Phân tích độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh:

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Thủy điện Gia Lai (Trang 26)

Độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh (DOL) của một doanh nghiệp sẽ tiến đến cực đại khi sản lượng của doanh nghiệp tiến gần đến sản lượng hòa vốn Qo.

Đòn bẩy kinh doanh dùng các chi phí hoạt động cố định làm điểm tựa: khi một doanh nghiệp sử dụng các chi phí hoạt động cố định, một thay đổi trong doanh thu sẽ được phóng đại thành một thay đổi tương đối lớn trong thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT). Tác động của việc sử dụng các chi phí cố định này được gọi là độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh (DOL).

DOL đánh giá tỷ lệ % thay đổi EBIT khi doanh thu thay đổi 1%.

Qua công thức trên ta thấy định phí đóng vai trò quan trọng trong việc khuếch đại lợi nhuận cũng như rủi ro của doanh nghiệp. Định phí càng cao thì độ nghiêng đòn cân định phí càng lớn, kéo theo sự gia tăng nhanh của EBIT; ngược lại, nếu doanh thu giảm thì EBIT cũng giảm đi rất nhanh. Do đó cần phải xác định rõ ràng phương hướng tăng giảm của doanh số để xác định một tỷ lệ đòn bẩy kinh doanh thích hợp. Sản lượng càng gần với sản lượng hòa vốn thì độ nghiêng của đòn cân định phí càng tạo nhiều rủi ro cho doanh nghiệp, lúc này doanh nghiệp có nguy cơ rơi vào khoảng “lỗ”. Như vậy để giảm thiểu rủi ro kinh doanh thì doanh nghiệp cần phải có biện pháp nhằm tăng sản lượng vượt càng xa sản lượng hòa vốn càng tốt.

Điều này không có nghĩa là doanh nghiệp cần phải giảm định phí và tăng sản lượng để giảm thiểu rủi ro. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay, doanh nghiệp chịu sức ép rất lớn, buộc phải tăng đầu tư vào máy móc thiết bị, nhằm hiện đại hóa quy trình sản xuất, tạo ra sản phẩm tốt, có chất lượng cao, giảm giá thành, từ đó định phí tăng thêm rất nhiều. Hơn nữa, chiến lược mở rộng thị phần cũng góp phần làm tăng định phí. Như vậy trong tương lai, điểm hòa vốn và định phí càng bị đẩy lên một mức cao hơn.

Tóm lại, ta có thể xem độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh như một dạng rủi ro tiềm ẩn, bản thân nó không tạo ra rủi ro cho doanh nghiệp, nó chỉ tác động làm gia tăng rủi ro khi có sự biến động doanh thu và chi phí sản xuất. Việc sử dụng đòn bẩy phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm của từng ngành nghề hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp. EBIT + F DOL = EBIT Qo*(P - v) = Qo*(P - v) - F

1.2.2.2. Đòn bẩy tài chính DFL: Degree Financial Leverage a. Khái niệm: a. Khái niệm:

Đòn bẩy tài chính là việc sử dụng các chi phí tài chính cố định như lãi vay hay lợi tức cổ phần ưu đãi, nhằm khuếch đại lợi nhuận của chủ sở hữu doanh nghiệp. Đòn bẩy tài chính xuất hiện khi doanh nghiệp quyết định tài trợ cho phần lớn tài sản của mình bằng nợ vay. Khoản nợ vay của doanh nghiệp sẽ trở thành khoản nợ phải trả, lãi vay được tính dựa trên số nợ gốc này. Một doanh nghiệp chỉ sử dụng nợ khi họ có thể chắc rằng tỷ suất sinh lợi trên tài sản cao hơn lãi suất vay nợ.

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Thủy điện Gia Lai (Trang 26)