Những nguyên tắc cơ bản khi xây dựng CTV của doanh nghiệp:

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Thủy điện Gia Lai (Trang 41)

b, Xác định độ lớn đòn bẩy tổng hợp:

1.2.7. Những nguyên tắc cơ bản khi xây dựng CTV của doanh nghiệp:

1.2.7.1. Nguyên tắc tương thích:

Trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp bao giờ cũng có phần tài sản và phần nguồn vốn. Trong nguồn vốn có Nợ và Vốn chủ sở hữu, phần tài sản gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Một cấu trúc vốn luôn được xây dựng trên cơ sở tương thích giữa tài sản và nguồn vốn. Nguồn vốn vay ngắn hạn thì được tài trợ để thanh toán tài sản lưu động cũng như thanh toán tiền nhân viên, mua nguyên vật liệu cho sản xuất. Ngược lại, nguồn vốn vay dài hạn và VCSH sẽ được tài trợ để mua trang thiết bị, TSCĐ, xây dựng nhà xưởng...Nguyên tắc tương thích còn thể hiện trong cấu trúc vốn của từng ngành nghề kinh doanh. Đối với ngành nghề kinh doanh có chu kỳ sống ngắn, vòng quay sản phẩm nhanh được tài trợ bằng nhiều vốn vay ngắn hạn, còn với ngành nghề có chu kỳ kinh doanh dài được tài trợ bằng VCSH và nợ dài hạn.

1.2.7.2. Nguyên tắc cân bằng tài chính:

Nguồn tài trợ cho một tài sản cụ thể trong một thời gian không thấp hơn thời gian chuyển hóa của tài sản đó. Tài sản có thời gian sử dụng trên 1 năm được tài trợ

bởi nguồn vốn dài hạn . Nguồn vốn ngắn hạn có thời hạn duwois 1 năm dùng để tài trợ tài sản có thời gian sử dụng dưới 1 năm. Từ bảng cân đối kế toán ta có thể xác định mối tương quan giữa phần vốn dài hạn dùng tài trợ tài sản ngắn hạn, phần vốn sử dụng này được gọi là vốn luân chuyển.

1.2.7.3. Nguyên tắc kiểm soát:

Mục tiêu chính của các chủ sở hữu là nắm quyền kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp. Các chủ sở hữu không muốn chia sẻ quyền kiểm soát vì thế có thể làm cản trở khả năng huy động vốn. Do vậy, để đảm bảo nguyên tắc này đòi hỏi các chủ sở hữu doanh nghiệp phải huy động từ nguồn vốn cổ phần ưu đãi hay cổ phần thường hoặc cả hai. Tuy nhiên, điều này đôi khi không thực thi trong thực tiễn vì không phải lúc nào cũng có thể huy động thêm nguồn vốn tài trợ từ phát hành cổ phần, điển hình khi nền kinh tế đang lâm vào tình trạng khủng hoảng, cổ phiếu của doanh nghiệp đang mất giá, tình hình tài chính của doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả… thì cơ hội phát hành cổ phiếu thành công là điều hết sức khó khăn.

Đối với nguồn tài trợ nợ thì các chủ nợ không có tiếng nói trong việc lựa chọn và điều hành của doanh nghiệp, nhưng khi doanh nghiệp không trả nợ đúng hạn thì các chủ nợ có thể tịch thu tài sản của doanh nghiệp để đảm bảo trái quyền của họ, hoặc trong nhiều trường hợp các chủ nợ có thể đò hỏi thông tin về mục đích sử dụng khoản nợ vay, cũng có thể làm tiết lộ thông tin mà doanh nghiệp đang nắm giữ.

1.2.7.4. Nguyên tắc tối đa hóa giá trị doanh nghiệp thông qua đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận: ro và lợi nhuận:

Khi xác lập cấu trúc vốn của doanh nghiệp là cần thiết và phải kết hợp cả hai yếu tố rủi ro tài chính và tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp. Rủi ro tài chính của doanh nghiệp là tính khr biến tăng thêm của thu nhập mỗi cổ phần với xác suất gia tăng của khả năng mất khả năng chi trả bắt nguồn từ việc doanh nghiệp sử dụng các nguồn vốn có chi phí cố định như là nợ hay cỏ phần ưu đãi trong cấu trúc vốn của

mình. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính có thể giúp khuếch đại EPS, nhưng đồng thời cũng gia tăng rủi ro đối với các nhà cung cấp vón cho doanh nghiệp.

