Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Hưng Yên từ nay đến năm 2020.

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2006-2020 (Trang 122 - 139)

- Phòng Kinh tế Đối ngoại thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư Hưng Yên:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN

4.2.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Hưng Yên từ nay đến năm 2020.

Yên từ nay đến năm 2020.

Nhận thức được những hạn chế, tồn tại của hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian qua đồng thời hiểu được vai trò của nguồn vốn FDI với tăng trưởng và phát triển kinh tế cũng như những đóng góp của nó với xã hội, kết hợp với định hướng của tỉnh Hưng Yên trong vấn đề này mà chúng ta cần có những giải pháp chủ động, linh hoạt, kịp thời và hiệu quả để nâng cao chất lượng hoạt động thu hút FDI nhất là trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động như hiện nay. Để làm tốt công tác này, trong thời gian tới tỉnh cần thực hiện đồng bộ và hợp lý các nhóm giải pháp được trình bày dưới đây. Các nhóm giải pháp này nhằm giải quyết những tồn tại, hạn chế trong thời gian gần đây của tỉnh Hưng Yên trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

4.2.2.1. Hoàn thiện quy hoạch phát triển và định hướng đầu tư:

- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phê duyệt các quy hoạch còn thiếu; rà soát để định kỳ bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch đã lạc hậu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc xác định và xây dựng dự án. Xây dựng quy hoạch ngành và các sản phẩm chủ yếu trên cơ sở phân tích lợi thế so sánh, làm cơ sở cho việc định kì công bố danh mục các dự án đầu tư. Việc quy hoạch phát triển ngành phải gắn với mỗi vùng kinh tế khác nhau của tỉnh, đáp ứng mục tiêu. Trong đó, tập trung phân tích những điểm mạnh, lợi thế so sánh của vùng, nguồn nhân lực cũng như chất lượng nhân lực, cơ sở hạ tầng, danh mục sản phẩm thế mạnh, danh mục dự án kêu gọi đầu tư FDI…để làm cơ sở dữ liệu, đảm bảo cho việc kiểm tra giám sát, định hướng và nâng cao hiệu quả đầu tư.

- Hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất, công bố rộng rãi quy hoạch, tạo điều kiện để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư; rà soát, kiểm tra, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất một cách hiệu quả, nhất là đối với các địa phương nhằm đảm bảo phát triển kinh tế và môi trường bền vững.

- Cần có chính sách hỗ trợ các dự án đầu tư vào vùng sâu, vùng xa như đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn, tại vùng nguyên liệu, đào tạo nhân lực, hỗ trợ chủ đầu tư trong việc giảm chi phí xây dựng và triển khai dự án. Chỉ thu tượng

trưng tiền thuê đất đối với các dự án đầu tư vào nông nghiệp ở các vùng này; miễn thuế nhập khẩu toàn bộ vật tư, nguyên liệu sản xuất (kể cả các loại trong nước đã sản xuất được) trong 5 năm đầu; cho phép tăng tỷ lệ tiêu thụ nội địa đối với những sản phẩm buộc phải đảm bảo tỷ lệ xuất khẩu.

- Trong quá trình quy hoạch đầu tư, các ngành cần phải có sự phối hợp với các tỉnh, địa phương, xây dựng quy hoạch đó trên các địa bàn và lãnh thổ cụ thể, nhằm thu hút vốn đầu tư có hiệu quả hơn và đảm bảo quản lý thực hiện dự án được thuận tiện hơn.

- Hướng thu hút đầu tư nước ngoài của các tập đoàn xuyên quốc gia là dự án quy mô lớn, đầu tư vào Việt Nam kỹ thuật cao và phát triển cơ sở hạ tầng. Trong khi đó, đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ lại khuyến khích đầu tư vào công nghiệp phụ trợ cho các ngành điện, điện tử, cơ khí chế tạo, các dự án hướng về xuất khẩu trên cơ sở sử dụng tài nguyên, nguyên liệu tại chỗ.

