Xây dựng hệ thống chính sách đảm bảo thực hiện công bằng xã hội trong từng bƣớc phát triển kinh tế để phát huy nhân tố con

Một phần của tài liệu Nhân tố con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay (Trang 120)

bằng xã hội trong từng bƣớc phát triển kinh tế để phát huy nhân tố con ngƣời

Công bằng xã hội một khi được xác lập trên cơ sở một lý luận vững

chắc, đạt tới mức cân đối, đồng kết, chặt chẽ sẽ không chỉ khơi dậy những quan tâm vật chất mà cả những quan tâm tinh thần cho mọi người dân nhằm cuối cùng đạt được mục tiêu xã hội cao cả là giải phóng cho con người, ngọn nguồn chính của sự phấn khởi xã hội và của lao động hăng say.

Công bằng xã hội một phần được thực hiện bằng chính sách xã hội. Hệ thống chính sách xã hội cần được hoạch định trên các quan điểm sau: + Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu, đồng thời phân phối dựa trên mức đóng góp các nguồn lực khác vào kết quả sản xuất và phân phối thông qua phúc lợi xã hội, đi đôi với chính sách điều tiết hợp lý, bảo hộ quyền lợi của người lao động.

+ Khuyến khích làm giàu hợp pháp, chống làm giàu phi pháp đi đôi với chăm lo xóa đói, giảm nghèo. Thu hẹp dần khoảng cách và trình độ phát triển về mức sống giữa các vùng, các dân tộc, các tầng lớp dân cư, đặc biệt quan tâm đến vùng căn cứ cách mạng và kháng chiến cũ, các gia đình chính sách; làm cho mọi người, mọi nhà đều tiến tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

+ Các vấn đề xã hội, chính sách xã hội đều được giải quyết theo tinh thần xã hội hóa, trong đó Nhà nước giữ vai trò nòng cốt.

Thực tiễn đổi mới đã cho chúng ta thấy rằng không chờ kinh tế phát triển cao rồi mới giải quyết các vấn đề xã hội, mà ngay trong từng bước và suốt quá trình phát triển, tăng trưởng kinh tế phải luôn gắn với tiến bộ và công bằng xã hội.

122

Các báo cáo của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) cũng chỉ ra rằng chỉ có tăng trưởng kinh tế không thôi thì không giải quyết được vấn đề người nghèo ở Việt Nam. Do đó, ở mức độ cao nhất, phải luôn luôn tạo được mối quan hệ thống nhất giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội. Đây là cốt lõi của quan điểm phát triển xã hội và là cơ sở cho việc tạo lập mối quan hệ thống nhất giữa kinh tế với chính trị và văn hoá, v.v..

Để tạo lập được sự thống nhất tương đối giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội, phát triển văn hoá và xây dựng con người, trong công tác điều hành vĩ mô, cần đặt trọng tâm vào những nhiệm vụ sau đây:

- Ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, song không được lơ là, chủ quan đối với quá trình "bung ra" của các khu vực kinh tế ngầm. Nghĩa là, ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất đồng thời phải từng bước xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Bằng những chính sách hợp lý, điều tiết quá trình phân phối xã hội để sự phân hoá giàu nghèo không vượt quá ngưỡng bất bình đẳng xã hội. Liên quan tới vấn đề này, để việc đánh thuế thu nhập có hiệu quả, cần hoàn thiện cơ chế quản lý việc làm và người lao động, việc trả công ở mọi thành phần kinh tế; đồng thời, cũng phải hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế các vùng lãnh thổ, tạo ra sự thu nhập hợp lý phù hợp với tình hình từng vùng và tương quan chung của cả nước. Dĩ nhiên điều đó không có nghĩa xác lập trở lại chủ nghĩa bình quân.

- Cải thiện tình trạng không có việc làm và thiếu việc làm ở đô thị và nông thôn. Liên quan tới vấn đề này, việc đa dạng hóa ngành nghề trong khu vực nông nghiệp, nông thôn và thành thị, tăng cường đào tạo nghề để mọi người lao động thích ứng được đòi hỏi của những ngành, nghề mới... là rất quan trọng.