1.2.7.5. Nguyên tắc sử dụng chính sách tài trợ linh hoạt:

Chính sách tài trợ linh hoạt là khả năng điều chỉnh nguồn vốn tăng lên hay giảm xuống đáp ứng với các thay đổi quan trọng trong nhu cầu về vốn ở những thời điểm khác nhau. Vấn đề đặt ra với doanh nghiệp là luôn phải xây dựng những phương án linh hoạt, phương ấn mở khi nhu cầu vốn thay đổi do mở rộng đầu tư, đa dạng hóa đầu tư hay do tính chất thời vụ của hoạt động kinh doanh. Điều đó không chỉ cho phép sử dụng vốn sẵn có vào bất kỳ thời điểm nào cần thiết mà còn làm tăng khả năng mặ cả khi giao dịch với một nhà cung cấp vốn.

1.2.7.6. Nguyên tắc thời điểm thích hợp:

Đây là nguyên tắc gắn liền với chu kỳ sống của doanh nghiệp. Khi ở giai đoạn khởi sự, việc huy động nguồn vốn nợ là hết sức khó khăn vì đối với các nhà cung cấp vốn, doang nghiệp chưa thể hiện được các thông tin tài chính cần thiết để tạo niềm tin. Do đó, nguồn vốn quan trọng trong giai đoạn này là vốn cổ phần. Trong giai đoạn tăng trưởng, nguồn vốn quan trọng cũng chính là vốn cổ phần, thu nhập giữ lại, và có thể sử dụng một phần tài trợ nợ. Trong giai đoạn sung mãn thì doanh nghiệp có thể sử dụng và khai thác tói đa lợi ích của đòn bẩy tài chính , đây là một công cụ quan trọng không chỉ kéo dài thời gian của giai đoạn này mà còn hữu ích cho hoạt động tái cấu trúc vốn để đưa doanh nghiệp không lâm vò giai đoạn cuối cùng là suy thoái.

Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn ở khía cạnh chu kỳ sống của doanh nghiệp thì chưa đủ mà điều quan trọng hơn là việc huy động vốn cổ phần hay gia tăng nợ vào thời điểm nào trong chu kỳ sống của doanh nghiệp phải gắn chặt với đặt điểm của nền kinh tế, cụ thể là tùy thuộc vào tình hình tăng trưởng của nề kinh tế. Khi nền kinh tế đang trong giai đoạn tăng trưởng, tỷ số giá thu nhập của cổ phần thương có thể tăng, do đó doanh nghiệp có thể thỏa mãn ý muốn bằng gia tăng thêm cổ phần thường. Bằng cách định thời điểm phát hành cổ phần thường để đạt được càng nhiều

càng tốt lợi ích cho mỗi cổ phần, doanh nghiệp có thể tối thiểu hóa số cổ phần cần thiết để huy động một lượng vốn cho sẵn, tránh được tình trạng loãng giá. Không những thế, với sự gia tăng của vốn cổ phần thường còn nhằm cung cấp khả năng điều động cho phát hành nợ sau này trong giai đoạn phục hồi sắp tới của chu kỳ kinh doanh.

1.2.8. Mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và giá trị doanh nghiệp:

Tài nguyên cơ bản của một doanh nghiệp là dòng tiền do tài sản của doanh nghiệp tạo ra. Khi doanh nghiệp được tài trợ hoàn toàn bằng vốn cổ phần thường, tất cả các dòng tiền đó thuộc về các cổ đông. Khi doanh nghiệp phát hành cả chứng khoán nợ và chứng khoán cổ phần thường, doanh nghiệp phải phân chia các dòng tiền thành hai dòng: một dòng tương đối an toàn thuộc về chủ nợ và một dòng rủi ro hơn thuộc về cổ đông.

Sự kết hợp các chứng khoán và nợ vay khác nhau của doanh nghiệp được gọi là cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Lựa chọn cấu trúc vốn là một vấn đề quan trọng, doanh nghiệp có thể phát hành hàng tá các chứng khoán khác nhau và vô số cách kết hợp, nhưng phải cố gắng tìm một kết hợp đặc thù làm tối đa hóa tổng giá trị thị trường của mình.

1.3. CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN:1.3.1. Khái niệm: 1.3.1. Khái niệm:

Chi phí sử dụng vốn là giá phải trả cho việc sử dụng nguồn tài trợ. Là tỷ suất sinh lợi mà các nhà đầu tư trên thị trường yêu cầu khi đầu tư vào các chứng khoán của công ty.

Chi phí sử dụng vốn của một doanh nghiệp được định nghĩa là chi phí sử dụng các nguồn vốn của doanh nghiệp đó. Nó còn được gọi là tỷ suất sinh lợi đòi hỏi vì nó định rõ tỷ suất sinh lợi tối thiểu cần thiết mà các nhà đầu tư của doanh nghiệp đòi hỏi. Chi phí sử dụng vốn là cái giá mà doanh nghiệp phải trả cho việc sử dụng nguồn tài trợ, đó là nợ vay, cổ phần ưu đãi, thu nhập giữ lại, cổ phần thường và doanh nghiệp sử dụng những nguồn tài trợ này để tài trợ cho các dự án đầu tư

mới. Khi tính chi phí sử dụng vốn thì phải lấy chi phí của các nguồn tài trợ dài hạn mà doanh nghiệp đang sử dụng hay nói cách khác nguồn vốn vay ở đây phải là nguồn vốn vay dài hạn, có thể hiểu một cách đơn giản khi muốn tiến hành đầu tư vào một dự án thì nguồn vốn đầu tư phải lấy từ nguồn tài trợ dài hạn.

