Thực trạng phát triểncơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất quận Hải An, thành phố Hải Phòng (Trang 39)

2.2.4.1 Hệ thống đường giao thông a. Đường hàng không

Trên địa bàn quận có sân bay quốc tế Cát Bi cách trung tâm thành phố 5 km có đường băng dài 2.000 m, sân ga rộng 10.000 m2, nhà ga có thể tiếp nhận 1.000 lượt khách/ngày; sân bay có thể tiếp nhận các loại máy bay Boeing 737, ATR 72. Tuy nhiên chất lượng còn thua kém nhiều so với các sân bay hiện đại về trang thiết bị, kỹ thuật hàng không cũng như trang thiết bị thông tin, chỉ huy, điều hành bay.

b. Đường bộ:

Trên địa bàn quận có nhiều tuyến đường bộ quan trong của thành phố như: + Quốc lộ 5 đoạn qua phạm vi nghiên cứu có chiều dài 2770 m, rộng 34m. + Tuyến đường 356 đi ra bán đảo Đình Vũ, đây là tuyến đường huyết mạnh vận chuyển hàng hóa cho toàn bộ khu công nghiệp Đình Vũ với lưu lượng xe rất lớn, tuy nhiên hiện nay tuyến đường này đang xuống cấp, không đáp ứng được nhu cầu, đây cũng là điểm thường xuyên xảy ra ách tắc trên địa bàn thành phố.

+ Đường Trần Hưng Đạo: L=1020m, B = 34m (Ngã 3 chùa vẽ - Ngã 3 Đoạn Xá)

+ Đường Trần Hưng Đạo: L= 3250m, B = 18m (Ngã 3 Đoạn Xá - Đập sông Cấm 1). - Giao thông đô thị:

Các tuyến chính:

+ Đường Văn Cao: L= 500m, B = 25m + Đường Cát Bi: L=2000m, B = 12m + Đường Ngô Gia Tự: L= 3180m, B= 11 14m + Đường từ cổng 8 sân bay đến bãi rác Tràng Cát: L=2160 m, B= 5,5 8,5 m

40

Ngoài ra còn lại là các tuyến khu vực thuộc các phường với tổng chiều dài 14,0km

Đường bộ trong nội quận hẹp, quy mô kỹ thuật chưa phù hợp với nhu cầu của thành phố. Tỷ trọng đất giành cho xây dựng đường 3,09% diện tích. Hệ thống giao thông tĩnh thiếu cả số lượng và chất lượng.

c. Giao thông đường thủy:

Cảng Hải Phòng và cảng Đình Vũ là hai cảng quan trọng nhất của cả nước và là cảng có quan hệ với nhiều nước trên thế giới. Hiện tại khu vực có 22 doanh nghiệp cảng biển với tổng chiều dài cầu cảng trên 5.000 m, trong đó có 3 cảng có khả năng tiếp nhận tàu từ 10.000 DWT, 8 cảng có khả năng tiếp nhận tàu từ 5.000 - 7.000 DWT, các cảng còn lại tiếp nhận dưới 5.000 DWT. Trong hệ thống cảng có 10 cảng chuyên dụng hàng lỏng (xăng, dầu, khí hoá lỏng) và 5 cầu cảng container. Sản lượng hàng hoá thông qua cảng ngày càng tăng.

2.2.4.2 Hệ thống thoát nước:

Hệ thống cống mới tập trung ở các khu dân cư (phường Đằng Hải, phường Cát Bi) và một số các trục đường chính (đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trần Hưng Đạo, Ngô Gia Tự, đường 356).

- Tổng chiều dài các tuyến ống chính (D500  D1000) là: 12.095 m * Hệ thống hồ điều hòa, kênh mương và cống ngăn triều :

- Hồ điều hòa: Hiện trong khu vực có hồ điều hòa Cát Bi với qui mô F=5,0 ha, hồ Phương Lưu làm nhiệm vụ điều hòa cục bộ cho khu dân cư phường Cát Bi, phường Đông Hải 1. Ngoài ra việc điều hòa cho khu vực khác được hỗ trợ bằng các đầm, hồ tự nhiên và kênh mương.

- Hệ thống kênh mương:

+ Kênh An Kim Hải đoạn từ cống Kiều Sơn đến cống Nam Đông. Chiều dài L = 4.650 m.