- Tích cực giải quyết các tệ nạn xã hội, nhất là hoạt động kinh tế ngầm (buôn lậu, tham nhũng) và các tệ nạn ma tuý, mại dâm để loại trừ những

123

quan hệ ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, phát triển văn hoá, xây dựng con người. Trong lĩnh vực này, việc nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước, tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, nâng cao vai trò của quần chúng trong cuộc đấu tranh chống các tội phạm hình sự, các tệ nạn xã hội cần được hết sức coi trọng.

- Tích cực phát huy các giá trị văn hoá truyền thống và công bằng xã hội dân gian vốn không ảnh hưởng nhiều đến tăng trưởng kinh tế (như truyền thống tương thân tương ái, các quỹ bảo hiểm dân gian, v.v.).

- Thực hiện có hiệu quả và thiết thực Qui chế dân chủ ở cơ sở để nhân dân lao động có nhiều khả năng tham gia trực tiếp vào đời sống chính trị, văn hoá và xã hội. Đồng thời, mở rộng các hình thức "Nhà nước và nhân dân cùng làm" để từng bước xã hội hoá các hoạt động giáo dục, văn hoá, bảo đảm và tương trợ xã hội, nhằm nâng cao trình độ dân trí và tính tích cực xã hội của nhân dân lao động ở cả đô thị và nông thôn, khu công nghiệp và vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Nếu qui chế dân chủ ở cơ sở là cơ chế thực hiện dân chủ thì việc từng bước xã hội hoá hoạt động giáo dục, văn hoá và công tác bảo đảm tương trợ xã hội sẽ tạo lập cơ chế bảo đảm dân chủ cho nhân dân lao động.

Trong những năm gần đây, việc hoàn thiện, đồng bộ hoá hệ thống chính sách xã hội và tổ chức thực hiện có hiệu quả những chính sách đó đã mang lại nhiều kết quả rất khả quan. Điều đó biểu hiện rõ trong vấn đề giải quyết việc làm, triển khai hệ thống chính sách đối với người có công với nước cũng như những đối tượng dễ bị tổn thương, đấu tranh khắc phục từng bước những tệ nạn xã hội,...

Xuất phát từ những vấn đề đang đặt ra và cần tập trung giải quyết, Đại hội IX của Đảng nhấn mạnh hai vấn đề cơ bản nhất:

Một là, làm nổi bật bản chất, mục đích của hệ thống chính sách xã hội.

124

của nền văn hóa Việt Nam, thể hiện được lợi ích và trách nhiệm của cộng đồng xã hội nói chung và của từng công dân, điều chỉnh các mối quan hệ lợi ích giữa con người với con người, giữa con người với xã hội, nhằm mục đích cao nhất là thoả mãn những nhu cầu ngày càng cao về đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần trong xã hội, cải thiện đời sống nhân dân; phát huy tiềm năng nhân lực của đất nước. Mọi chính sách xã hội phải thực hiện theo tinh thần xã hội hóa.

Hai là, chỉ rõ nhiệm vụ của hệ thống chính sách xã hội và của từng

chính sách trong những năm trước mắt.

- Về nhiệm vụ chung của hệ thống chính sách xã hội, Đại hội khẳng định: trong những năm trước mắt, hệ thống chính sách xã hội hướng vào sự ổn định và lành mạnh hóa xã hội, thực hiện công bằng trong phân phối, bình đẳng trong các quan hệ xã hội, khuyến khích nhân dân làm giàu chính đáng và hợp pháp, sao cho người nghèo trở nên đủ ăn, người đủ ăn thì khá giả hơn, người giàu thì giàu thêm; góp phần điều tiết các quan hệ xã hội do tình trạng phân hóa giàu nghèo gây ra, khắc phục dần sự cách biệt giữa thành thị với nông thôn, giữa miền xuôi với miền núi.

- Về nhiệm vụ của các chính sách xã hội cụ thể

Giải quyết việc làm là một trong những chính sách cơ bản của quốc gia

lúc này. Bằng nhiều giải pháp, hàng năm phải tạo ra hàng triệu việc làm mới, tận dụng số ngày công lao động chưa dùng đến, nhất là trên địa bàn nông thôn và nông nghiệp. Cần khuyến khích các thành phần kinh tế mở mang các ngành nghề, các cơ sở sản xuất có khả năng sử dụng nhiều lao động. Khôi phục và phát triển các làng nghề, đẩy mạnh phong trào lập nghiệp của thanh niên và việc xuất khẩu lao động v.v... Sớm xây dựng và thực hiện chính sách trợ cấp cho người lao động thất nghiệp.