1.3.2. Chi phí sử dụng các loại vốn:

Mỗi nguồn vốn được huy động để sử dụng cho hoạt động của doanh nghiệp đều phải trả một khoản tiền cho quyền sử dụng nguồn vốn đó. Khoản phải trả này gọi là chi phí sử dụng vốn.

Chi phí sử dụng vốn bao gồm chi phí phải trả cho việc sử dụng nợ vay và chi phí trả cho việc đầu tư bằng nguồn vốn chủ sở hữu, dưới các hình thức bổ sung bằng các lợi nhuận chưa phân phối hoặc bằng các quỹ chuyên dùng của doanh nghiệp.

- Chi phí sử dụng nợ phải trả (vốn vay): Nếu sử dụng vốn vay ngân hàng thì phải trả lãi vay, nếu sử dụng nợ do phát hành trái phiếu thì phải trả cho trái chủ một khoản lợi tức nhất định theo lãi suất đã ghi trên trái phiếu.

- Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu bao gồm: Doanh nghiệp nhà nước thường sử dụng nguồn vốn ngân sách cấp, chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng nguồn vốn, với nguồn vốn này doanh nghiệp còn sử dụng nguồn vốn tự bổ sung, trong trường hợp này chi phí sử dụng vốn chỉ là chi phí cơ hội. Đối với các doanh nghiệp sử dụng vốn liên doanh liên kết hoặc vốn cổ phần thì phải trả lãi cho người góp vốn và trả lợi tức cổ phần cho cổ đông.

- Chi phí sử dụng vốn bình quân (The weighted average cost of capital – WACC).

1.3.2.1. Chi phí sử dụng vốn vay:

Là khoản chi phí phải trả (còn gọi là lãi) cho người cho vay, ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác.

Nếu công ty huy động nợ dưới hình thức là vay của các tổ chức tài chính trung gian thì chi phí sử dụng nợ trước thuế là lãi suất thỏa thuận giữa hai bên. Nếu

là phát hành trái phiếu thì chi phí sử dụng nợ trước thuế là lãi suất trái phiếu khi đáo hạn.

Có 2 loại vốn vay: Vốn vay ngắn hạn và vốn vay dài hạn. Về nguyên tắc, cách tính chi phí sử dụng vốn các nguồn này là giống nhau. Khi tính chi phí sử dụng vốn vay, cần tính chi phí sử dụng vốn vay trước thuế và chi phí sử dụng vốn vay sau thuế.

a. Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế: * Đối với khoản vốn vay ngắn hạn: * Đối với khoản vốn vay ngắn hạn:

Chi phí sử dụng vốn trước thuế được tính theo công thức sau:

rd= (1+ i / n) ^ n - 1

Trong đó:

rd: Chi phí sử dụng vốn vay ngắn hạn; i: Lãi suất một năm;

n: Số kỳ tính lãi trong một năm.

* Đối với khoản vốn vay dài hạn:

- Trường hợp vay vốn từ các tổ chức tín dụng:

Thông thường, lãi suất vay dài hạn sẽ được quy định trong hợp đồng vay vốn. - Trường hợp huy động vốn bằng phát hành trái phiếu:

Chi phí sử dụng vốn trái phiếu được tính theo công thức gần đúng sau: rd =

Trong đó:

rd: Chi phí sử dụng vốn trái phiếu;

CF: Tiền lãi phải trả cho nhà đầu tư trái phiếu vào cuối mỗi kỳ; Pn: Mệnh giá của trái phiếu;

Po: Thị giá trái phiếu;

n: Thời gian tồn tại của trái phiếu.

CF + (Pn – Po)/N (Pn – Po)/2

b. Chi phí sử dụng vốn vay sau thuế:

Chi phí sử dụng vốn vay sau thuế là chi phí sử dụng vốn mà nhà đầu tư thực trả khi sử dụng nợ vay. Vì khi sử dụng nợ vay nhà đầu tư nhận được khoản lợi ích từ tắm chắn của thuế do lãi vay được phép khấu trừ vào lợi tức chịu thuế.

rd’= rd* (1 - tỷ suất thuế thu nhập doanh nghiệp) 1.3.2.2. Chi phú sử dụng vốn chủ sở hữu:

* Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường đang lưu thông (re):

Là tỷ suất sinh lợi trên mỗi cổ phần mà các nhà đầu tư trên thị trường vốn kỳ vọng.

