KẾT LUẬN CHƯƠNG

Một phần của tài liệu Nhân tố con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay (Trang 54)

Kế thừa những tư tưởng triết học trước đây về con người, triết học Mác-Lênin tiến sâu hơn, rộng hơn vào thế giới con người trên lập trường duy vật và khoa học. Con người mà C.Mác quan niệm là con người hiện thực, là chỉnh thể thống nhất sinh học -xã hội; bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội; con người vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể của sự phát triển lịch sử - xã hội.

56

Nhân tố con người được tạo lập từ năng lực thể chất (thể hiện qua các chỉ số về chiều cao, cân nặng, sức khỏe, tuổi thọ gọi chung là thể lực của con người) và năng lực tinh thần (thể hiện trình độ học vấn, trình độ văn hóa, phẩm chất tạo nên trạng thái tinh thần của con người). Nhân tố con người là tổng hợp tất cả những phẩm chất, tri thức, năng lực của con người cùng hoạt động của họ vì lợi ích của sự phát triển con người cũng như để hoàn thiện các điều kiện sống, lao động, làm việc của con người, của toàn xã hội.

Nhân tố con người bao gồm các yếu tố: phẩm chất chính trị (trong xã hội có giai cấp), đạo đức, nhân cách, sức khoẻ cơ thể và sức khoẻ tinh thần, trình độ giáo dục - đào tạo về văn hoá và chuyên môn nghề nghiệp, trình độ học vấn, trình độ phát triển trí tuệ, năng lực sáng tạo, khả năng thích nghi được vận dụng cho sự phát triển xã hội được vận dụng trong hoạt động. Nhân tố con người Việt Nam là sự tiếp cận lịch sử - cụ thể của Việt Nam. Vì vậy, ngoài cái chung về nhân tố con người, cần phải tính đến đặc thù Việt Nam, từ đó, mới xác định được những yếu tố tác động đến việc phát huy nhân tố con người Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Phát huy nhân tố con người thực chất là tìm ra các giải pháp phù hợp để giải phóng sức lao động, khắc phục sự tha hóa con người, nâng cao hiệu quả tác động của con người tới sự phát triển xã hội.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình cải biến cách mạng xã hội từ xã hội ''truyền thống'' thành xã hội hiện đại, ''dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh''. Nó đụng chạm đến cả lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, cơ sở kinh tế và kiến trúc thượng tầng.

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá với nhân tố con người luôn đặt trong mối quan hệ biện chứng với nhau. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi phải không ngừng nâng cao chất lượng nhân tố con người Việt Nam, ngược lại, chính sự nâng lên không ngừng chất lượng nhân tố con người, chất lượng nguồn nhân lực lại tạo điều kiện cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước sớm đến thành công.

57

Với tư cách là nguồn động lực có tầm quan trọng đặc biệt, nhân tố con người Việt Nam vừa là lực lượng sáng tạo ra mọi giá trị vật chất và tinh thần, sáng tạo và hoàn thiện ngay chính bản thân mình, vừa là chủ nhân sử dụng có hiệu quả mọi nguồn giá trị ấy.

Trong thời đại khoa học và công nghệ đang phát triển mạnh mẽ, yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang đặt ra những đòi hỏi rất cao về nhân tố con người. Điều đó đang đặt nhân tố con người Việt Nam những thách thức mới, những đòi hỏi mới. Trong khi đó, do nhiều lý do khách quan và chủ quan, lịch sử và hiện tại, bên cạnh những nhân tố tích cực, cho phép phát huy mạnh mẽ vai trò nhân tố con người Việt Nam trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cũng có không ít sự bất cập rất lớn. Làm rõ vấn đề này chính là nhiệm vụ của chương 2 dưới đây.

58

Chương 2

Một phần của tài liệu Nhân tố con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay (Trang 54)