Chính sách xoá đói, giảm nghèo đuợc thực hiện thông qua những biện

pháp cụ thể, sát với từng tình hình địa phương để xóa nhanh các hộ đói, giảm dần tỷ lệ các hộ nghèo, tiếp tục tăng tổng nguồn vốn xóa đói, giảm nghèo,

125

mở rộng các hoạt động của ngân hàng phục vụ người nghèo. Nhà nước và các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội tạo các nguồn vốn cho vay để sản xuất. Thực hiện các chính sách bảo đảm xã hội nhằm tạo ra một ''mạng lưới an toàn'' trong cuộc sống cho mọi thành viên thuộc cộng đồng, bao gồm bảo hiểm xã hội cho mọi người lao động trong các thành phần kinh tế, cứu trợ xã hội cho những người gặp hoàn cảnh rủi ro, bất hạnh; ưu đãi xã hội đối với những người có công với nước.

Chính sách dân số phải nhằm vào việc kiểm soát sự phát triển dân số và

nâng cao chất lượng dân số phù hợp với những nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống phục vụ sinh đẻ, bảo đảm chất lượng sức khoẻ sinh sản, các dịch vụ giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe con người, các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, phân bố dân cư...

Chính sách chăm sóc, bảo vệ trẻ em cần được gắn liền với chiến lược

phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện cho trẻ em được sống trong môi trường an toàn và lành mạnh, được phát triển hài hòa về thể chất , trí tuệ, tinh thần và đạo đức.

Chính sách an ninh xã hội phải thể hiện tinh thần kiên quyết đấu tranh

chống tội phạm, ngăn chặn và bài trừ tệ nạn xã hội, giữ gìn trật tự xã hội và bảo vệ môi trường. Nhanh chóng lập lại kỷ cương xã hội, ngăn chặn những hành vi trái pháp luật, vi phạm những chuẩn mực đạo đức, vi phạm trật tự an toàn xã hội, gây ra những hiện tượng trái đạo lý, không văn hóa trong xã hội. Tạo sức mạnh toàn dân đấu tranh chống tham nhũng, chống HIV/AIDS, chống thói hư tật xấu, những lối sống không lành mạnh.

Chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ lao động phải thể hiện sự

công bằng trong phân phối và tôn vinh lao động sáng tạo, trọng dụng nhân tài. Sớm cải cách căn bản chế độ tiền lương, chế độ phụ cấp theo lương để người lao động đủ nuôi sống bản thân và thực hiện được nghĩa vụ với gia đình, toàn tâm toàn ý với công việc, nâng cao năng suất lao động và chất

126 lượng sản phẩm.

Việc thực hiện tốt chính sách xã hội sẽ góp phần xác lập, củng cố công bằng xã hội - một động lực căn bản cho việc phát huy nhân tố con người nhằm đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Công bằng xã hội là khái niệm nhằm chỉ mối quan hệ giữa cống hiến và được hưởng thụ giữa các cá nhân, cộng đồng từ xã hội. Công bằng xã hội được thực hiện khi các cá nhân, cộng đồng được hưởng thụ từ xã hội tương xứng với cống hiến, đóng góp của mình cho xã hội.

Trong quá trình phát triển lịch sử có nhiều hình thức phân loại công bằng xã hội, nhưng cơ bản nhất vẫn là hai hình thức: công bằng tuyệt đối và công bằng tương đối

Công bằng tuyệt đối là sự trùng khít và toàn diện giữa "cho" và "nhận" của cá nhân, cộng đồng đối với xã hội.