- Đôi với Hưng Yên: căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh định hướng đến 2020 và định hướng trong Quy hoạch tổng thể phát triển các KCN cả nước, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hưng Yên đã chủ trì, chỉ đạo Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh phối hợp với các sở, ngành, địa phương lập Đề án quy hoạch phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đến năm 2020, trong đó định hướng đến 2020 trên địa bàn tỉnh có 19 KCN với tổng diện tích 6.550 ha. Đến nay trên địa bàn tỉnh có 13 KCN với tổng diện tích 3.535 ha đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đưa vào Quy hoạch tổng thể phát triển các KCN cả nước, gồm: Khu công nghiệp Phố Nối A quy mô 594 ha; Khu công nghiệp Phố Nối B quy mô 355 ha (bao gồm KCN Dệt May Phố Nối, và KCN Thăng long II); Khu công nghiệp Minh Đức quy mô 200 ha; Khu công nghiệp Minh Quang quy mô 325 ha; Khu công nghiệp Vĩnh Khúc quy mô 380 ha (bao gồm KCN Agrimeco Tân Tạo và KCN Lingking Park); Khu công nghiệp Ngọc Long quy mô 150 ha; Khu công nghiệp Yên Mỹ II quy mô 230 ha; Khu công nghiệp Bãi Sậy quy mô 150 ha; Khu công nghiệp Kim Động quy mô 100 ha; Khu công nghiệp Dân Tiến quy mô 150 ha; Khu công nghiệp Lý Thường Kiệt quy mô 300 ha; Khu công nghiệp Thổ Hoàng quy mô 400 ha; Khu công nghiệp Tân Dân quy mô 200 ha.

Sau khi các KCN được Thủ tướng Chính phủ cho phép đưa vào Danh mục ưu tiên thành lập mới đến năm 2015 và định hướng đến năm 1020, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các chủ đầu tư xây dựng hạ tầng lập quy hoạch chi tiết trình phê duyệt theo quy định. Đến nay, có 11 KCN với tổng diện tích 2.485 ha đã được phê

duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng, gồm: KCN Phố Nối A, KCN Dệt May Phố nối, KCN Thăng Long II, KCN Minh Đức, KCN Agrimeco Tân Tạo, KCN Lingking Park, KCN Minh Quang, KCN Bãi Sậy, KCN Ngọc Long, KCN Yên Mỹ II, KCN Kim Động. Các KCN còn lại các chủ đầu tư hạ tầng đang triển khai lập quy hoạch chi tiết. Bên cạnh lập dự án quy hoạch các KCN, các quy hoạch khác về đất đai, xây dựng, giao thông, nguồn nhân lực cũng phải được tiến hành đồng bộ.

4.2.2.2 Giải pháp hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kĩ thuật.

- Cơ sở hạ tầng là một trong hai yếu tố hàng đầu mà các nhà đầu tư quan tâm khi quyết định đầu tư bởi vì cơ sở hạ tầng của địa phương là yếu tố liên quan đến chi phí đầu tư, cơ sở hạ tầng thuận lợi sẽ giúp cho các nhà đầu tư giảm được chi phí đầu vào cho sản xuất cũng như dễ dàng hơn trong tiêu thụ sản phẩm. Thực tế cho thấy, địa phương nào có cơ sở hạ tầng yếu kém thì rất khó thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài, ngược lại nếu không thu hút được đầu tư thì khả năng cải tạo cơ sở hạ tầng cũng rất hạn chế. Cái vòng luẩn quẩn đó tạo nên tình trạng vùng kinh tế nào phát triển thì ngày càng phát triển, còn vùng nào có cơ sở hạ tầng kém phát triển thì ngày càng tụt hậu. Do đó, việc cải tạo nâng cấp và xây dựng mới cơ sở hạ tầng được coi là nhiệm vụ kinh tế xã hội cực kỳ quan trọng của các địa phương. Giải quyết được vấn đề này mới mong thu hút được nhiều vốn đầu tư, đồng thời khai thác được tiềm năng thiên nhiên phong phú còn đang tiềm ẩn trong lòng đất hoặc tại các vùng xa xôi, hiểm trở.

- Như vậy, quy hoạch đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng cần thống nhất, hợp lý, tập trung dứt điểm, không dàn trải, vì như vậy hiệu quả đầu tư sẽ không cao, công trình chậm hoàn thành, khó đưa vào sử dụng. Không phân đều đầu tư cơ sở hạ tầng cho các huyện, thị mà phải căn cứ theo quy hoạch phát triển kinh tế của từng huyện, thị.

