- Cần nghiên cứu và có nhận thức sâu sắc về nền kinh tế thị trường để xây dựng chiến lược thu hút FDI cho phù hợp hơn
THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN
3.1. Những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Hưng Yên có ảnh hưởngđến tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Vị trí địa lý: Tỉnh Hưng Yên nằm ở trung tâm vùng đồng bằng Sông Hồng, thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, giữa Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, có ranh giới tiếp giáp với các tỉnh Bắc Ninh, Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương và thủ đô Hà Nội.
Địa hình: Đặc điểm tự nhiên không có biển và đồi núi tiếp giáp với 6 tỉnh là: Bắc Ninh, Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương và thủ đô Hà Nội. Toàn tỉnh có 10 đơn vị hành chính, 9 huyện (Kim Động, Mỹ Hào, Văn Giang, Văn Lâm, Khoái Châu, Phủ Cừ, Tiên Lữ, Yên Mỹ) và tỉnh Hưng Yên. Tỉnh Hưng Yên là một trung tâm văn hoá, chính trị của tỉnh đã từng vang tiếng một thời “thứ nhất kinh kỳ thứ nhì Phố Hiến”. Tỉnh lỵ Hưng Yên đặt tại tỉnh Hưng Yên, cách Hà Nội 64 km, cách Tỉnh Hải Dương 48 km và quốc lộ 1A khoảng 15 km. Là một tỉnh đất chật người đông, diện tích tự nhiên 923,45 km2, dân số 1.128 triệu người, mật độ dân số trung bình 1.227 người/km2.
Khí hậu: Hưng Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 4 mùa rõ rệt. Lượng mưa trung bình hàng năm 1.500 – 1.700 mm, phân bố không đều, tập trung vào tháng 6, 7, 8, dễ gây úng lụt, ảnh hưởng không tốt đến sản xuất và dân sinh. Nhiệt độ trung bình 24,20C, thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng; số giờ nắng trong năm 1.476 giờ; độ ẩm tương đối trung bình 83-86%. Nhìn chung, khí hậu thời tiết của tỉnh thuận lợi cho sự phát triển hệ sinh thái động thực vật cũng như các hoạt động sản xuất, dịch vụ và du lịch. Đặc biệt, điều kiện khí hậu vào mùa đông rất thuận lợi cho việc phát triển cây rau, màu, thực phẩm, nhất là khả năng trồng rau xuất khẩu.
Vị trí thuận lợi như một cửa ngõ chính vào thủ đô Hà Nội, là yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào Hưng Yên trước hết là giảm thiểu chi phí vận chuyển, mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm.
3.1.2. Về tiền năng và nguồn lực
* Vị trí địa lý kinh tế - chính trị:
Hưng Yên là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nằm ở vị trí có nhiều hướng tác động mang tính liên vùng, Hưng Yên có vai trò quan trọng làm cầu nối thủ đô Hà Nội với tỉnh cảng Hải Phòng, tỉnh du lịch Hạ Long; cung cấp sản phẩm hàng hoá quan trọng và là địa bàn tham gia quá trình trung chuyển hàng hoá giữa hệ thống cảng biển và các tỉnh, các tỉnh trong vùng và cả nước, do vậy, vừa có cơ hội đóng vai trò là một trong những động lực phát triển, vừa phải đối mặt với các thách thức trong cạnh tranh khai thác và phát triển các ngành hàng có cùng lợi thế. Trong triển vọng, Hưng Yên sẽ phải trở thành trọng điểm thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ, thương mại, giải quyết việc làm để giảm áp lực cho các tỉnh lớn và trở thành một trong các đô thị lớn của vùng.
