- Cần nghiên cứu và có nhận thức sâu sắc về nền kinh tế thị trường để xây dựng chiến lược thu hút FDI cho phù hợp hơn
LÝ LUẬN CHUNG VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO BÀN TỈNH HƯNG YÊN
2.2.1 Các lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoà
Các nhà kinh tế đã phân tích và cho rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như sau:
- Trình độ công nghệ ở các nước khác nhau. - Vốn ở các nước khác nhau.
- Lao động ở các nước khác nhau.
- Hàng hoá ở các nước khi sản xuất có loại dung nhiều lao động, có loại dung nhiêu công nghệ.
- Nhu cầu hàng hoá ở các nước khác nhau nhưng khả năng sản xuất ở các nước cũng khác nhau.
- Thị hiếu của khách hang từng nước khác nhau.
- Chi phí vận chuuyển, thuế và các rào cản khác đối với lưu chuyển hang hoá giữa các nước khác nhau.
- Nguồn lực sản xuất: các nước chưa sử dụng hết nguồn lực sản suất.
2.2.1.1 Các lý thuyết kinh tế vĩ mô.
Lý thuyết HO( Heckcher và Ohlin(1933), Richard S. Eckaus(1987): Lý thuyết này dựa trên nguyên tắc lợi thế so sánh của các yếu tố vốn và lao động giữa các nước cũng như việc đầu tư ra nước ngoài nhằm phân tán rủi ro. Các lý thuyết kinh tế vĩ mô thường dựa trên mô hình 2x2; hai nước, hai hang hoá và hai yếu tố sản xuất.
- Mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận ở phạm vi toàn cầu nhờ vào sử dụng hiệu quả vốn đầu tư là nguyên nhân dẫn đến đầu tư nước ngoài.
- Nước đầu tư thường có hiệu quả sử dụng vốn thấp( thừa vốn), trong khi đó nước nhận đầu tư thường có hiệu quả sử dụng vốn cao hơn( thiêú vốn). - Chênh lệch hiệu quả đã dẫn đến dòng đầu tư giữa các nước( Thừa vốn -> thiếu vốn).
Nước A được coi là dồi dào tương đối về lao động nếu:
Trong đó: LA và LB là lượng lao động của nước A và nước B KA và KB là lượng vốn của nước A và nước B
Lao động ở nước A được coi là rẻ hơn so với lao động ở nước B
nếu (w/r) A < (w/r) B
Hàm lượng của các yếu tố sản xuất và mức độ dồi dào các yếu tố đo bằng tỷ lệ tương quan chứ không bằng lượng tuyệt đối.
Định lý H-O: Một quốc gia sẽ xất khẩu những mặt hàng mà việc sản xuất đòi hỏi sử dụng nhiều một cách tương đối yếu tố sản xuất dồi dào của quốc gia và nhập khẩu những mặt hàng sử dụng nhiều yêú tố nguồn lực khan hiếm của quốc gia.
Mô hình MacDougall – Kemp (1964): theo mô hình này những nước dư thửa vốn đầu tư có năng suất cận biên của vốn thấp hơn ở những nước thiếu vốn đầu tư, vì vậy xuất hiện dòng luân chuyển vốn ở những nước này.
Theo Krugman (1983) và Dunning và Narula (1996): sở dĩ có đầu tư nước ngoài là do có sự thay đổi các chính sách kinh tế vĩ mô như tài chính, thuế, ngoại hối…ở các nước tham gia đầu tư.
Theo K. Kojima (1978): sở dĩ có đầu tư nước ngoài là do có sự khác nhau giữa tỷ suất lợi nhuận; những nước có tỷ suất lợi nhuận cao sẽ thu hút được vốn đầu tư mà sự chênh lệch này chủ yếu do giá lao động và dung lượng thị trường.
Theo D. Salvatore (1993): sở dĩ có đầu tư nước ngoài là do có sự phân tán rủi ro.
2.2.1.2 Các lý thuyết kinh tế vi mô:
Theo Akamatsu (1962): Mô hình “đàn nhạn” của sự phát triển công nghiệp được Akamatsu đưa ra vào những năm 1961 -1962. Akamatsu chia quá trình phát triển thành 3 giai đoạn: (1) sản phẩm được nhập khẩu từ nước ngoài để phục vụ cho nhu cầu trong nước; (2) sản phẩm trong nước tăng lên để thay thế cho nhập khẩu; sản xuất để xuất khẩu. FDI sẽ thực hiện ở giai đoạn cuối để đối mặt với sự thay đổi về lợi thế tương đối.
