- Phòng Kinh tế Đối ngoại thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư Hưng Yên:
3.2.2. Thực trạng thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
Theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2006 – 2010) tỉnh Hưng Yên đã đề ra phương hướng phấn đấu là: Huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn
Đầu tư
Chấp thuận đầu tư
Thực hiện tham quan, khảo sát thực địa của các nhà đầu tư tiềm năng
Tham quan và thuyết trình tại các công ty tiềm năng
Đầu mối liên hệ được tạo ra thông qua hoạt động xúc tiến đầu tư
lực để phát triển nhanh, bền vững, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình hội nhập; chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng CNH-HĐH và đạt mức tăng trưởng kinh tế cao hơn bình quân chung cả nước, tạo tiền đề vững chắc để trở thành tỉnh công nghiệp vào trước năm 2020.”
Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hưng Yên khoá XVII có nội dung như sau: Nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng các nguồn lực cho đầu tư phát triển; đầu tư có trọng điểm, ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nông nghiệp, nông thôn và các lĩnh vực có khả năng tạo giá trị kinh tế cao. Xây dựng và định hướng danh mục các dự án ưu tiên thu hút đầu tư giai đoạn 2011-2015. Nâng cao chất lượng vận động, xúc tiến đầu tư, đổi mới công tác chuẩn bị và tiếp nhận dự án đầu tư. Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách ưu đãi đầu tư hiện hành của Nhà nước. Nghiên cứu, ban hành và thực hiện các cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư của tỉnh phù hợp với tình hình thực tế. Tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến. Đa dạng hóa hình thức đầu tư, khai thác hiệu quả vốn từ quỹ đất và thành phần kinh tế.
Như vậy, có thể nói về chủ trương, Đảng bộ Hưng Yên đánh giá cao các nguồn lực đầu tư, trong đó có nguồn vốn FDI để phát triển. Mặc dù không đề cập đến những con số tổng kết về tác động hay đóng góp của khu vực này vào tăng trưởng GDP hoặc đóng góp vào sự phát triển chung về kinh tế - xã hội, thu nộp ngân sách, tạo công ăn việc làm, đóng góp phúc lợi…nhưng Đảng bộ Hưng Yên vẫn coi trọng thu hút các nguồn lực trong đó có nguồn ngoại lực cho phát triển là một nhiệm vụ quan trọng.
3.2.2.1. Tình hình thực hiện quy mô vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Trong những năm qua Hưng Yên thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với tốc độ tăng về quy mô và nhịp độ tăng trưởng khá ổn định và tăng đều qua các năm, đã đem lại cho tỉnh một kết quả đáng ghi nhận vì thực tế Hưng Yên là một tỉnh mới tái lập có xuất phát điểm là một tỉnh nông nghiệp. Quy mô dòng vốn FDI được thể hiện cụ thể như sau:
Bảng 3.2: Tình hình thu hút FDI tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2005-2010
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính
Năm
2005 2006 2007 2008 2009 2010
1 Tổng số dự án DA 52 77 105 154 174 184
- Số cấp mới trong năm " 14 25 28 49 20 10
2 Tổng vốn đăng ký Tr. USD 291,5 518,6 634,8 1.169, 6 1.242, 7 1.259,1
- VĐK cấp mới trong năm
" 29,5 227, 1 116, 2 534, 8 73,0 16,4
3 Vốn đầu tư thực hiện Tr. USD 175,6 239,5 268,7 353,0 358,1 360,2
- VĐT thực hiện trong
năm " 14 63,9 29,2 84,3 5,1 4,7
4 Tỷ lệ đóng góp khu vực FDI trong GDP
% 9,7 10,3 10,4 11,6 11,76 11,82 5 Kim ngạch xuất nhập khẩu Tr (USD) 221,1 258,8 368,9 446,1 446,8 474,0 6 Nộp ngân sách Tỷ đồng 101,5 135,3 152,0 221,6 289,6 352,0 7 Sử dụng lao động Người 13.234 16.533 21.070 23.828 26.974 27.145
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên
Kể từ khi tái lập tỉnh từ năm 1997 đến hết năm 2005 trên địa bàn tỉnh có 52 dự án với tổng vốn đăng ký ban đầu là 291,5 triệu USD, đứng thứ 17 trong 63 địa phương có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong giai đoạn 2006-2010 thực hiện tỉnh đã thu hút được 132 dự án từ 20 nền kinh tế, tổng vốn đầu tư thu hút đạt 968 triệu USD, tính đến hết năm 2010 tỉnh Hưng Yên đã thu hút được 184 dự án FDI, với tổng số vốn đăng ký 1.259 triệu USD, có thể thấy đây là một kết quả tương đối cao. Việc thu hút được số dự án FDI này đã làm cho nền kinh tế của tỉnh Hưng Yên có bước phát triển vượt bậc với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân/năm của giai
đoạn 2006-2010 là 11,2%/năm cao hơn bình quân của cả nước (6,9%). Và tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2010 đạt 12,11%; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: Công nghiệp – xây dựng 42,4%, dịch vụ 30,57%, nông, lâm, thuỷ sản 27%. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo công ăn việc làm cho khoảng 27.145 lao động và nhiều lao động khác ở các đại lý phân phối và dịch vụ hậu mãi, phục vụ. Các doanh nghiệp nước ngoài cũng đã đóng góp trên 11% thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn và đóng góp nhiều cho các hoạt động nhân đạo, phúc lợi, xã hội. Một ưu điểm nữa của thành phần kinh tế này là cùng với vốn, thiết bị, công nghệ, các nhà đầu tư nước ngoài đã đem vào Hưng Yên một phong cách làm việc mới, phong cách quản lý mới và một tác phong làm việc hiện đại.
Kể từ khi Hoa Kỳ xóa bỏ cấm vận Việt Nam, đã có rất nhiều TNCs xúc tiến việc sản xuất kinh doanh ở Việt Nam nói chung cũng như tỉnh Hưng Yên nói riêng. Luồng vốn đầu tư từ các TNCs đã tăng nhanh so với các nguồn vốn khác vào Hưng Yên. Sự tăng trưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hưng Yên càng trở nên vững chắc khi các bước phát triển quan hệ giữa Việt Nam và các nước ngày càng được củng cố. Đến nay, Hưng Yên đã thu hút được một số TNCs hàng đầu như Tập đoàn Canon (Nhật Bản), tập đoàn LiFan…Điều này cho thấy các chi nhánh TNCs quan tâm đến thị trường Việt Nam nói chung và tỉnh Hưng Yên nói riêng. Theo số liệu thống kê cho thấy qua các năm 1995, 1996 nền kinh tế nước ta đạt mức tăng trưởng tương đối cao. Tuy nhiên trong thời giai đoạn 1996- 1999 không có dự án đầu tư nước ngoài nào vào Hưng Yên, nguyên nhân do tỉnh chưa quy hoạch XDCSH hút đầu tư và do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997; đến năm 2000 thì tỉnh thu hút được 3 dự án với tổng số vốn đăng ký 30 triệu USD và lien tục tăng nhanh vào các năm tiếp theo. Có được kết quả tăng nhanh vốn đăng ký là do những nỗ lực trong cải cách hành chính và sự ra đời của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp (2005) đã làm cho môi trường đầu tư thông thoáng hơn. Mặt khác, với những nỗ lực của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên trong nỗ lực chung của đất nước nhằm tăng cường thu hút lượng vốn FDI nhằm bổ sung cùng với nguồn vốn trong nước phát triển nền kinh tế trong nước. Tuy nhiên, bước sang năm 2009 - 2010 vốn đăng ký có chiều hướng đi
xuống chỉ đạt 73 triệu USD (2009) và 16,4 triệu USD (2010). Có sự suy giảm này phần lớn là do ảnh hưởng nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
3.2.2.2. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo các ngành kinh tế.
Cơ cấu đầu tư tại Hưng Yên trong những năm qua càng ngày càng phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và tỉnh nói riêng. Có thể nói, tổng thể cơ cấu ngành nghề trong thu hút FDI phản ánh và thực hiện đúng định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhằm khai thác mọi tiềm năng, lợi thế để xây dựng Hưng Yên thành một tỉnh trung tâm kinh tế, công nghiệp, thương mại, dịch vụ của khu vực Bắc Bộ.