* Tài nguyên thiên nhiên: Hưng Yên có một tài nguyên đất nông nghiệp phong phú, màu mỡ. Diện tích đất nông nghiệp khoảng 62.000 ha. Tài nguyên nước ngọt dồi dào do nằm trong hệ thống sông Hồng, sông Luộc. Tuy nhiên, Hưng Yên lại có rất ít khoáng sản, khoáng sản chủ yếu là nguồn cát đen ven sông Hồng và nguồn than nâu ( khoảng 30 tỷ tấn) phân bố ở độ sâu trung bình từ 600 đến 1000m, khó khai thác. Tài nguyên than của Quảng Ninh đang cạn kiệt dần, trong khi nhu cầu về năng lượng của cả nước ngày càng lớn, nguồn than nâu đang là cơ hội tiềm năng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước khai thác ở Hưng Yên với kỹ thuật cao.
- Tài nguyên du lịch: Hưng Yên là nơi tập trung nhiều di tích lịch sử nổi tiếng, đặc biệt là quần thể di tích Đa Hoà- Dạ Trạch( Khoái Châu) thờ Chử Đồng Tử - Tiên Dung, khu di tích phố Hiến, khu tưởng niệm lương y Hải Thượng Lãn Ông và hàng trăm di tích đã được xếp hạng. Nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng có lịch sử phát triển lâu dài.
* Dân số và lao động:
Tổng dân số hiện nay của tỉnh vào khoảng trên 1.128 triệu người, trong đó trên 60% là trong độ tuổi lao động. Dân số nông thôn chiếm tỷ trọng cao (87,5% tổng dân số), chủ yếu làm nông nghiệp, lao động trong độ tuổi từ 18-30 chiếm trên 40% tổng số lao động. Nguồn lao động dồi dào nhưng phần lớn là lao động phổ thông chiếm khoảng 60%, tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp chiếm 38,1%, năng suất lao động không cao: Năm 2010, bình quân giá trị GDP thực tế trên một đầu người chung toàn nền kinh tế là 15.564 ngàn đồng/ đầu người (cả nước khoảng 19.278 ngàn đồng/ đầu người). Như vậy, năng suất lao động chung, theo sơ bộ tính toán, là tương đối thấp so với cả nước.
Thời gian sử dụng lao động trong nông nghiệp chiếm 81,5% (năm 2010). Cơ hội kiếm việc làm có thu nhập cao và điều kiện nâng cao trình độ, kỹ năng làm việc còn hạn chế. Chất lượng lao động nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu phát triển: tỷ lệ được đào tạo thấp, thể lực, trí lực, tính kỷ luật, tác phong công nghiệp còn hạn chế. Lao động có việc làm và đang làm việc ở các ngành trong nền kinh tế quốc dân tăng khá, song cơ cấu còn bất hợp lý.
Như vậy, số lao động phổ thông rất dồi dào, số lao động chưa có việc làm còn nhiều. Đây sẽ là nguồn bổ sung nhân lực quan trọng cho các dự án FDI thực hiện trên địa bàn tỉnh.
* Hệ thống cơ sở hạ tầng:
Hưng Yên có hệ thống cơ sở hạ tầng đặc biệt là đường giao thông như: Quốc lộ 5A, 39A, 39B, 38 và đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, nối Hưng Yên với các tỉnh phía Bắc đặc biệt là với Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh. Có hệ thống sông Hồng, sông Luộc tạo thành mạng lưới giao thông khá thuận lợi cho giao lưu hàng hoá và đi lại. Cầu Yên Lệnh đã hoàn thành và đi vào sử dụng từ tháng 5/2004, mở ra mạch giao thông mới nối liền Quốc lộ 1A và 5A. Hưng Yên đang triển khai đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đường nối hai tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và Cầu Giẽ - Ninh Bình đoạn qua Hưng Yên, các đường đấu nối với các trục vành đai Hà Nội và đường đối ngoại với các tỉnh lân cận là hệ thống giao thông huyết mạch tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển. Với hệ thống giao thông này, Hưng Yên có thể thực hiện chiến lược thu hút vốn FDI trên toàn bộ lãnh thổ tỉnh.