Phiên bản nhiều nước dùng để miêu tả sự bắt kịp của các nước ở khu vực Đông Á với những nước phát triển trước cũng trong khu vực tại một ngành công nghiệp cụ thể hoặc một nhóm ngành hàng. Akamatsu cũng chính là người đưa ra phiên bản này sau khi quan sát sự phát triển của các nước Đông Á.
Akamatsu hình dung rằng khi ngành công nghiệp này của Nhật Bản đang ở pha gia tăng xuất khẩu thì các nước Hàn Quốc, Đài Loan, Hong Kong, Singapore nhập khẩu sản phẩm công nghiệp đó. Cùng với thời gian, xuất khẩu của ngành này ở Nhật đạt tới đỉnh cao và bắt đầu giảm xuất khẩu cũng là lúc các nước kia đẩy mạnh tự sản xuất thay thế nhập khẩu. Khi các nước kia đẩy mạnh xuất khẩu thì cũng là lúc ngành công nghiệp này ở Nhật không còn lợi thế cạnh tranh và bắt đầu kết thúc xuất khẩu. Nhưng Nhật Bản lại có ngành công nghiệp khác thay thế làm ngành xuất khẩu chủ đạo. Cứ như vậy từ ngành này sang ngành khác (dệt tới đóng tàu và ô tô khách, tới hàng
điện tử và ô tô cao cấp), từ Nhật Bản sang các nước NICs rồi sang các nước khác. Một số học giả kinh tế còn dùng phiên bản này để miêu tả sự phân công lao động quốc tế trong khu vực Đông Á. Tại một thời điểm nhất định, Nhật Bản sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm tiên tiến nhất, các nước NICs sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm trung bình, còn các nước đi sau sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm đơn giản hơn.
Phiên bản này cũng được gọi là mô hình đàn nhạn bay do nó được phát triển từ hai phiên bản gốc ở trên và theo hình dung của Akamatsu và không ít nhà kinh tế khác thì Đông Á là một đàn nhạn với Nhật Bản là con nhạn đầu đàn, các nước NICs ở hàng thứ hai, các nước ASEAN phát triển hơn ở hàng thứ ba, các nước khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam ở hàng sau. Cứ thế đàn nhạn đi từ ngành này sang ngành khác. Tuy nhiên phiên bản này khó có thể diễn tả bằng sơ đồ sao cho có hình đàn nhạn bay.
Theo Stephen Hymer (1976): độc quyền của thị trường đã thúc đẩy các công ty mở rộng ra thị trường nước ngoài để khai thác các lợi thế của mình về công nghệ, kĩ thuật quản lý…mà các công ty trong cùng ngành công nghiệp ở các nước nhận đầu tư không có được.
Theo Charles Kindleberger (1969) và Richard E. Caves (1971): các công ty đầu tư ra nước ngoài nhằm tối đa hóa lợi nhuận do có sự độc quyền của mình.
Theo Robert Z. Aliber (1970): FDI là do có hàng rào thuế quan làm tăng giá nhập khẩu, các công ty sẽ đầu tư sang nước có thuế nhập khẩu cao và quy mô thị trường lớn nhằm giảm chi phí và tăng lợi nhuận.
Theo Vernon (1966): việc sản xuất hàng loạt đòi hỏi tay nghề cao, vốn đầu tư lớn, điều này chỉ có thể xảy ra ở các nước phát triển; tuy nhiên, sản xuất hàng loạt một mặt dẫn đến việc hạ giá thành, mặt khác sẽ dẫn đến tình trạng bão hòa sản phẩm. Để tránh suy thoái các công ty phải mở rộng ra nước ngoài, nhưng điều này gặp phải cản trở của hàng rào thuế quan và chi phí vận chuyển, mặt khác do yêu cầu thương mại hóa sản phẩm nên việc sản xuất đã được tiêu chuẩn hóa, lao động tay nghề thấp có thể sử dụng được. Lúc này FDI xuất hiện vì nó hiệu quả hơn trong nước để xuất khẩu.