Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoà

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2006-2020 (Trang 56 - 58)

- Cần nghiên cứu và có nhận thức sâu sắc về nền kinh tế thị trường để xây dựng chiến lược thu hút FDI cho phù hợp hơn

LÝ LUẬN CHUNG VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO BÀN TỈNH HƯNG YÊN

2.1.4 Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoà

Đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò quan trọng đối với các nước đang phát triển. Để tăng trưởng và phát triển kinh tế các nước đang phát triển gặp rất nhiều khó khăn về vốn, công nghệ, thị trường cũng như các kinh nghiệm và những kiến thức trong quản lý.... Cho nên, các nước đang phát triển không ngừng cải thiện môi trường đầu tư để tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng. Như vậy đầu tư trực tiếp nước

ngoài có ảnh hưởng rất lớn đến nước nhận đầu tư, trong phần lý thuyết đề cập tới những tác động như sau:

2.1.4.1. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tổng cầu:

Để tạo sản phẩm cho xã hội, trước hết cần đầu tư. Đầu tư là một yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu của toàn bộ nền kinh tế.

Xét theo mô hình kinh tế vĩ mô, đầu tư là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu. Khi tổng cung chưa kịp thay đổi, gia tăng đầu tư(I) làm cho tổng cầu( AD) tăng nếu các yếu tố khác không đổi.

AD = C +I+G +X- IM C: Tiêu dùng. I: Đầu tư: G: Tiêu dùng chính phủ X: Xuất khẩu. M: Nhập khẩu.

Trên thực tế, tăng trưởng kinh tế một số nước không chỉ dựa trên khả năng sản xuất mà còn phụ thuộc vào khả năng sản xuất được sử dụng, cùng với độ mạnh của cầu (Sundrum, 1990). Sự tăng lên trong bất cứ thành phần nào của tổng cầu sẽ dẫn đến sự tăng lên của GDP và tỷ lệ thu nhập. FDI có khả năng góp phần vào tăng trưởng kinh tế của nước nhận đầu tư thông qua ảnh hưởng tích cực tới tổng cầu.

Sau cầu đầu tư ban đầu, cầu đầu tư kế tiếp – bởi các FIEs – cho đầu vào của sản phẩm cũng rất quan trọng. Khi các FIEs tạo đầu tư trực tiếp và thiết lập nên sản xuất ở nước nhận đầu tư. Nó cung cấp không chỉ thu nhập cho người lao động mà cả tiết kiệm cho nước nhận đầu tư, cải thiện năng suất lao động của khu vực truyền thống.

Tác động quan trọng khác về cầu của FDI là ảnh hưởng liên kết sau khi vào khu vực nội địa của nước nhận đầu tư. Thông qua việc mua nguyên liệu, sản phẩm trung gian do địa phương làm, FIEs có thể tạo cầu cho những sản phẩm này. Như vậy, cung nội địa sẽ được khuyến khích để tạo ra nhiều đầu ra hơn, cung cấp cho cầu của FIEs.

Hơn nữa, FDI, đặc biệt hướng xuất khẩu, xúc tiến cán cân xuất khẩu của nước nhận đầu tư. Tận dụng lợi thế lao động rẻ, trẻ ở các nước này, cùng với những kênh và chuyên môn của mình, FIEs hướng tới xúc tiến xuất khẩu cho các hãng nội địa bằng việc sử dụng nguyên liệu và trung gian đầu vào của địa phương. Xuất khẩu mở rộng đưa ra một số chỉ số quan trọng cho nền kinh tế cạnh tranh, trực tiếp

khuyến khích tăng trưởng kinh tế và cải thiện hiệu quả công nghiệp của nước nhận đầu tư.

Hiện nay, có hai trường phái giữa người làm kinh tế và người làm chính sách về vai trò của FDI ở nước nhận đầu tư. Cách nhìn thứ nhất như là động lực cho nước chủ nhà, coi FDI có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế. Cách nhìn nhận khác thì FDI là công cụ phá hủy quốc tế bởi MNCs (các công ty đa quốc gia). Mà đầu tư của chúng vào các nước đang phát triển như sự dẫn dắt nền kinh tế phụ thuộc, hủy hoại kinh tế của nước nhận đầu tư. Ví dụ cụ thể, chúng ta không thể phủ nhận vai trò to lớn của FDI đối với tốc độ phát triển mạnh mẽ của các nước NICs (Hong Kong, Đài Loan, Singapore và Hàn Quốc), tuy nhiên, tác động tích cực đó lại không xuất hiện ở Mỹ Latinh và Châu Phi.

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2006-2020 (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w