- Ngoài ra, cần có những ưu đãi rõ ràng, cụ thể về tài chính, tín dụng đối với các hình thức đầu tư như BTO, BT, BOT vào các địa bàn trọng điểm để hình thức này nhanh chóng được các nhà đầu tư triển khai thực hiện, góp phần hỗ trợ vốn đầu tư cho ngân sách. Bên cạnh đó, khuyến khích đầu tư xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất và đặc biệt trong tương lai không xa, chúng ta phải nghĩ tới việc thành lập đặc khu kinh tế để cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng.

Tỉnh cần tập trung vốn đầu tư của nhà nước, huy động vốn đầu tư nước ngoài xây dựng cơ sở hạ tầng, chúng ta còn phải tranh thủ tối đa sự hỗ trợ, hợp tác quốc tế.

- Tăng cường công tác quản lý, cải tạo nâng cấp các hệ thống hạ tầng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội, bảo đảm hạ tầng kỹ thuật đến chân hàng rào dự án.

- Hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho các khu công nghiệp đã được quy hoạch và phát triển thêm các cụm công nghiệp mới. Lựa chọn các nhà đầu tư là các doanh nghiệp có đủ năng lực về tài chính và kinh nghiệm chuyên môn để đảm nhiệm việc tổ chức xây dựng cơ sở hạ tầng của mỗi cụm công nghiệp. Đơn vị đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ bỏ vốn đầu tư và thu hồi lại từ các khoản đóng góp làm hạ tầng của các doanh nghiệp đăng ký thuê đất trong cụm. Hoặc tỉnh ứng vốn trước để đền bù, giải phóng mặt bằng (sẽ thu lại các doanh nghiệp), xây dựng đường trục chính, kêu gọi các doanh nghiệp chuyên ngành cấp điện, cấp nước bỏ vốn đầu tư hạ tầng và cho doanh nghiệp thuê đất trực tiếp của tỉnh.

- Sau khi quy hoạch cụm công nghịêp được phê duyệt, cần sớm thực hiện việc công bố công khai về quy hoạch sử dụng đất, tiêu chuẩn, đối tượng doanh nghiệp, ngành nghề sản xuất kinh doanh, cơ chế chính sách ưu đãi…được áp dụng cho cụm công nghiệp.

- Cần phải coi trọng, không thể bỏ qua quy trình thẩm định đánh giá tính khả thi của các dự án, các doanh nghiệp xin thuê đất tại cụm công nghiệp. Tránh tình trạng tỉnh tập trung vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và chỉ đạo đền bù giải phóng mặt bằng rất tốn kém nhưng sau đó việc xem xét cấp đất cho các dự án được thực hiện dễ dãi, tuỳ tiện, chưa đúng đối tượng để xảy ra nhiều phức tạp khi không phải tất cả đều là các nhà đầu tư có tiềm năng.

- Phải xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ hệ thống đường giao thông, điện, điện thoại, nước, hệ thống thoát nước, hệ thống xử lý nước thải trong và ngoài KCN. Các dịch vụ bảo hiểm, ngân hang, y tế cần đặt ở những vị trí thuận lợi cho sự giao dịch của các doanh nghiệp. Tỉnh cần một cơ chế hỗ trợ, tác động ở mức độ nào đó để tạo đà và thu hút các nguồn vốn khác cùng tham gia xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp. Như hỗ trợ hơn nữa kinh phí chuẩn bị đầu tư của dự án xây dựng cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp: chi phí lập dự án, chi phí lập hồ sơ giao đất, chi phí hành chính cho công tác đền bù giải phóng mặt bằng, ứng vốn để thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng, rà phá vật liệu nổ và xây dựng các cơ sở hạ tầng sử dụng chung trong khu, cụm công nghịêp. Bao gồm: đường trục giao thông sử dụng chung, hệ thống thoát nước, trạm xử lý nước thải trung tâm, hào kỹ thuật để lắp đặt đường cấp điện, nước, điện thoại…, hệ thống cây xanh, tường rào bao quanh khu, cụm công nghiệp. Lựa chọn và quyết định Ban

quản lý dự án, các đơn vị có đầy đủ năng lực để tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng khu, cụm công nghịêp để quản lý việc đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật theo quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành.

