MẶT HẠN CHẾ TRONG TÁC ĐỘNG CỦA NHÂN TỐ CON NGƯỜI ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM QUA,

Một phần của tài liệu Nhân tố con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay (Trang 86)

SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM QUA, NGUYÊN NHÂN

2.2.1. Hạn chế

Thứ nhất, để phát huy nhân tố con người trong đẩy mạnh công nghiệp

hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cần phải xác định rõ hệ thống giá trị xã hội của nhân tố con người trong nền kinh tế thị trường. Song, trên vấn đề này, chúng ta chưa làm được bao nhiêu, dẫn tới tình trạng một bộ phận nhân tố con người không ý thức rõ giá trị đích thực của mình, chạy theo một số giá trị thấp hèn; làm giảm, thậm chí, mất vị trí trong thực tiễn phát triển đất nước.

88

Dù với các định nghĩa rộng hẹp khác nhau, thì giá trị con người vẫn là kết tinh của mọi tri thức, tư tưởng, đạo đức, lối sống ..., mọi giá trị vật chất và tinh thần, mọi giá trị vật thể và phi vật thể thành những chuẩn mực, những thang giá trị, thước đo giá trị, định hướng giá trị trong cuộc sống. Nội dung cơ bản nhất của nhân tố con người kết tinh ở giá trị nhân cách trong hoạt động sống của con người. Giá trị nhân cách được hình thành qua quá trình xã hội hoá cá nhân và cá thể hoá, trong đó có giáo dục và đào tạo. Những giá trị xã hội và giá trị nhân cách được xây dựng trong điều kiện kinh tế thị trường tất yếu phải mang màu sắc kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường có đặc trưng cơ bản là hoạt động theo qui luật giá trị. Quy luật giá trị trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tác động đến phát triển con người thể hiện ở mối quan hệ giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần, giữa truyền thống và hiện đại, giữa dân tộc và thế giới, giữa con người với con người, giữa cá nhân với gia đình, cộng đồng, đất nước, giữa con người với môi trường; thể hiện ở việc khẳng định vai trò cá nhân của con người, phát huy tiềm năng của nhân tố con người.

Thứ hai, phát triển nhân tố con người phải theo hướng tận dụng và

phát huy những yếu tố tích cực của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời phải hạn chế tác động tiêu cực của nó. Trong những năm qua, chúng ta chưa có những biện pháp tốt để khắc phục tác động tiêu cực thuộc những mặt trái của kinh tế thị trường nên nhân tố con người trong đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng bị hạn chế đáng kể.

Kinh tế thị trường có những tác dụng tích cực nhất định, mặt khác, nó có những khuyết tật vốn có của nó, ảnh hưởng đến phát triển nhân tố con người: Dễ dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh bằng mọi thủ đoạn, vi phạm đạo đức con người; vì lợi nhuận tối đa, doanh nghiệp có thể lạm dụng tài nguyên của xã hội, gây ô nhiễm môi trường, vi phạm hiệu quả xã hội và kinh tế; phân phối thu nhập không công bằng, dẫn đến phân hoá giàu nghèo, tác động xấu tới đạo đức và tình người, mang lại những hậu quả xã hội không mong muốn; nhiều nguy cơ con người rơi vào khủng hoảng và thất nghiệp; nguy cơ phát triển chủ nghĩa cá nhân, vị kỷ, bản vị, dân tộc hẹp hòi

89 ...

Và nói chung, mặt trái đó làm nảy sinh nhiều vấn đề về phát triển văn hoá và xây dựng con người: sự phân hoá giàu nghèo, bất bình đẳng xã hội, sự thờ ơ với lợi ích chung, sự tha hoá về đạo đức, sự tuyệt đối hoá lợi ích riêng, sự giảm sút tinh thần cộng đồng ...

Bên cạnh những hạn chế do mặt trái của kinh tế thị trường, còn có những yếu kém, khuyết điểm trong chính sách phát triển và xây dựng con người đã được kể đến ngay từ Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 4 khoá VII và Hội nghị BCH TƯ lần thứ 5 khoá VIII.

Thứ ba, công tác quản lý Nhà nước trong quá trình hình thành cơ chế

thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn nhiều mặt hạn chế, đã ảnh hưởng đến việc phát huy nhân tố con người.

Nhà nước không chỉ có nhiệm vụ điều chỉnh thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mà còn thông qua cơ chế thị trường để phát huy sức mạnh của nhân tố con người - nhân tố quyết định đảm bảo sự thành công của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vai trò của quản lý nhà nước theo cơ chế thị trường đã có tác động tích cực trong việc phát huy các thành phần kinh tế phát triển; phát triển thị trường trong và ngoài nước; giữ được ổn định về cơ bản kinh tế vĩ mô; bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội; không ngừng cải thiện quan hệ quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn nhiều mặt yếu kém, chậm khắc phục, trong đó chủ yếu là do công tác quản lý nhà nước còn thiếu sót ảnh hưởng đến tính tích cực của nhân tố con người Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cụ thể:

* Cơ chế chính sách không đồng bộ và chưa tạo ra động lực mạnh để phát triển. Một số cơ chế, chính sách còn thiếu, chưa nhất quán, chưa sát với cuộc sống, thiếu tính khả thi. Nhiều cấp, nhiều ngành chưa thay thế, sửa đổi những quy định về quản lý nhà nước không còn phù hợp; chưa bổ sung

90

những cơ chế, chính sách mới có tác dụng giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất, khai thác nhiều hơn nữa các nguồn lực dồi dào trong các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp, các vùng và toàn xã hội. Có những chính sách đúng bị biến dạng qua nhiều tầng nấc hành chính quan liêu. Việc ban hành các văn bản pháp quy hướng dẫn thi hành luật còn chậm.

