b, Xác định độ lớn đòn bẩy tổng hợp:
1.2.5.2. Xác định điểm bàng quan bằng phương pháp đại số
Phương trình xác định điểm hòa vốn (EBIT) của 2 phương án tài trợ 1 và 2 được viết như sau:
EPS = (EBIT – I)(1 – T)/Ne = (EBIT – I)(1 – T)/Nde
Với:
Ne tiêu biểu cho số cổ phần thường chưa chi trả tương ứng của phương án tài trợ hoàn toàn bằng vốn cổ phần (PA 1).
Nde tiêu biểu cho số cổ phần thường chưa chi trả của phương án tài trợ sử dụng đòn bẩy tài chính (PA2).
EBIT là EBIT bàng quan giữa hai phương án 1 và 2.
Trong ví dụ chúng ta tìm điểm bàng quan giữa hai phương án tài trợ bằng nợ và cổ phiếu thường như sau:
[0,75*( EBIT – 120.000)] / 300.000 = [0,75*(EBIT – 480.000)]/200.000 Tính ra được EBIT = 1.200.000 ngàn đồng
Thực hiện tương tự chúng ta có thể tìm được điểm bàng quan giữa hai phương án tài trợ bằng cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi.
[0,75*( EBIT – 120.000)] / 300.000= [0,75*(EBIT – 440.000)]/200.000 Tinh ra được: EBIT = 1.560.000 ngàn đồng
Ý nghĩa của điểm bàng quan:
Từ phương pháp hình học cũng như phương pháp đại số chúng ta tìm thấy điểm bàng quan giữa hai phương án tài trợ bằng nợ và cổ phiếu thường là 1.200.000 ngàn đồng . Điều này có nghĩa là nếu EBIT thấp hơn điểm bàng quan thì phương án tài trợ bằng cổ phiếu thương tạo ra được EPS cao hơn phương án tài trợ bằng nợ,
nhưng nếu EBIT vượt qua điểm bàng quan thì phương án tài trợ bằng nợ mang lại EPS cao hơn tài trợ bằng cổ phiếu thường.
Tương tự điểm bàng quan giữa hai phương án tài trợ bằng cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu thường là 1.560.000 ngàn đồng . Điều này có nghĩa là nếu EBIT thấp hơn điểm bàng quan thì phương án tài trợ bằng cổ phiếu thường tạo ra được EPS cao hơn phương án tài trợ bằng cổ phiếu ưu đãi, nhưng nếu EBIT vượt qua điểm bàng quan thì phương án tài trợ bằng cổ phiếu ưu đãi mang lại EPS cao hơn tài trợ bằng cổ phiếu thường.