TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀ

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2006-2020 (Trang 45 - 48)

- Cần nghiên cứu và có nhận thức sâu sắc về nền kinh tế thị trường để xây dựng chiến lược thu hút FDI cho phù hợp hơn

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀ

ĐẾN ĐỀ TÀI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hoạt động đã được hình thành khá lâu trong lịch sử, bắt nguồn từ các hoạt động thương mại quốc tế. Ngày nay, đầu tư nước ngoài đóng góp một phần quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia, nhất là đối với các nước đang phát triển như nước ta.

Trong những năm gần đây, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến hướng nghiên cứu của đề tài như:

- “ Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển công nghiệp Tây Ninh đến năm 2010” (2003), Luận văn Thạc sỹ của học viên Nguyễn Tấn Vinh, Học viện CTQG Hồ Chí Minh. Nghiên cứu này đi sâu phân tích thực trạng phát triển công nghiệp, vai trò của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển công nghiệp ở Tây Ninh; chỉ ra những mặt thuận lợi, những khó khăn trong quá trình thu hút FDI để phát triển công nghiệp ở Tây Ninh. Nghiên cứu chỉ đề cập đến một trong những vai trò của FDI đối với phát triển KT-XH, đó là FDI góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp.

-“ Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong khu vực nhằm thúc đẩy phát triển nền kinh tế Việt Nam- thực trạng và giải pháp”( 2004) của Thạc sỹ Đinh Văn Cường, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Nghiên cứu này tập trung đánh giá thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam từ các nước ASEAN và các nước, vùng lãnh thổ trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Công từ năm 1998 đến 2003 nhằm rút ra những mặt mạnh, mặt yếu và đề xất những giải pháp đẩy mạnh thu hút FDI vào Việt Nam trong thời gian tiếp theo.

- “ Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành ở Việt Nam”(2005) luận án Tiến sỹ của nghiên cứu sinh Tống Quốc Đạt, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Tác giả luận án đã đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng FDI trong từng ngành kinh tế và đi sâu phân tích một số lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu trong từng ngành. Từ đó, tác giả luận án đã chỉ ra những thành công, hạn chế của việc thu hút FDI trong phát triển cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam giai đoạn từ khi ban hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (1987) đến năm 2004.

- “ Nghiên cứu tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam”(2005) do Tiến sỹ. Nguyễn Thị Tuệ Anh, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, làm trưởng nhóm nghiên cứu trong khuôn khổ Dự án” Nâng cao năng lực nghiên cứu chính sách để thực hiện chiến lược phát triển KT-XH của Việt Nam thời kỳ 2001-2010”. Nghiên cứu này đã kết hợp cả ba phương pháp là phân tích định tính sử dụng số liệu thống kê, điều tra bằng bảng hỏi và đặc biệt là phân tích định lượng nhằm phân tích tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam, thông qua hai kênh quan trọng nhất là vốn đầu tư và tác động tràn. Đánh giá tác động tràn dừng lại ở ngành công nghiệp chế biến, nhưng cũng chỉ tập trung vào ba nhóm ngành là dệt may, chế biến thực phẩm và cơ khí điện tử. Đây là ba nhóm nành có vai trò chủ đạo trong ngành công nghiệp chế biến của Việt Nam và cũng là những ngành thu hút FDI rất mạnh trong những năm vừa qua.

- “ Tác động FDI đến tăng trưởng kinh tế: Nhìn từ mô hình kinh tế lượng” (2007), Thạc sỹ Vũ Văn Hưởng- Học Viện Tài chính, Tạp chí Tài chính số 12/2007. Trong nghiên cứu này tác giả đã đánh giá rất cao việc sử dụng các mô hình kinh tế lượng để lượng hóa tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế và cho rằng các kết quả thu được từ mô hình là cơ sở để các cơ quan quản lý, điều hành cũng như các nhà nghiên cứu đề xuất các chính sách nhằm huy động và nâng cao hiệu quả KT- XH của nguồn vốn FDI. Để chứng minh cho quan điểm này của mình, tác giả đã đưa ra mô hình kinh tế lượng để phân tích kết luận rằng tỷ lệ FDI trên tổng số vốn đầu tư có tác động tích cực đến tổng sản phẩm quốc nội trên đầu người và FDI cũng có tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu.

