b, Xác định độ lớn đòn bẩy tổng hợp:
1.2.5. Phân tích EBIT – EPS:
Phân tích EBIT – EPS là phân tích sự ảnh hưởng của những phương án tài trợ khác nhau đối với lợi nhuận trên cổ phần. Từ sự phân tích này chúng ta sẽ tìm ra một điểm bang quan hay còn gọi là điểm hòa vốn, tức là điểm của EBIT mà ở đó
các phương án tài trợ đều mang lại EPS như nhau. Để minh họa phân tích quan hệ EBIT – EPS, chúng ta xem xét ví dụ sau:
Công ty A có nguồn vốn dài hạn 10 tỷ đồng hoàn toàn từ nguồn vốn cổ phần thường, nợ vay hiện tại là 1 tỷ đồng. Công ty cần huy động thêm 3 tỷ đồng cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh. Công ty xem xét 3 phương án huy động vốn.
Phương án 1: phát hành cổ phiếu thường;
Phương án 2: phát hành trái phiếu với lãi suất 12%; Phương án 3: phát hành cổ phiếu ưu đãi với cổ tức 11%;
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) của công ty hiện tại là 1,5 tỷ đồng. Thuế thu nhập doanh nghiệp là 25% và công ty hiện có 200.000 cổ phần. Nếu sử dụng phương án thứ nhất, công ty có thể bán thêm 100.000 cổ phần với giá 50.000 đồng/cổ phần để huy động thêm 5 tỷ đồng.
Mục tiêu của chúng ta là phân tích để tìm ra điểm bàng quan, tức là điểm mà ở đó các phương an staid trợ đều mang lại EPS là như nhau. Trước hết, chúng ta xác định EPS theo công thức sau:
EPS = [(EBIT – I) * (1 – T) – Dp] / Ne Trong đó:
I: Lãi suất hằng năm phải trả; Dp: Cổ tức hằng năm phải trả; T: Thuế suất thuế TNDN; Ne: Số lượng cổ phần thường.
Để xác định EPS của công ty theo 3 phương án tài trợ, chúng ta lập bảng tính như sau:
Phương án tài trợ Chỉ tiêu
CP thường Nợ CP ưu đãi
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay(EBIT) 1,500,000 1,500,000 1,500,000
Lãi vay 120,000 480,000 120,000
Lợi nhuận trước thuế (EBT) 1,380,000 1020,000 1,380,000
Thuế TNDN (I) 345,000 255,000 345,000
Lợi nhuận sau thuế (EAT) 1035,000 765,000 1035,000
Cổ tức cổ phiếu ưu đãi 440,000
Lợi nhuận dành cho cổ đông thường 1035,000 765,000 595,000
Số lượng cổ phần (Ne) 300,000 200,000 200,000
Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) 3.450 3.825 2,975