Mặt cắt lòng kênh B =15  20 m,

+ Kênh tưới,tiêu: đoạn từ ngã ba Hạ Đoạn đến cống Nam Hải. Chiều dài L = 3.300 m.

Mặt cắt lòng kênh B = 1215m

+ Kênh vườn Dừa (Từ trạm bơm vườn Dừa đến đường Ngô Gia Tự) Chiều dài L = 1900m

Mặt cắt lòng kênh B = 10m

41 Chiều dài L = 4.050 m. Mặt cắt lòng kênh B=12,0 m

+ Kênh tưới tiêu cấp II (gồm các kênh phục vụ cho canh tác) Tổng Chiều dài L = 8.500 m.

Mặt cắt lòng kênh B = 810 m - Cống ngăn triều

Trên phạm vi toàn quận có 4 cống chính gồm: + Cống Phú Xá

+ Cống Nam Đông + Cống Nam Hải + Cống Cát Bi

Ngoài ra còn có các cống tiêu dưới đê với tiết diện B = 1,21,5 m phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản.

2.2.4.3 Hệ thống đê biển:

Hệ thống đê quốc gia kéo dài từ cống Phú Xá đến cầu Rào với tổng chiều dài L=15,0 Km, cao trình mặt đê từ +5,5 m  6,5 m ( Cao độ Hải Phòng ).

- Bề rộng mặt đê : 3,0m - Mái dốc m = 1/3

Phía cuối xã Tràng Cát mái đê được gia cường bằng kè đá và tấm BTCT

2.2.4.4. Hiện trạng cấp nước:

* Nguồn nước

- Nguồn nước cấp cho quận Hải An lấy từ nhà máy nước An Dương, nguồn nước thô cấp từ sông Đa Độ qua kênh Hoà Bình và Xiphong Lạch Tray

* Mạng lưới đường ống :

- Khu vực được cấp nước mạng lưới chưa hoàn chỉnh .Tổng chiều dài đường kính ống có tiết diện:

200 mm, L = 8150m.

300 mm, L = 4100m. 400 mm, L = 1250m.

Hiện nay Công ty cấp nước đang triển khai dự án 2A- xây dựng tuyến ống cấp nước 700 từ nhà máy nước chạy dọc đường Nguyễn Bỉnh Khiêm đến ngã 3 Đoạn Xá và ống D500 từ ngã 3 Đoạn Xá đi Đình Vũ.

42

Nguồn nước cấp chủ yếu cho công nghiệp và sinh hoạt ở là nguồn nước mặt tại hệ thống sông Đa Độ, sông Rế, sông Giá, sông Cấm, sông Lạch Tray... Theo các số liệu đo đạc, khảo sát ở các đề tài điều tra cơ bản, đánh giá tác động môi trường... cho thấy chất lượng nguồn nước cấp thường không ổn định, bị nhiễm mặn, nhiễm phèn và độ cứng cao. Phần lớn nước dùng để cấp cho các nhà máy nước được dẫn từ các sông nhỏ, ít bị mặn nhưng lại chịu ảnh hưởng của phân bón hoá học và thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp.

Đến nay chỉ có phường Cát Bi là có hệ thống cấp nước hoàn chỉnh được đầu tư theo chương trình của thành phố, các phường khác như Đằng Hải chỉ có 50% số hộ được dùng nước sạch, phường Đằng Lâm là 80%, Đông Hải 1, và Đông Hải 2 là 95 %.

2.2.4.5 Cấp điện, thông tin kiên lạc

a. Nguồn điện:

Nguồn điện cấp cho quận Hải An hiện nay lấy từ trạm 110/35/6KV - 50 MW Cửa Cấm, thông qua trạm trung gian 35/6KV Cát Bi.

Trạm 110/22 KV - 25 MW Cát Bi đã đưa vào vận hành từ tháng 10 năm 2003 sẽ dần thay thế lưới 6kV trong toàn quận.

Toàn bộ quận được cung cấp bởi mạch vòng 6 KV và đường dây 35 KV. b. Thông tin liên lạc:

Sử dụng hình thức thông tin: Điện thoại tự động, điện báo, fax, truyền số liệu, thông tin di động, thông tin duyên hải, thông tin VF.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất quận Hải An, thành phố Hải Phòng (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)