Công bằng tương đối là hình thức công bằng xã hội trong đó cá nhân, cộng đồng chỉ nhận được từ xã hội một phần giá trị tương đương, gần tương xứng với công lao, đóng góp của họ.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, có những cá nhân, những nhóm xã hội có những hoàn cảnh riêng biệt đã theo đuổi, ngoài những lợi ích chung, những lợi ích riêng tư của họ, nhưng vẫn quan tâm đến sự tăng tốc của tiến bộ kinh tế - xã hội với tư cách là điều kiện để nâng cao nhanh chóng trình độ đời sống. Cũng là tự nhiên, trong những người lao động của sản xuất vật chất, có những con người tích cực đổi mới, có đầu óc sáng tạo, nhưng cũng có người tiêu cực và bảo thủ. Cần cổ vũ, động viên những người trước để mở đường hơn nữa cho tinh thần sáng tạo của họ. Còn đối với những người sau thì cần làm cho họ thấy sự ưu việt của những quan hệ mới với việc áp dụng một cách hệ thống trong thực tiễn những nguyên tắc của công bằng xã hội.

Trong nền kinh tế nhiều thành phần hiện nay, chúng ta thấy xuất hiện ngày một nhiều những nhóm, những nhà doanh nghiệp, những người chủ

127

trang trại giàu có. Lao động của họ rất có hiệu quả, không chỉ nâng cao mức sống của cá nhân mà quan trọng hơn, còn thu hút nhiều nhân công, góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế. Xã hội đã dành cho họ không phải sự khinh miệt như xưa mà là sự tôn trọng, sự tôn vinh biểu hiện một sự công bằng xã hội mới đã nẩy mầm.

Công bằng xã hội chủ nghĩa không ngăn cấm chúng ta dành ưu tiên nào đó cho người lao động: không chỉ dừng lại ở yêu cầu "xoá đói, giảm nghèo" mà còn khuyến khích để họ cũng trở nên giàu có. Nhưng trên "sân chơi" thị trường thì sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế là "luật chơi" không thể thiếu. Hình thức công bằng xã hội đó có lợi cho sự phát triển của mọi hoạt động kinh tế.

Mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng làm nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội, đó là những hành động phi pháp của bọn buôn gian bán lận, trốn thuế, bọn tham nhũng v.v.. Tham nhũng ngày càng trở nên trầm trọng như một "quốc nạn". Công bằng xã hội đòi hỏi phải trừng trị thích đáng những con sâu mọt đó của xã hội, bất kể kẻ phạm tội thuộc cấp bậc nào. Những bọn đục khoét tài sản của nhân dân cũng chính là bọn người chiếm hữu tư nhân tư liệu sản xuất, cho nên chúng cũng chiếm đoạt lao động của người lao động, làm tha hoá người lao động và bản thân chúng cũng bị tha hoá bởi lẽ chúng bất lực không làm chủ được tư liệu sản xuất, tài sản xã hội. Giải phóng sự tha hoá người lao động trong chủ nghĩa xã hội chỉ có thể đạt được bằng cách loại bỏ tận gốc nguồn gốc nô lệ hoá người lao động, thiết lập sự công bằng xã hội. Những tệ nạn xã hội đó chỉ có thể giảm đi đáng kể, khi công bằng xã hội được thiết lập vững vàng trong Nhà nước pháp quyền, khi công bằng xã hội được đánh dấu bởi địa vị xứng đáng của người cán bộ trong bộ máy Nhà nước (không chỉ ở uy thế tinh thần mà còn ở tiền lương thoả đáng).

Rõ ràng là trong khung cảnh đó, Nhà nước phải không ngừng coi trọng mục tiêu là phát triển đều đặn trình độ thoả mãn những nhu cầu của mọi thành viên của cơ cấu xã hội. Một chính sách xã hội được coi là mạnh ở

128

chỗ có sự phân biệt về phúc lợi của các nhóm trong dân cư theo vai trò của họ trong sự phát triển kinh tế - xã hội của xã hội; sự góp phần tích cực vào sự phát triển hay sự làm suy yếu nó, sự đóng góp cá nhân hay tập thể về vốn, về trí tuệ cho sự cải thiện phúc lợi của toàn bộ xã hội. Chính tiếp cận có phân biệt đó đã làm cho chính sách xã hội trở thành một chính trị (có ý nghĩa chính trị).

Những kết quả của công bằng xã hội ở nước ta cho đến nay còn thấp

Một phần của tài liệu Nhân tố con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay (Trang 120)