Bảng 3.3: Đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Hưng Yên theo ngành
TT Ngành, lĩnh vực Số dự án Tổng vốn đầu tư (Triệu USD) Tỷ trọng (%) Dự án Vốn đầu tư
1 Nông, lâm nghiệp, thủy
sản 5 14,5 2,72 1,15
2 Công nghiệp - xây dựng 175 1.209,2 95,11 96,04
3 Dịch vụ 4 35,3 2,17 2,80
Tổng cộng 184 1.259,011 100 100
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên
Bảng tổng hợp trên đây cho thấy đầu tư FDI vào Hưng Yên trong những năm qua chủ yếu vẫn tập trung vào lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Nông nghiệp chỉ có 5 dự án chế biến nông sản, sản xuất thức ăn chăn nuôi. Có lẽ đây cũng là xu thế tất yếu của các nhà đầu tư nước ngoài. Về kinh doanh họ nắm chắc công nghệ, vốn, kỹ năng quản lý. Trong khi đó đầu tư vào Việt Nam nói chung và Hưng Yên nói riêng sẽ tận dụng được các cơ hội về giá đất, giá công nhân rẻ và các chính sách về bảo hộ sản xuất trong nước như đánh thuế cao việc nhập khẩu ô tô, xe máy nguyên chiếc, cho phép được miễn thuế nhập khẩu, miễn thuế linh kiện, phụ tùng trong 5 năm nếu nhập khẩu để chế tạo sản phẩm cho xuất khẩu, các doanh nghiệp trong
nước chỉ được nhập khẩu miễn thuế máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải tạo tài sản cố định mà trong nước chưa sản xuất được, điều này cũng đồng nghĩa với việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp FDI tiêu thụ được các sản phẩm là máy móc, thiết bị và phương tiện vận tải.
Thời gian qua, các doanh ghiệp sản xuất xe máy được hưởng lợi nhiều nhất từ chính sách bảo hộ này suốt trong thời kỳ dài, xe máy nhập khẩu nguyên chiếc thuế nhập khẩu lên đến 100% và ô tô nhất là các loại ô tô 4-9 chỗ ngồi, nhà nước cấm nhập khẩu.
Tuy nhiên, cũng phải công nhận một sự thật rằng, số lượng các dự án FDI đầu tư vào Hưng Yên những năm qua liên tục tăng như vậy là phù hợp với quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất là đối với một tỉnh mới được tái lập như Hưng Yên, khởi đầu là nền kinh tế “thuần nông”. Việc có các dự án FDI công nghiệp vào tỉnh đã góp phần chuyển đổi nhanh và mạnh mẽ cơ cấu kinh tế của tỉnh chủ yếu từ nông nghiệp sang cơ cấu kinh tế với công nghiệp là chủ đạo (Cơ cấu kinh tế của tỉnh Hưng Yên vào năm 1997: Nông, lâm, thủy sản 51,87%; Công nghiệp – Xây dựng 20,6%; Dịch vụ 27,87% đến năm 2010 cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: Nông, lâm, thủy sản 27%; Công nghiệp – xây dựng 42,5%; Dịch vụ 30,5%. Rõ ràng sự chuyển đổi của cơ cấu kinh tế đã đi đúng hướng mong đợi.
So sánh với cơ cấu đầu tư theo ngành của cả nước đến năm 2009 là Công nghiệp là 40,63%; Dịch vụ 53,11%; Nông, lâm nghiệp 6,26% thì hướng phát triển của tỉnh là phù hợp với định hướng đầu tư của cả nước là tập trung vào những ngành có mức độ bảo hộ cao và thay thế nhập khẩu như ôtô, xe máy. Ngành công nghiệp dầu khí và công nghiệp thực phẩm không có dự án nào do điều kiện tự nhiên của tỉnh…tuy nhiên, ngành công nghiệp nặng chưa thu hút được vốn FDI, đồng thời trong lĩnh vực dịch vụ chưa thực sự phát huy được những lợi thế của tỉnh để phát triển hơn nữa dịch vu du lịch, dịch vụ tài chính ngân hàng theo xu thế phát triển của cả nước là các ngành dịch vụ khách sạn du lịch, xây dựng văn phòng căn hộ, tài chính ngân hàng…Tỉnh cần có những chính sách khuyến khích đầu tư để thu hút hơn nữa vốn FDI vào lĩnh vực này nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh cho phù hợp hơn với định hướng phát triển.