- Đẩy nhanh đầu tư, xây dựng phát triển lĩnh vực cung cấp dịch vụ cơ bản như: viễn thông, điện lực, cấp nước, thoát nước, xử lý môi trường, vận tải, nhằm đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của thị trường.

- Tỉnh Hưng Yên phải tập trung quy hoạch, hoàn thiện kết cấu hạ tầng, phát triển có trọng tâm, trọng điểm hoàn thành những công trình then chốt theo hướng hiện đại hoá và đồng bộ, nhất là ở những vùng có động lực phát triển. Hoàn thiện mạng lưới giao thong thiết yếu, quốc lộ 38B, quốc lộ 39B và tỉnh lộ 200 theo chuẩn đường cấp ba đồng bằng. Phối hợp đẩy nhanh tiến độ xây dựng tuyến đường cao tốc Hà Nội- Hải Phòng, và đường nối hai tuyến đường cao tốc Hà Nội- Hải Phòng và Cầu Giẽ - Ninh Bình đoạn qua Hưng Yên; xây dựng các đường đấu nối với các trục vành đai Hà Nội.

4.2.2.3 Giải pháp về môi trường pháp lý và thủ tục hành chính.

- Tiếp tục rà soát pháp luật, chính sách về đầu tư, kinh doanh để sửa đổi các nội dung không đồng bộ, thiếu nhất quán, bổ sung các nội dung còn thiếu và loại bỏ các điều kiện áp dụng ưu đãi đầu tư không phù hợp với cam kết của Việt Nam với WTO.

- Song song với việc Nhà nước sớm ban hành Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản dưới Luật, Tỉnh cần sớm có những quy định cụ thể liên quan đến việc phối hợp của các cơ quan thực thi quyền trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ nói chung, Sở hữu công nghiệp nói riêng, nhằm đảm bảo một môi trường kinh doanh lành mạnh, chống hàng giả, hàng nhái, chống gian lận thương mại, cạnh tranh không lành mạnh, đảm bảo quyền lợi của những doanh nghiệp làm ăn chân chính. Có những chương trình nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và của người dân trong vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

- Đẩy nhanh việc thực hiện chương trình khoa học công nghệ phục vụ doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, đăng ký quản lý chất lượng, thương hiệu, nhãn mác hàng hoá, công tác tiêu chuẩn đo lường chất lượng, kiểm tra chất lượng hàng xuất nhập khẩu. Tiếp tục duy trì và mở rộng diện của Chương trình khoa học và công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp hội nhập. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng, phạm vi và hiệu quả những nội dung đã triển khai, mở thêm một số nội dung hỗ trợ khác như hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công

nghệ thông tin trong sản xuất kinh doanh, phát triển thương mại điện tử... Tăng cường vốn đầu tư từ ngân sách của Tỉnh cho các hoạt động hỗ trợ này.

- Thực hiện lộ trình đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước theo đề án tổng thể đã được Chính phủ phê duyệt. Triển khai Nghị định 38/2003-NĐ/CP về việc chuyển đổi một số Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần.

- Đẩy mạnh việc tuyên truyền giới thiệu cho các doanh nghiệp về hội nhập trong điều kiện Việt Nam ra nhập WTO.

- Bổ sung và hoàn thiện lộ trình hội nhập của các ban, ngành và các doanh nghiệp trong điều kiện Việt Nam ra nhập WTO.

- Thực hiện chính sách ưu đãi, mở rộng hình thức và lĩnh vực đầu tư, khuyến khích đầu tư với những dự án sử dụng công nghệ cao, công nghệ mới, công nghệ sạch đặc biệt là những dự án đầu tư cho lĩnh vực y tế - giáo dục.

- Đối với địa phương: Hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài đều nhận xét là thủ tục hành chính của nước ta còn phức tạp. Do đó, để giảm bớt tâm lý dè chừng, e ngại của các nhà đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho họ tiến hành công việc, đơn giản hoá thủ tục hành chính đang là mối quan tâm lớn của nhà nước ta hiện nay và chủ yếu cần tập trung vào các vấn đề sau:

Rà soát lại các văn bản pháp quy do tỉnh ban hành theo hướng thông thoáng, minh bạch, tránh những sự chồng chéo, khó thực hiện.

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2006-2020 (Trang 122 - 139)