Theo mô hình định tăng trưởng cổ tức (DCF):

Trong đó:

re: Tỷ suất sinh lời kỳ vọng của nhà đầu tư; g: Tỷ lệ tăng trưởng cổ tức của doanh nghiệp; Po: Giá bán một cổ phiếu;

D1: Cổ tức vừa trả.

Theo mô hình định giá tài sản vốn (CAMP):

re= rf + βe * (rm– rf)

Trong đó:

re: Tỷ suất sinh lời kỳ vọng của nhà đầu tư; rf: Lãi suất phi rủi ro;

(rm– rf): Lãi suất đền bù rủi ro của thị trường;

Rủi ro hệ thống của tài sản đầu tư so với rủi ro bình quân của thị trường gọi là hệ số βe

Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường mới phát hành (rne):

D1 Rne = Pt + g Re = D1 + g Do * (1+g) Po + g P1 =

Trong đó:

rne: Chi phí sử dụng vốn do phát hành cổ phần mới;

D1: Cố tức các cổ đông mong muốn đạt được sau một năm; * Chi phí của lợi nhuận giữ lại (rs):

Là phần lợi tức từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mà các cổ đông lẽ ra được chia, nhưng doanh nghiệp giữ lại để tái đầu tư.

Trong đó:

rs: Chi phí của lợi nhuận giữ lại;

D1: Lợi tức trên mỗi cổ phần thường kỳ sắp tới; Po: Giá bán cổ phần hiện tại;

g: Tỷ lệ tăng trường hàng năm.

1.3.2.3. Chi phí sử dụng cổ phần ưu đãi:

Cổ phần ưu đãi được xem như một loại nguồn vốn chủ sở hữu đặc biệt của doanh nghiệp. Những cổ đông ưu đãi sẽ được nhận cổ tức nhất định như đã công bố với thứ tự ưu tiên, trước khi lợi nhuận thuần được phân phối cho các cổ đông nắm giữ cổ phiếu thường.

rp = Trong đó:

rp: Chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi; Dp: Cổ tức của cổ phần ưu đãi;

Po: Giá cổ phần hiện tại;

f: Tỷ lệ phần trăm chi phí phát hành cổ phần mới.

D1 Rs = Po + g Dp Po* ( 1 - f )

1.3.2.4. Chi phí sử dụng vốn bình quân WACC:

Vốn của một doanh nghiệp hoặc một dự án được huy động từ hai nguồn: Vốn chủ sở hữu và vốn đi vay. Mỗi nguồn vốn đòi hỏi một tỷ suất sinh lời khác nhau.

Đối với bên cho vay thì yêu cầu của họ là lãi suất, đối với bên đầu tư vào vốn chủ sở hữu thì yêu cầu là mức sinh lời. Trong trình tự thanh khoản, vốn chủ sở hữu nằm ở vị trí sau cùng, khoản nợ vay được ưu tiên nhận trước.

Trong doanh nghiệp luôn sử dụng nhiều nguồn tài trợ khác nhau, vì vậy cần xác định chi phí sử dụng vốn bình quân của tất cả các nguồn vốn huy động được.

Chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào cấu trúc vốn của doanh nghiệp, cấu trúc vốn thay đổi dẫn tới chi phí sử dụng vốn bình quân thay đổi. Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) là chi phí bình quân gia quyền của tất cả các nguồn tài trợ dài hạn mà một doanh nghiệp đang sử dụng. Ta tính chi phí sử dụng vốn bình quân theo công thức sau:

WACC = t1*k1 + t2*k2 + t3*k3 +……+ tn*kn

Trong đó:

t1…. tn: Tỷ trọng từng loại vốn được sử dụng trong kỳ; k1…. kn: Chi phí sử dụng từng loại vốn sau thuế; hoặc cũng có thể viết theo cách khác:

WACC = (WD*rD) + (Wp*rp) + (We*re hoặc rne)

Trong đó:

WD:Tỷ lệ % nguồn tài trợ bằng nợ vay dài hạn trong cấu trúc vốn. Wp: Tỷ lệ % nguồn tài trợ bằng cổ phần ưu đãi trong cấu trúc vốn. We: Tỷ lệ % nguồn tài trợ bằng cổ phần thường trong cấu trúc vốn. rD: Chi phí sử dụng vốn vay.

re: Chi phí sử dụng vốn từ thu nhập giữ lại.

rne: Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường phát hành mới.

WACC là tỷ suất sinh lời chung mà công ty cần phải đạt được để duy trì giá cổ phiếu của công ty. Vì vậy WACC của một công ty cũng phản ánh chung rủi ro

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Thủy điện Gia Lai (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)