Hưng Yên là một tỉnh nông nghiệp, tuy nhiên, con số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành này vẫn là một con số hạn chế. Số nhà đầu tư vào ngành
nông nghiệp vẫn còn rất ít so với tiềm năng của tỉnh. Bên cạnh đó, số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành này cũng không nhiều.
3.2.2.3. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo hình thức đầu tư
Trong quá trình hoạt động các nhà đầu tư nước ngoài được phép chuyển đổi hình thức đầu tư của mình trong quá trình triển khai dự án đầu tư trực tiếp để đạt hiệu quả tốt nhất đã góp phần tăng tính hấp dẫn của môi trường đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Cho đến nay các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trên địa bàn tỉnh chủ yếu vẫn thông qua 4 hình thức truyền thống: 100% vốn đầu tư nước ngoài, liên doanh, công ty cổ phần và hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Bảng 3.4: Đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo hình thức đầu tư
STT Hình thức đầu tư Số dựán Vốn đầu tư (Triệu USD) Tỷ trọng (%) Dự án Vốn đầu tư
1 Doanh nghiệp 100% FDI 148 1.079 80,43 85,70
2 Doanh nghiệp liên doanh 34 180 18,48 14,30
3 Hợp đồng hợp tác kinh doanh 2 6 1,09 0,48
Tổng cộng 184 1.259 100 100
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên
Quan sát tổng kết về hình thức đầu tư ở bảng trên ta thấy loại hình đầu tư 100% vốn nước ngoài vẫn chiếm phần chủ yếu, sau đó là hình thức đầu tư liên doanh và 2 dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh( BCC Austfeed Việt Nam và BCC công ty T&T với công ty chế tạo xe máy chuanling) tức là không thành lập pháp nhân mới. Thực tiễn này có lý do của nó. Trong giai đoạn đầu khi mới ban hành Luật đầu tư nước ngoài (1986) nhà đầu tư nước ngoài dường như chưa hiểu rõ về luật lệ của ta, nhất là những quy định về đất đai, giải quyết tranh chấp. Vì vậy, họ cho rằng cách tốt nhất để bước chân vào thị trường Việt Nam để liên doanh, dựa vào đối tác Việt Nam là tìm kiếm một đối tác Việt Nam để liên doanh, dựa vào đối tác Việt Nam để thăm dò, tiếp cận, tiến hành thủ tục đầu tư… Tuy nhiên, càng về sau hình thức liên doanh càng bộc lộ nhiều nhược điểm. Khâu hay xảy ra bất đồng nhất là vấn đề điều hành và vấn đề góp vốn. Đối với Hưng Yên, hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài không phải là vấn đề quan trọng. Quan điểm này được pháp luật bảo đảm (mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng, mọi doanh nghiệp trong và ngoài nước đều được pháp luật nước ta đối xử bình đẳng).
Tuy nhiên, con số tuyệt đối và tương đối về các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hưng Yên tính đến năm 2010 nói lên một điều rằng các doanh nghiệp (thuộc mọi thành phần kinh tế) của Hưng Yên chưa đủ mạnh để có thể là đối tác liên doanh với một bên nước ngoài mà hầu như là tất cả các liên doanh đều là từ các công ty trong nước mạnh từ Hà Nội đến và một điều khác nữa, đó chính là khả năng, phong cách, kỹ năng hợp trong kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu, nhất là của các công ty, doanh nghiệp Nhà nước.
3.2.2.4. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo quốc tịch của các nhà đầu tư:
Kể từ khi đổi mới thực hiện chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tính cho tới thời điểm hiện nay (tính đến hết năm 2010) ngày càng có nhiều nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm khả năng đầu tư vào địa bàn tỉnh Hưng Yên và đi đến quyết định đầu tư tại địa bàn tỉnh. Với mỗi một quốc gia có một đặc điểm, xu hướng đầu tư ra nước ngoài khác nhau. Dựa trên đặc điểm, xu hướng đó tỉnh cần lựa chọn những quốc gia, những công ty có trình độ công nghệ phù hợp với tình hình phát triển cũng như tiềm năng hiện có của tỉnh để tiến hành xúc tiến thu hút đầu tư. Ví