Đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoà

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2006-2020 (Trang 50 - 53)

- Cần nghiên cứu và có nhận thức sâu sắc về nền kinh tế thị trường để xây dựng chiến lược thu hút FDI cho phù hợp hơn

LÝ LUẬN CHUNG VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO BÀN TỈNH HƯNG YÊN

2.1.2 Đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoà

Xuất phát từ khái niệm, có thể thấy đầu tư trực tiếp nước ngoài có một số đặc điểm sau:

- Các chủ đầu tư phải góp một số vốn tối thiểu vào vốn pháp định, tùy theo luật đầu tư nước ngoài (tại Việt Nam, khi liên doanh, số vốn góp của bên nước ngoài phải lớn hơn hoặc bằng 30% vốn pháp định).

- Quyền quản lý xí nghiệp phụ thuộc vào mức độ góp vốn. Đối với doanh nghiệp liên doanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh thì quyền quản lý doanh nghiệp và quản lý đối tượng hợp tác tùy thuộc vào mức vốn góp của các bên khi tham gia, còn đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thì người nước ngoài (chủ đầu tư) toàn quyền quản lý doanh nghiệp.

- Lợi nhuận của nhà đầut tư nước ngoài phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh và được phân chia theo tỷ lệ góp vốn.

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện thông qua việc xây dựng doanh nghiệp mới, mua lại toàn bộ hoặc từng phần doanh nghiệp đang hoạt động hoặc sát nhập các doanh nghiệp với nhau.

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ gắn với di chuyển vốn mà còn gắn với chuyển giao công nghệ, chuyển giao kiến thức và kinh nghiệm quản lý và tạo ra thị trường mới cho cả phía đầu tư và phía nhận đầu tư. Nhà đầu tư cùng với việc đưa vốn còn đưa cả công nghệ, bí quyết công nghệ, kĩ năng tiếp thị, quản lý, đào tạo nhân công và các năng lực trong sản xuất kinh doanh cũng như trong vấn đề quản lý doanh nghiệp cho nước tiếp nhận vốn. Vốn FDI không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của chủ đầu tư dưới hình thức vốn pháp định mà nó còn bao gồm cả vốn vay của doanh nghiệp để triển khai và mở rộng dự án cũng như vốn đầu tư trích từ lợi nhuận thu được trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Thông thường, đi kèm với dự án FDI là ba yếu tố: hoạt động thương mại (xuất, nhập khẩu), chuyển giao công nghệ và di cư lao động quốc tế. Di cư lao động quốc tế cũng góp phần vào việc chuyển giao kĩ năng quản lý của doanh nghiệp FDI.

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay gắn liền với các hoạt động kinh doanh quốc tế của các công ty đa quốc gia và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Chính sách về FDI của mỗi quốc gia tiếp nhận đầu tư thể hiện chính sách mở cửa và quan điểm hội nhập quốc tế về đầu tư, đây được coi là nhân tố kéo, mặc khác, các công ty đa quốc gia, trong chiến lược phát triển của mình sẽ mở rộng phạm vi hoạt động khi có điều kiện thích hợp.

Bên cạnh đó, FDI còn có những đặc điểm cơ bản sau:

- FDI ít chịu sự chi phối của chính phủ: FDI do các nhà đầu tư hoặc doanh nghiệp tư nhân thực hiện nên nó ít chịu sự chi phối của chính phủ, đặc biệt là nó ít bị phụ thuộc và mối quan hệ giữa nước của chủ đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư so với các hình thức di chuyển vốn quốc tế khác.

- FDI tạo được nguồn vốn dài hạn cho nước chủ nhà: FDI thường dài hạn nên không dễ bị rút đi trong thời gian ngắn. Do đó nước chủ nhà sẽ được tiếp nhận một nguồn vốn lớn bổ sung cho vốn đầu tư trong nước mà không phải lo trả nợ.

- Quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn gắn liền với chủ đầu tư: trong thời gian đầu tư, quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn gắn liền với chủ đầu tư, thành viên hội đồng quản trị và việc điều hành, quản lý quá trình sản xuất kinh doanh được phân chia theo tỷ lệ góp vốn, quyền lợi của chủ đầu tư được gắn liền với lợi ích do đầu tư mang lại.

- FDI là hình thức kéo dài “chu kì tuổi thọ sản xuất”, “ chu kì tuổi thọ kĩ thuật” và “nội bộ hóa di chuyển kĩ thuật”. FDI sẽ giúp cho doanh nghiệp chuyển giao được công nghệ lạc hậu ở nước mình nhưng dễ được chấp nhận ở nước có trình độ công nghệ thấp hơn và từ đó kéo dài được chu kì sản xuất.

- Các bên tham gia vào các dự án FDI thường có quốc tịch khác nhau và sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Vì mỗi quốc gia có ngôn ngữ riêng nên tất yếu trong FDI sẽ có sự khác nhau về ngôn ngữ. Đặc điểm này đòi hỏi phải sử dụng ngôn ngữ quốc tế và ngôn ngữ nước sở tại trong các văn bản của dự án và trong quá trình hoạt động của dự án.

- Các dự án FDI chịu sự chi phối của nhiều nguồn luật khác nhau: một sự án FDI càng có nhiều bên tham gia thì lại càng chịu sự chi phối của nhiều nguồn luật khác nhau, nhưng thông thường là sử dụng luật của nước chủ nhà, tuy nhiên, ở một mức độ nào đó, sự hoạt động của dự án vẫn chịu sự ảnh hưởng của luật pháp nước các bên tham gia đầu tư, luật quốc tế, luật khu vực. Vì vậy, trong quá trình hội nhập và phát triển, các quốc gia phải luôn có sự điều chỉnh và sửa đổi luật pháp của mình sao cho ngày càng gần và phù hợp với thông lệ quốc tế. Điều này một mặt sẽ tạo điều kiện cho sự mở rộng giao lưu kinh tế giữa các quốc gia, mặt khác sẽ tránh được các tranh chấp, xung đột không đáng có trong quá trình hoạt động, quản lý các dự án FDI.

- Trong quá trình thực hiện các dự án FDI, có sự “cọ xát” giữa các nền văn hóa khác nhau, sự “cọ xát” này đòi hỏi phải có sự giao hòa văn hóa giữa các bên liên quan từ đó có được sự hợp tác tốt đẹp. Điều này lý giải hiện tượng khi mới đầu tư vào một thị trường nào đó, các nhà đầu tư nước ngoài thường lựa chọn hình thức doanh nghiệp liên doanh để giảm bớt rủi ro, nhưng khi đã tìm hiểu và rõ hơn về thị trường đầu tư thì họ lại có xu hướng đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài để có thể toàn quyền quyền định mà không muốn có sự phụ thuộc hay tranh chấp trong các quyết định đầu tư.

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2006-2020 (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w