c, Điểm yếu:
2.6.4. Cơ hội và thách thức của công ty:
Cơ hội:
- Kinh tế nước ta duy trì mức tăng trưởng ổn định; - Nguồn lao động dồi dào với nhân công tương đối rẻ;
- Việt Nam là thành viên của của Tổ chức thương mại quốc tế WTO; - Ngành năng lượng có vai trò to lớn và quan trọng đối với mỗi quốc gia;
- Ngành thủy điện đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu tương đối cao cho việc xây dựng cơ sở và trang bị máy móc thiết bị hiện đại, nhưng chi phí vận hành tương đối thấp nên cơ cấu chi phí trên doanh thu không cao, góp phần tạo nguồn lợi nhuận ổn định. - Nhu cầu về điện sản xuất và sinh hoạt tăng trưởng theo mức độ tăng trưởng kinh tế và hoạt động công nghiệp nên nguồn doanh thu thủy điện ổn định.
- Với sự hỗ trợ đắc lực của các cổ đông sáng lập là các công ty hoạt động trong lĩnh vực điện lực, trong đó sự hỗ trợ tối đa của Điện lực Gia Lai là điện lực địa phương đã tạo ra những điều kiện thuận lợi giúp Công ty trong hoạch định kế hoạch kinh doanh và phát triển trong ngành thủy điện.
- Lượng nước mưa trong khu vực các nhà máy thủy điện của Công ty tương đối ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác hết công suất các nhà máy để đạt được kế hoạch sản xuất đã đề ra trong các năm.
- Bộ máy quản trị điều hành Công ty đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm qua nhiều năm hoạt động tại các đơn vị điện lực, góp phần tăng hiệu quả hoạt động doanh nghiệp và quản lý dự án. Đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình và có trình độ chuyện môn đáp ứng được yêu cầu công việc.
- Công ty được hưởng nhiều chế độ ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp trong nhiều năm hoạt động.
Thách thức:
- Thiếu lao động có trình độ chuyên môn cao;
- Công ty thành lập muộn hơn so với các công ty cùng ngành trong khu vực
- Kinh tế phát triển cộng thêm yếu tố hội nhập của kinh tế nước nhà đã làm gia tăng cạnh tranh đáng kể trong tất cả các lĩnh vực. Đặc biệt sự gia tăng về số lượng nhà máy thủy điện vừa và nhỏ trong khu vực miền Trung và Tây Nguyên sẽ tạo ra những rủi ro cạnh tranh nhất định cho Công ty khi các nhà máy thủy điện đồng loạt đi vào hoạt động.
- Nguồn vốn xây dựng các dự án thuỷ điện của Công ty phần lớn là vốn vay, do đó việc điều chỉnh lãi suất cho vay của các ngân hàng sẽ ảnh hưởng nhiều đến cơ cấu chi phí.
- Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, lạm phát và biến động giá nguyên vật liệu xây dựng trong năm 2008 và 2009 cộng với những bất cập trong thủ tục đầu tư xây dựng đã tác động không nhỏ đến tiến độ xây dựng công trình nhà máy H’Mun. Trong năm 2010, lượng nước mưa tự nhiên thấp do ảnh hưởng của thay đổi khí hậu toàn cầu làm giảm doanh thu khai thác và kinh doanh điện của Công ty.
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ CẢI THIỆN CẤU TRÚC VỐN VÀ GIẢM THẤP CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY
Qua những gì đã phân tích từ số liệu thực tế tại công ty Cổ phần Thủy điện Gia Lai ta thấy được những ưu điểm, lợi thế cũng như những tồn tại hiện nay của công ty. Bên cạnh đó, việc phát huy những ưu điểm, thế mạnh của công ty thì việc khắc phục những tồn tại của Công ty là điều cấp bách cần phải làm.
Trên cơ sở phân tích về tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của công ty Cổ phần Thủy điện Gia Lai, em xin đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao khả năng tài chính của công ty, với mục tiêu phát huy nội lực, tái cấu trúc vốn và giảm thấp chi phí sử dụng vốn dựa vào những điểm em cho là chưa hợp lý tại công ty.