà nước; đã khẳng định rõ đó là sự nghiệp của toàn dân, của toàn xã hội, Nhà nước có chính sách để khơi dậy, phát huy các nguồn lực của nhân dân, của mọi thành phần kinh tế, đồng thời huy động và sử dụng có hiệu quả đầu tư của bên ngoài để công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Về cơ chế phân bổ nguồn lực để công nghiệp hoá, từ chỗ chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính của Nhà nước và chủ yếu giao cho doanh nghiệp nhà nước làm; đã dần chuyển sang phân bổ nguồn lực theo cơ chế thị trường, lấy tiêu chuẩn là hiệu quả kinh tế để đầu tư, Nhà nước có chính sách khuyến khích và ưu đãi cho một số ngành, lĩnh vực, địa bàn, doanh nghiệp vừa và nhỏ...

Để phát triển nhân tố con người lao động với tư cách là bộ phận quan trọng nhất của lực lượng sản xuất, trong những năm qua chúng ta cũng đã phát triển mạnh mẽ giáo dục - đào tạo... Sự quan tâm chăm sóc và đầu tư của xã hội, nhất là của Nhà nước cho 2 lĩnh vực này được tăng cường đáng kể. Đầu tư cho giáo dục trong tổng đầu tư ngân sách : năm 2000 là 15%, năm 2003 là trên 1 6%.

Quy mô giáo dục và đào tạo tiếp tục tăng ở tất cả các cấp, bậc học, trình độ đào tạo và ở các vùng, miền. Giáo dục mầm non được quan tâm phát triển, kể cả ở các vùng sâu, vùng xa; công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở được triển khai tích cực. Đến hết năm 2003, 19 tỉnh, thành phố đạt tiêu chuẩn phổ cập trung học cơ sỏ. Chất lượng đội ngũ giáo viên phổ thông có chuyển biến; cơ sở vật chất kỹ thuật của các trường học trên cả nước được tăng cường đáng kể, nhất là đối với các trường trọng điểm. Dân trí tiếp

64

tục được nâng cao. Đã bước đầu triển khai chiến lược giáo dục và quy hoạch phát triển mạng lưới các trường đào tạo; điều chỉnh cơ cấu đào tạo phù hợp hơn với nhu cầu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội về cơ cấu ngành, nghề và cơ cấu nhân lực. Phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng đào tạo các cấp.

Khoa học và công nghệ đã có bước phát triển phục vụ thiết thực hơn nhiệm vụ phát triển kính tế - xã hội. Khoa học xã hội và nhân văn đã tập trung nghiên cứu góp phần xây dựng các luận cứ khoa học của các chủ trương; đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy thực hiện Nghị quyết Đại hội IX. Khoa học tự nhiên và công nghệ đã tập trung hơn vào nghiên cứu ứng dụng, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Đã xuất hiện những nhân tố mới trong quá trình hình thành..và phát triển thị trường khoa học công nghệ ở nước ta. Tiềm lực khoa học và công nghệ được tăng cường, đang triển khai xây dựng 14 phòng thí nghiệm trọng điểm. Cơ chế quản lý khoa học và công nghệ tiếp tục đổi mới.

Sự phát triển của nhân tố con người trong lực lượng sản xuất còn là sự phát triển về trình độ học vấn, trình độ tay nghề, tình trạng sức khoẻ. Trên các lĩnh vực này chúng ta cũng đã làm được nhiều việc. Nhìn chung, sự nghiệp giáo dục ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể, đặc biệt trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới. Hệ thống giáo dục được phát triển theo hướng xã hội hoá các nguồn đầu tư, đa dạng hoá các hình thức giáo dục và đào tạo, dân chủ hoá công tác quản lý và hiện đại hoá nội dung, phương pháp, trang thiết bị dạy học.

Số lượng và tỷ lệ huy động học sinh đi học đạt mức khá và tăng dần qua các năm. Mức tăng trung bình hàng năm của các cấp tiểu học (1985- 1995) là 2,1%, cấp THCS là 1,8% và PTTH là 0,9%. Đặc biệt, từ khi có Nghị quyết 02-NQ/HNTW khoá VIII về giáo dục và đào tạo, số lượng học sinh THCS và PTTH khá cao, tốc độ tăng bình quân của thời kỳ 1995-1998 cấp THCS là 10,35% và PTTH là 16,77%/ năm. Tỷ lệ người biết chữ đã tăng từ 88% năm 1990 lên 90% trong thời kỳ 1996-1998 38, tr.203.

65

Cơ sở vật chất, chương trình đào tạo cũng đã được cải thiện, mạng lưới trường học phổ thông đã phát triển rộng khắp. Năm 1995, cả nước có 20.973 trường tiểu học và THCS, 1.521 trường PTTH; hầu hết các xã đã có trường tiểu học, phần lớn các xã ở vùng đồng bằng có trường THCS; số lớp học tăng từ 436.400 lớp năm 1995-1996 lên 493.700 lớp năm 1998-1999. Số lượng cán bộ giảng dạy ở tất cả các cấp học đều được tăng cường, số lượng giáo viên cả 3 cấp học tăng từ 398.700 người năm 1986-1987 lên 492.700 người năm 1995-1996 và 585.700 nghìn năm 1998-1999 101.

Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo đã xuất hiện một số nhân tố mới, các loại hình trường lớp được mở rộng như trường bán công, nội trú, trường dân lập, ... đã tạo thêm nhiều cơ hội học tập cho nhân dân. Các nguồn lực đầu tư cho giáo dục cũng có những chuyển biến tích cực, từ chỗ chỉ dựa vào ngân

Một phần của tài liệu Nhân tố con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)