Hệ thống đường thuỷ của Hưng yên gồm các tuyến sông Hồng và sông Luộc đi Hà Nội, cảng Cái Lân, Cửa Ông, Hòn Gai. Tuyến này được nạo vét, là tuyến giao thông chính về vận chuyển nguyên liệu, hàng hoá từ cảng biển của Quảng Ninh về Hưng yên và Hà Nội phục vụ cho phát triển công nghiệp. Hiện tại thời gian vận chuyển một chuyến hàng từ Hưng Yên đi Quảng Ninh mất khoảng 6 – 12 giờ, giá thành khoảng 120 – 150 nghìn đồng/tấn sản phẩm, phấn đấu hạ xuống khoảng 100 nghìn đồng vào năm 2012. Tuyến giao thông đi Hà Nội và các tỉnh phía Bắc bằng đường thuỷ sông Hồng, thời gian vận chuyển mất khoảng 10 giờ, giá thành khoảng 30 – 40 nghìn đồng/tấn sản phẩm. Luồng giao thông thuỷ chủ yếu vận chuyển cát, sỏi phục vụ cho công nghiệp và xây dựng. Hệ thống cảng của Hưng yên có công suất khoảng 1 triệu tấn/năm có thể đáp ứng tình hình phát triển kinh tế hiện nay.
Mạng lưới bưu chính viễn thông không ngừng được củng cố và mở rộng, năm 2006 thuê bao điện thoại cố định đạt 19,57máy/100 dân đến năm 2009 là 25,34máy/100 dân, số máy thuê bao được phát triển rộng khắp đến từng xã, từng thôn. Năm 2006, 100% xã có điểm bưu điện văn hoá. Một số dịch vụ mới như 171, 178, 1950 thuê bao internet phục vụ nhu cầu của người dân trong tỉnh. Tuy nhiên, so với mức bình quân chung của cả nước, tính đến hết năm 2009 đạt 25,34máy/100 dân vẫn ở mức trung bình.
Hệ thống cấp điện được cải tạo và mở rộng trên địa bàn tỉnh hiện có 4 trạm biến áp lớn đó là trạm biến áp 220kv và 110kv Phố Nối, trạm 110kv Phố cao, Trạm 110kv Kim Động, góp phần cung cấp điện cho các dự án đầu tư của tỉnh. Kết hợp phát triển đồng bộ các trạm biến áp với việc cải tạo và nâng cấp hệ thống phân phối điện trên địa bàn toàn tỉnh, mở rộng mạng lưới cấp điện cho các KCN mới hình thành. Đầu tư phát triển mạng lưới điện nông thôn và thành thị.
Hệ thống cấp thoát nước được đầu tư thiết bị đồng bộ, xây dựng mới nhà máy nước Phố Nối công suất 10.000m nước/ngày đêm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và nhu cầu phát triển công nghiệp nhanh trong khu vực. Đầu tư xây dựng trạm cấp nước sạch sinh hoạt có công suất vừa và nhỏ ở tất cả các thị trấn trong tỉnh.
Bên cạnh việc xây dựng các công trình cấp nước, tỉnh đã hết sức coi trọng việc xây duựng đồng bộ các công trình, hệ thống thoát nước đô thị và xử lý nước thải… cho các đô thị và KCN, đặc biệt là KCN tập trung tại Phố Nối và Như Quỳnh.
Nhìn chung, hạ tầng cơ sở của Hưng yên đã được nâng cấp, đáp ứng nhịp độ phát triển kinh tế hiện nay, về lâu dài cần có những giải pháp mang tính đồng bộ để phát triển hệ thống hạ tầng lên mức hiện đại, tạo điều kiện hấp dẫn cho các nhà đầu tư khi đầu tư vào Hưng yên.
* Tình hình kinh tế
- Về tốc độ tăng trưởng: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt trên 12%/ năm, giai đoạn 2001-2005, 11,5%/năm giai đoạn 2006-2010 và kế hoạch giai đoạn 2011-2015 tăng trưởng bình quân GDP là 12,5%/năm trở lên.
