2.2.5.1 Vấn đề thoát nước thải:
Vấn đề còn nhiều bất cập, chất lượng của hệ thống thoát nước đã xuống cấp, không đáp ứng được yêu cầu. Trong nội thành, nước mưa, nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp được thoát chung qua hệ thống cống chung với các loại đường ống được xây dựng từ trước năm 1954. Hệ thống thoát nước của quận Hải An nói riêng hay hệ thống thoát nước chung của đô thị Hải Phòng hiện nay đã xuống cấp và không đáp ững được nhu cầu dẫn tới một số khu vực bị úng, ngập cục bộ khi có mưa, hay ứ đọng gây ô nhiễm.
Hệ thống cống thoát nước Hải Phòng khoảng 69,6 km cống trục chính, 192,3 km cống nhánh cấp 2,3 và có gần 4.200 gas. Hệ thống cống thoát được chia theo lưu vực gồm:
- Lưu vực thành phố cũ: có diện tích 240ha, nhờ có cao độ địa hình 4,2-4,7m các tuyến cống thoát nước đổ trực tiếp ra sông Tam Bạc và sông Cấm, song vào những ngày triều cao gây khó khăn cho việc thoát nước của thành phố.
43
- Lưu vực Đông Bắc Thành phố: có diện tích 950ha, các đường thoát nước chính theo trục Lê Lợi- Lê Lai, Lạch Tray, Đà Nẵng, quận Ngô Quyền đổ vào các hồ điều hoà Tiên Nga, Mắm Tôm, An Biên sau đó theo kênh Đông khê thoát ra cửa xả Máy Đèn. Một số cống trực tiếp đổ ra sông Cấm.
- Lưu vực Tây Nam Thành phố: nằm sát sông Lạch Tray, có diện tích 1.300ha, trên lưu vực có 2 hồ điều hoà: Hồ Sen, Dư Hàng, nước thải và nước chảy tràn thoát khá nhanh qua hệ thống cống trục đường Tô Hiệu-Trần Nguyên Hãn đổ trực tiếp ra sông Lạch Tray, số còn lại tập trung về 2 hồ và theo mương dẫn ra cống ngăn triều Vĩnh Niệm.
2.2.5.2 Về hạ tầng các khu xử lý chất thải:
Trên địa bàn quận Hải An đã và đang xây dựng các khu xử lý rác thải tập trung tại Tràng Cát, Đình Vũ và một số ga trung chuyển rác tại các phường. Đến nay, các khu xử lý rác đã hoạt động tương đối đồng bộ, đáp ứng yêu cầu xử lý chất thải của thành phố. Tuy nhiên, các chất thải, nhất là rác thải đô thị và khu công nghiệp chưa được xử lý và quản lý hiệu quả, thiếu quy hoạch đồng bộ cho việc xử lý chất thải.