Môi trường đầu tư kinh doanh còn nhiều vướng mắc, do chưa thật sự chuyển mạnh và đồng bộ sang thể chế kinh tế thị trường. Chưa tạo đủ khung pháp lý cho sự hình thành và phát triển các thị trường, chưa kiểm soát và ngăn chặn được các thị trường ngầm gây nhiều hệ quả tiêu cực. Trong một số chính sách, trong cách giải quyết cán bộ của cơ quan chính quyền và trong tâm lý xã hội vẫn còn biểu hiện phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế. Nhà nước chậm xây dựng cơ sở pháp lý cho cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng...

Cơ quan nhà nước vẫn còn can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng chức năng quản lý đích thực của Nhà nước về kinh tế lại chưa được làm tốt, như công tác qui hoạch vừa kém chất lượng vừa thiếu hiệu lực; việc chỉ đạo thực hiện không nghiêm; việc quản lý, sử dụng tài chính và tài sản công còn lãng phí, kém hiệu quả, nhất là quản lý đất đai, quản lý đầu tư công cộng, mua sắm bằng công quỹ. Những thiếu sót đó đã ảnh hưởng sự tăng trưởng kinh tế, tính tích cực của nhân tố con người.

* Cơ cấu lao động chuyển dịch chậm, chưa khai thác được tiềm năng lao động, không phát huy được tính tích cực của nhân tố con người là do sự bất cập của hệ thống giáo dục và đào tạo lao động ở nước ta hiện nay. Mặc dù Nhà nước ta từ trước tới nay vẫn coi trọng công tác giáo dục, đào tạo và đã dành những khoản chi không nhỏ cho lĩnh vực này, song do chất lượng đào tạo thấp, nội dung lạc hậu, phương pháp giảng dạy không phù hợp, cách dạy và học nặng về thuộc lòng, rất kém tính sáng tạo và năng lực thực hành, bệnh chạy theo thành tích rất nặng, nên các hoạt động đào tạo đã không thể đáp ứng được các yêu cầu của thị trường lao động về nâng cao kỹ thuật, trình độ chuyên môn và chuyển đổi tay nghề của người lao động. Hơn thế

91

nữa, lĩnh vực đào tạo nghề nghiệp cho người lao động bị lãng quên trong một thời gian dài.

Bên cạnh đó, cơ cấu đào tạo cũng tỏ ra bất hợp lý: trong những thập kỷ gần đây, chúng ta đã quá thiên về đào tạo trong các bậc cao đẳng và đại học, mà xao nhãng việc đào tạo công nhân kỹ thuật và đào tạo nghề. Khu vực nông nghiệp và nông thôn chiếm hơn 70% tổng lực lượng lao động, hầu như không được đào tạo. Đến lượt mình các yếu kém nói trên lại trở thành rào cản cho việc tìm kiếm công ăn việc làm thích hợp, do vậy, đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thất nghiệp hoặc thiếu việc làm của người lao động, năng lực lao động không được khai thác phát huy, nhân tố con người không được quan tâm bồi dưỡng.

Ngày nay, nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là lực lượng lao động có kỹ năng và hàm lượng chất xám cao. Vì vậy, trong bối cảnh kinh tế tri thức đã xuất hiện và có xu hướng phát triển mạnh thì vấn đề hàng đầu hiện nay mà Nhà nước cần quan tâm là tiến hành cuộc cách mạng về giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao. Giáo dục và đào tạo đóng vai trò to lớn trong việc tạo ra một động lực mạnh mẽ sự gia tăng năng suất lao động, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, tạo đà tăng trưởng kinh tế; góp phần hạn chế bất công trong xã hội, tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận nhiều hơn với cơ hội việc làm và thu nhập, giáo dục còn là biện pháp gián tiếp có tác dụng làm giảm tỷ lệ sinh đẻ, dẫn đến gia tăng chất lượng cuộc sống cho từng thành viên trong gia đình; người nghèo có thêm điều kiện để tiếp thu và tiếp cận các biện pháp kế hoạch hoá gia đình. Do vậy, để tăng trưởng kinh tế phải không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát huy nhân tố con người là chìa khoá không thể thiếu cho sự phát triển.

* Việc lựa chọn đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ quản lý Nhà nước các cấp và cán bộ kinh doanh khu vực kinh tế Nhà nước còn nhiều thiếu sót. Việc giao chức quyền vào tay những cán bộ đã bị (hoặc dễ bị) thoái hoá về

92

phẩm chất đạo đức đã tạo điều kiện cho họ làm những việc sai trái. Nền kinh tế thị trường đã tạo điều kiện cho mọi người làm giàu chính đáng theo năng lực. Nhưng chính nó đã thôi thúc nhiều cán bộ quản lý lợi dụng chức quyền làm giàu bất chính.

Nhiều cán bộ quản lý dùng quyền lực mưu lợi cá nhân, "tham nhũng quyền lực", ăn chơi sa đoạ làm ảnh hưởng đến niềm tin của dân với Đảng,

với Nhà nước, kìm hãm sự phát huy nhân tố con người. Trong những năm qua, chúng ta chưa có những biện pháp đột phá để

phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của kinh tế thị trường đến việc phát triển nhân tố con người nên tác động của nhân tố con người cũng còn nhiều hạn chế. Tình hình đó có nhiều nguyên nhân.

Một phần của tài liệu Nhân tố con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)