-“ Phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường ở Vĩnh Phúc” (2006), luận văn Thạc sỹ của Học viên Hà Huy Bắc,Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Công trình này tập trung nghiên cứu vấn đề phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường, trong đó có đề cập khá sâu sắc về tác động của các ngành công nghiệp có sử dụng nguồn vốn FDI với phát triển kinh tế- xã hội và môi trường. Từ vai trò thực trạng phát triển công nghiệp của Vĩnh Phúc, tác giả đã chỉ ra những tác động tiêu cực đến môi trường do quá trình phát triển công nghiệp gây ra. Việc phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường thật sự mang tính cấp thiết không chỉ đối với Vĩnh Phúc mà còn đối với bất cứ địa phương nào trong cả nước.

- “ Định hướng phát triển các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam” (2005), luận án tiến sỹ của nghiên cứu sinh Ngô Công Thành, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Nghiên cứu này đã chỉ ra xu hướng vận động của

các hình thức FDI ở Việt Nam và qua đó, chứng minh sự phù hợp và ưu điểm vượt trội của hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài ở Việt Nam thời gian qua. Tác giả của nghiên cứu đã sử dụng mô hình ma trận SOWT, thông qua các điểm mạnh- yếu – cơ hội- nguy cơ, xác định xu hướng phát triển hình thức FDI ở Việt Nam đến năm 2010 và những năm tiếp theo là: song song với việc thu hút FDI hướng xuất khẩu sử dụng nhân lực giá rẻ, Việt Nam phải đẩy mạnh thu hút FDI sử dụng công nghệ cao của các TNC; mở ra các hình thức đầu tư mới để thu hút FDI như cho phép thành lập công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài, công ty mẹ- con( holding company), công ty hợp danh, chi nhánh công ty nước ngoài; tăng cường thu hút FDI theo hình thức BOT để phát triển cơ sở hạ tầng và đô thị; thu hẹp dần và tiến tới xoá bỏ hạn chế FDI trong các lĩnh vực dịch vụ.

- “ Quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Vĩnh Phúc” (2007), luật văn Thạc sỹ của Học viên Nguyễn Bá Huy, Học viện chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Trên cơ sở phân tích vai trò thực trạng quá trình thu hút FDI vào phát triển KT-XH của tỉnh Vĩnh Phúc kể từ khi tái lập tỉnh, luận văn đã đưa ra những hạn chế, yếu kém của công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động thu hút FDI của tỉnh Vĩnh Phúc. Luận văn tập trung chủ yếu vào phân tích và đánh giá công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động thu hút FDI trên địa bàn Tỉnh.

Như vậy, các công trình nghiên cứu trên mới chỉ đưa ra được những đánh giá tổng quan về tình hình chung cũng như đi sâu phân tích từng nội dung cụ thể trong lĩnh vực này, về số lượng và cả chất lượng của các công trình nghiên cứu vẫn chưa tương xứng với vai trò và quy mô của hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Các đề tài chưa đưa ra được cơ sở lý luận một cách có hệ thống và đầy đủ; một số đề tài mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu về đầu tư nước ngoài dưới góc độ chung của cả nước mà chưa đi vào nghiên cứu một cách có hệ thống về hoạt động này ở tầm của một địa phương…Dưới góc độ của một địa phương, cho đến nay tỉnh Hưng Yên đã thu hút được khá nhiều dự án đầu tư nước ngoài vào hoạt động. Tuy nhiên, cho đến nay mới chỉ có các chương trình, đề án phát triển kinh tế xã hội mà chưa có các đề tài nghiên cứu nào liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong bối cảnh hội nhập với nhiều yếu tố tác động của tình hình kinh tế thế giới, có ảnh hướng trực tiếp đến hoạt động đầu tư nước ngoài, đòi hỏi phải có những nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện để đề ra những giải pháp phù hợp cho hoạt động đầu tư nước ngoài ở tỉnh Hưng Yên.

Hiện nay, chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu vấn đề này một cách có hệ thống, đầy đủ trong phạm vi một tỉnh như luận văn này.

CHƯƠNG II

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2006-2020 (Trang 45 - 48)