- Về cơ cấu kinh tế: cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp phù hợp với xu thế chung của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch thể hiện ở Bảng 2.1 dưới đây:
Bảng 3.1: Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế tỉnh Hưng Yên
Đơn vị: %
Ngành 2005 2006 2007 2008 2009 2010
1. Nông - lâm - ngư
nghiệp 30,5 27,7 28,91 28,02 27,04 25
2. Công nghiêp – xây
dựng 38,03 40,2 41,07 42,44 42,39 44
3. Dịch vụ 31,47 32,1 30,02 29,54 30,57 31
Tổng cộng 100 100 100 100 100 100
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên - Hoạt động đầu tư:
Tỉnh Hưng Yên chủ trương khuyến khích thu hút đầu tư vào các Khu công nghiệp (KCN), Cụm công nghiệp (CCN) tập trung của tỉnh. Đến nay, tỉnh Hưng Yên đã quy hoạch được 14 khu công nghiệp và được Chính phủ cho phê duyệt 6 KCN tập trung với diện tích gần 3.535 ha, hiện có 5 KCN đi vào hoạt động và hai khu công nghiệp cơ bản đã được 'lấp đầy', đó là Khu công nghiệp Phố Nối A và Phố Nối B. Các khu công nghiệp cơ bản đầu tư xây dựng xong cơ sở hạ tầng kỹ thuật là: KCN Minh Đức, KCN Minh Quang, KCN Vĩnh Khúc, KCN Ngọc Long, KCN TP Hưng Yên, Thăng Long II(giai đoạn 1). Ngoài ra, để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, tỉnh đã quy hoạch 15 CCN nằm ở vị trí thuận lợi về giao thông, điện, thông tin liên lạc… trên địa bàn tỉnh.
Trong vài năm trở lại đây, tình hình đầu tư của tỉnh Hưng Yên đã thu được những kết quả rất cao. Tính đến hết năm 2010, trên địa bàn tỉnh Hưng Yên có 869 dự án, với tổng vốn đăng ký hơn 70.000 tỷ đồng; có 184 dự án đầu tư nước ngoài đến từ 20 Quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng số vốn đầu tư đăng ký 1 tỷ 259 triệu USD. Tổng lượng vốn đầu tư thực hiện của các doanh nghiệp FDI đến nay tại địa bàn ước tính đạt 361 triệu USD. Có 107 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, thu hút trên 27.000 lao động trực tiếp tại các doanh nghiệp cùng hàng ngàn lao động gián tiếp khác.
- Hoạt động xuất nhập khẩu:
Hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh trong những năm qua có tiến bộ cả về mặt hàng xuất khẩu, thị trường xuất khẩu và giá trị xuất khẩu.
Trong giai đoạn 2006-2010 xuất khẩu hàng hoá có tốc độ tăng cao, bình quân gần 42%/năm nhưng quy mô kim ngạch xuất khẩu còn nhỏ, đạt giá trị 474
triệu USD (2010). Các mặt hàng xuất khẩu của tỉnh chủ yếu là hàng công nghiệp chế biến, trong đó các sản phẩm giầy dép, may mặc, bánh kẹo, thực phẩm, thủ công mỹ nghệ là những sản phẩm có khối lượng lớn (hàng dệt may chiếm 31% kim ngạch, giầy dép chiếm 29%). Thị trường xuất khẩu từng bước phát triển ra nhiều châu lục như Châu Á khoảng 60-70%, Châu Âu 30% và đang từng bước vào các thị trường khác như Bắc Mỹ và một số khu vực khác.
Kim ngạch nhập khẩu tăng nhanh, chủ yếu là vật tư, thiết bị, nguyên liệu cho sản xuất. Nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị cho dây chuyền sản xuất là do một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Với những thành tựu đạt được từ phát triển kinh tế đã đem lại nguồn thu cho tỉnh nhà, tổng thu ngân sách là 3.200 tỷ VNĐ (2010).
3.2. Thực trạng thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Hưng Yên trong thời gian qua.
3.2.1. Các bên liên quan trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.