Quan điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất quận Hải An, thành phố Hải Phòng (Trang 27)

28

Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố, từ luận chứng của phương án đến các điều kiện về kinh tế, chính trị, chính sách pháp luật; về tổ chức triển khai thực hiện, quản lý và giám sát quy hoạch…Vì vậy cần phải tiếp cận với nhiều hệ thống từ kỹ thuật đến các hệ thống chính sách, luật pháp, hệ thống quản lý, hệ thống giám sát; tiếp cận từ trên xuống, từ dưới lên để phân tích đánh giá.

1.4.1.2 Quan điểm phát triển vùng:

Quy hoạch phát triển vùng là khâu trung gian gữa quy hoạch quốc thổ và quy hoạch đô thị, nhằm khai thác tận dụng các lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên xã hội của một vùng để bố cục hợp lý sức sản xuất, phát triển kinh tế, xã hội và môi trường một cách có hiệu quả nhất.

Vùng có thể là khu vực liên tỉnh (hay nhiều bang như ở Hoa Kỳ), tỉnh, liên huyện, huyện, lưu vực sông hay chùm/chuỗi/hành lang/vành đai đô thị, khi chúng có những mối liên hệ khăng khít về thiên nhiên, về tài nguyên, về con người, về kinh tế và có chung những lợi ích. Trong số các vùng thì vùng liên tỉnh, liên huyện, liên đô thị, lưu vực sông là rất đáng quan tâm vì gặp phải vấn đề quản lý, kiểm soát vượt ra ngoài khuôn khổ tổ chức hành chính hiện hữu.

Nội dung của quy hoạch phát triển vùng có thể tóm lược như sau:

- Đánh giá tổng hợp tài nguyên, các mặt thuận lợi và các nhân tố hạn chế. - Bố cục công nghiệp hợp lý, xác định các ngành trọng điểm, xác định địa điểm cho các nhà máy và các đô thị công nghiệp, bố trí phân công hợp tác để cấu thành tổ hợp tối ưu.

- Bố cục hợp lý nông nghiệp (bao gồm nông, lâm, chăn nuôi, ngư, nghề phụ), kết hợp với phát triển công nghiệp thực phẩm và công nghiệp nhẹ, phân bổ đất đai cho các ngành nghề nông nghiệp, cho nhu cầu phát triển công nghiệp, giao thông, đô thị và các khu dân cư nông thôn, đồng thời đưa ra các biện pháp bảo vệ đất đai nông nghiệp màu mỡ không bị xâm phạm.

- Phân tích toàn diện xu thế phát triển dân số; đề ra các biện pháp phát triển nguồn nhân lực, phát triển văn hóa và giáo dục, tạo điều kiện nâng cao trình độ văn hóa và khoa học cho nhân dân.

- Quy hoạch thống nhất hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cấp vùng, dự báo nhu cầu tương lai đối với số lượng, đẳng cấp, quy mô và địa điểm các dự án kết cấu hạ tầng.

29

- Quy hoạch bảo vệ và nâng cấp môi trường, kết hợp chặt chẽ phát triển sản xuất với gìn giữ môi trường không khí, đất, nước mặt và nước ngầm; chú ý quản lý lưu vực sông.

- Quy hoạch sử dụng đất với nội dung bao gồm: điều tra tài nguyên đất và phân tích hiện trạng sử dụng đất; đánh giá chất lượng đất; dự báo nhu cầu sử dụng đất; bố cục dùng đất trong tương lai và quy hoạch phân khu cho các loại hình nhu cầu đất nông nghiệp (nông, lâm, chăn nuôi và các nhu cầu đặc thù khác); quy hoạch bảo vệ và nâng cấp tài nguyên đất đai.

- Quy hoạch hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn, bao gồm: phân tích quá trình diễn biến và đặc điểm hiện trạng hệ thống đô thị; dự báo mức độ phát triển đô thị; nghiên cứu đặc điểm đô thị hóa của vùng, đưa ra chính sách và mục tiêu cho đô thị hóa giai đoạn tới; đề xuất tính chất và phương hướng phát triển cho các đô thị chủ yếu, làm rõ nguyên tắc phân công hợp lý và liên hệ kinh tế giữa các đô thị; xác định quy mô dân số và đất đai cho từng giai đoạn phát triển đô thị; xác định cấu trúc không gian của hệ thống đô thị, khả năng xuất hiện các đô thị mới và sự phân bố của chúng.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất quận Hải An, thành phố Hải Phòng (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)