Kinh nghiệm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của các địa phương và bài học cho Hưng Yên.

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2006-2020 (Trang 73 - 78)

- Cần nghiên cứu và có nhận thức sâu sắc về nền kinh tế thị trường để xây dựng chiến lược thu hút FDI cho phù hợp hơn

LÝ LUẬN CHUNG VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO BÀN TỈNH HƯNG YÊN

2.3 Kinh nghiệm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của các địa phương và bài học cho Hưng Yên.

bài học cho Hưng Yên.

- Kinh nghiệm của Đồng Nai.

Đồng Nai là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ và là một tỉnh nằm trong vùng KTTĐ phía Nam Việt Nam, có diện tích 5.903,940km2, chiếm 1.76% diện tích tự nhiên cả nước và chiếm 25,5% diện tích tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ. Dân số toàn tỉnh theo số liệu thống kê năm 2007 là 2.281.705 người, mật độ dân số 386,511 người/km2. Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: thành phố Biên Hoà - là trung tâm chính trị kinh tế văn hoá của tỉnh; thị xã Long Khánh và 9 huyện; Xuân Lộc; Định Quán; Tân Phú.

Đồng Nai là một tỉnh có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến đường huyết mạch quốc gia đi qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51, tuyến đường sắt Bắc - Nam; gần càng Sài Gòn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho Tỉnh trong việc thu hút đầu tư, đặc biệt là thu hút FDI để phát triển KT - XH.

Trong 20 năm qua, thu hút FDI ở Đồng Nai đã có tác động rất tích cực trên các mặt KT - XH, đó là: Cùng với phát huy nội lực, thu hút vốn ĐTNN là nguồn lực quan trọng cho đầu tư phát triển. Chính sự phát triển nhanh của doanh nghiệp FDI đã góp phần đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tăng cao, liên tục trong nhiều năm qua (giai đoạn 1991 - 2007 tăng trưởng bình quân 12.8%/năm, riêng năm 2007 tăng 15,1%) và thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn theo hướng CNH, HĐH. Theo đó, nông nghiệp từ một ngành kinh tế chủ động ở Đồng Nai (chiếm trên 50% GDP) đã từng bước giảm dần tỷ trọng, trong khi tỷ trọng các ngành công nghiệp và xây dựng ngày càng tăng. Đến năm 2007, tỷ trọng công nghiệp chiếm 57,7% GDP, dịch vụ 30,2% và nông nghiệp chỉ còn 12,1%, góp phần nâng cao năng suất lao động chung. Thu hút vốn FDI đã thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu giai đoạn 1991 - 2007, tăng bình quân khoảng 45% năm. Nếu như kim ngạch xuất khẩu năm 1990 chỉ có 28,65 triệu USD thì đến năm 2007 đạt 5,474 tỷ USD, trong đó khu vực FDI chiếm 91% tổng kim ngạch xuất khẩu của Đồng Nai, vốn FDI tăng mạnh có tác động vào sự phát triển của các thành phần kinh tế trong

nước, tạo công ăn việc làm trực tiếp khoảng trên 320.000 lao động, đóng góp đáng kể cho ngân sách và các hoạt động xã hội.

Thu hút FDI vào Đồng Nai năm 2007 đạt 2,67 tỷ USD, tăng 2,4 lần so năm 2006 và tăng gấp 2,2 lần so kế hoạch năm 2007. Trong 2 tháng đầu năm 2008, tổng vốn đăng ký cấp mới và dự án tăng vốn hơn 250 triệu USD, tăng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2007 và đạt 16,66% kế hoạch năm 2008. Điều đó cho phép dự báo Đồng Nai sẽ tiếp tục là địa phương thu hút ổn định FDI trong năm 2008 và những năm kế tiếp. Từ kết quả trong thu hút FDI năm 2007 cho phép tin tưởng rằng năm tới sẽ có sự chuyển biến quan trọng về cơ cấu ngành nghề và chất lượng dự án theo hướng tăng nhanh các dự án thuộc ngành dịch vụ, các dự án công nghiệp kỹ thuật cao.

