Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoà

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2006-2020 (Trang 48)

- Cần nghiên cứu và có nhận thức sâu sắc về nền kinh tế thị trường để xây dựng chiến lược thu hút FDI cho phù hợp hơn

LÝ LUẬN CHUNG VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO BÀN TỈNH HƯNG YÊN

2.1.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoà

Cùng với việc mở rộng và đa dạng hoá các quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài là một bộ phận chính sách kinh tế đối ngoại của Nhà nước ta. Trong những năm vừa qua, kể từ khi Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được thừa nhận như là một giải pháp quan trọng góp phần thúc đẩy sụ phát triển nội sinh của nền kinh tế đất nước.

Để hiểu được khái niệm đẩu tư trực tiếp nước ngoài phải hiểu:

Đầu tư là một bộ phận cấu thành nên tổng cầu. Trong kinh tế học vĩ mô, thuật ngữ “ đầu tư ” có ý nghĩa là sự bổ sung vào tư liệu sản xuất hàng hoá vốn ( trang thiết bị, nhà xưởng, hay hàng hoá vật lưu kho ) hoặc sản xuất hàng hoá dự trữ. Nói cách khác, đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu hút về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được kết quả đó ( Các nguồn lực có thể tiền, tư liệu sản xuất, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động, trí tuệ .. .)

Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài:

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI: Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tư quốc tế mà nhà đầu tư nước ngoài góp một lượng vốn đủ lớn để thiết lập các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhờ đó cho phép họ trực tiếp tham gia điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư, cùng với các đối tác nước nhận đầu tư chia sẻ rủi ro và thu lợi nhuận từ những hoạt động đầu tư đó.

Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã đưa ra định nghĩa như sau về FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là “công ty mẹ” và các tài sản được gọi là “công ty con” hay “chi nhánh công ty”.

Về thực chất, FDI là sự đầu tư của các công ty nhằm xây dựng các cơ sở, chi nhánh ở nước ngoài và làm chủ toàn bộ hay từng phần cơ sở đó. Đây là hình thức đầu tư mà chủ đầu tư nước ngoài đóng góp một số vốn đủ lớn vào lĩnh vực sản xuất hoặc dịch vụ và cho phép họ trực tiếp tham gia điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư.

Sự vận động, phát triển của đầu tư trực tiếp nước ngoài chịu sự tác động, chi phối của quy luật kinh tế. Thoạt đầu, đầu tư trực tiếp nước ngoài chính là một trong những phương thức tìm kiếm, khai thác các yếu tố cần thiết, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Đến giai đoạn phát triển nhất định của nền sản xuất xã hội, đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng lên là do quá trình tích tụ, tập trung tư bản lớn, cùng với sự phát triển của phân công lao động xã hội trên quy mô quốc tế ngày càng mở rộng, tạo ra những cơ hội đầu tư mới. Đồng thời dưới tác động của nhiều yếu tố, đặc biệt là sự phát triển của khoa học công nghệ, sự phát triển kinh tế, tốc độ mở rộng, giao lưu hợp tác kinh tế quốc tế, cùng với sự chi phối của quy luật kinh tế, trong đó nổi bật nhất là những lợi ích kinh tế của các nền kinh tế biết tận dụng lợi thế so sánh (tương đối và tuyệt đối) đã làm cho không gian hoạt động của đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng mở rộng hơn.

Nếu đứng trên lập trường của giai cấp vô sản để thực hiện cuộc đấu tranh giai cấp thì đầu tư trực tiếp nước ngoài được xem như là công cụ bóc lột của chủ nghĩa tư bản hoặc nó được xem là yếu tố kinh tế mà giai cấp tư sản có thể lợi dụng để làm tăng thêm sức mạnh của mình. Do sự phát triển của loại hình hoạt động kinh tế, dạng đầu tư trực tiếp nước ngoài, ngay từ thời kỳ đầu đã gắn liền với lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản nên trong hầu hết các trường hợp, Lê-nin xem nó như một công cụ bóc lột của tư bản.

Thời kỳ đầu từ cách mạng tháng mười Nga về sau, khi mà trên thế giới đã hình thành hai hệ thống chế độ chính trị - xã hội đối lập, thì đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có sự thay đổi về chất. Bên cạnh các loại hình như vẫn tồn tại (ở các nước thuộc địa) đã hình thành một loại hình mới đó là loại đầu tư chỉ có thể thực hiện khi có sự chấp thuận của nước nhận đầu tư. Loại hình này mặc dù có sự khác nhau về mức độ nhưng cả hai (nhà đầu tư và nước nhận đầu tư) đều có lợi.

Trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại, sự phát triển của đầu tư trực tiếp nước ngoài được quy định bởi những quy luật kinh tế hoàn toàn khách quan với những điều kiện cần và đủ nhất định, hoạt động đầu tư này chỉ được thực hiện khi

có sự gặp nhau về nhu cầu của một bên là nhà đầu tư và một bên khác là nước nhận đầu tư.

Thực chất cơ bản bên trong của nhà đầu tư trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài là: Khi quá trình tích tụ tập trung vốn đạt tới một trình độ mà “mảnh đất” sản xuất kinh doanh truyền thống của họ đã trở nên chật hẹp, đến mức cản trở khả năng phát huy hiệu quả của đầu tư, nơi mà ở đó nếu đầu tư vào, họ thu được số lợi nhuận không được như ý muốn. Trong khi ở một quốc gia khác xuất hiện lợi thế mà họ có thể khai thác để thu lợi nhuận cao hơn nơi mà họ đang đầu tư. Có thể nói đây là yếu tố kinh tế cơ bản thúc đẩy các nhà đầu tư chuyển vốn của mình ra đầu tư ở nước khác nhằm duy trì và nâng cao hiệu quả sản xuất của chủ đầu tư về vốn, kỹ thuật, công nghệ, khai thác thị trường của nước nhận đầu tư để thu lợi nhuận đồng thời tranh thủ các chính sách khuyến khích của nước nhận đầu tư để tối đa hoá lợi ích của mình. Đối với nước nhận đầu tư thì họ có một số lợi thế cạnh tranh mà họ chưa hoặc không có điều kiện khai thác do thiếu vốn, thiếu công nghệ tiên tiến, thiếu kỹ thuật và ít có khả năng tổ chức sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao… Chính vì vậy, họ muốn thu hút đầu tư nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh, tạo nguồn vốn cho đầu tư phát triển.

Như vậy, dưới góc độ kinh tế, đầu tư trực tiếp được hiểu là một hoạt động kinh doanh mà ở đó có sự tách biệt ở tầm vĩ mô về chủ thể (bên đầu tư và bên nhận đầu tư), nhưng lại có sự kết hợp vi mô trong việc sử dụng vốn và quản lý đối tượng đầu tư. Ngoài ra, đầu tư trực tiếp không chỉ là mối quan hệ buôn bán đơn thuần mà còn là sự di chuyển những điều kiện sản xuất giữa các quốc gia nhằm thu lợi nhuận.

Nói chung, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một loại hình di chuyển vốn quốc tế, trong đó người chủ sở hữu đồng thời là người trực tiếp là người trực tiếp quản lý và điều hình hoạt động sử dụng vốn đầu tư.

Theo Luật Đầu tư (2005) của Việt Nam, đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư vào một lĩnh vực sản xuất kinh doanh hay dịch vụ nào đó và tham gia quản lý hoạt động đầu tư.

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2006-2020 (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w