Để có được những thành công trong thu hút FDI, tỉnh Đồng Nai đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý giá. Trong giai đoạn tới, tỉnh Đồng Nai sẽ không có chính sách nào đột biến mà chủ yếu là hoàn thiện các chính sách đang thực hiện, trong đó chú trọng thu hút FDI theo hướng sau:

- Nâng cao chất lượng quy hoạch về quy hoạch tổng thể KT - XH và quy hoạch ngành. Trong quy hoạch các KCN, sẽ ưu tiên hình thành các KCN chuyên ngành, KCNC, khu liên hợp công nông nghiệp. Việc bố trí dự án đầu tư sẽ thực hiện theo đúng quy hoạch.

- Nâng cao chất lượng dự án đầu tư: Với số lượng quy mô dự án đã đạt được trong những năm qua, cùng với quý đất bố trí dự án đầu tư ngày càng khó khăn, việc nâng cao chất lượng dự án đầu tư là cần thiết. Việc mời gọi đầu tư sẽ theo hướng tăng các dự án dịch vụ, công nghiệp kỹ thuật cao, giảm dần các loại dự án có công nghề gây nhiều ô nhiễm, các dự án gia công sử dụng nhiều lao động tại các trung tâm đô thị…..Sử dụng hợp lý, có hiệu quả và bền vững tài nguyên thiên nhiên, môi trường nước, bảo đảm cần bằng sinh thái, bảo tồn thiên nhiên. Chuyển dần các dự án ĐTNN về địa bàn nông thôn.

- Tăng cường cải tiến thủ tục hành chính theo hướng tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm túc chế độ quản lý một cửa và một cửa liên thông theo phương châm "Chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp". Tăng cường thực hiện tin học hoá trong quản lý và đối thoại qua mạng tin học với các nhà đầu tư.

- Chú trọng đào tạo phát triển nguồn nhân lực, trong đó chú trọng triển khai thực hiện chương trình đào tạo nguồn nhân lực giai đoạn 2006 - 2010 đã xây dựng, đồng thời, kêu gọi các nhà đầu tư vào Đồng Nai đầu tư xây dựng các trường đại học, cao đẳng theo quy hoạch của tỉnh.

- Kinh nghiệm của Bà Rịa - Vũng Tàu.

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nằm ở miền Đông Nam Bộ, tiếp giáp tỉnh Đồng Nai ở phía Bắc, với thành phố Hồ Chí Minh ở phía Tây, với tỉnh Bình Thuận ở phía Đông, còn phía Nam giáp Biển Đông. Tổng chiều dài địa giới trên đất liền của tỉnh là 162 km. Đặc biệt là,

Bà Rịa - Vũng Tàu có chiều dài bờ biến phần đất liền 100km (trong đó 72km là bãi cát có thể sử dụng làm bãi tắm).

Vị trí này rất đặc biệt, đây chính là cửa ngõ hướng ra biển Đông của các tỉnh trong khu vực miền Đông Nam Bộ. Vị trí này cho phép tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hội tụ nhiều tiềm năng để páht triển các ngành kinh tế biển như: khai thác dầu khí trên biển, khai thác cảng biển và vận tải biển, khai thác và chế biến hải sản, phát triển du lịch nghỉ dưỡng và tấm biển. Ở vị trí này, Bà Rịa - Vũng Tàu có điều kiện phát triển tất cả các tuyến giao thông đường bộ, đường không, đường thuỷ, đường sắt và là một địa điểm trung chuyển hàng hoá đi các nơi trong nước và thế giới.

Với lợi thế về cảng biển, lại nằm trong vùng KTTĐ phía Nam, trong 20 năm qua, Bà Rịa - Vũng Tàu đã trở thành điểm hẹn lý tưởng cho các nhà ĐTNN. Nhiều dự án có quy mô lớn, sử dụng công nghiệp cao được cấp phép hoạt động trên các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng CNH - HĐH.

Tính đến năm 2008, trên địa bàn Tỉnh đã có 196 dự án FDI được cấp phép còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư gần 7,6 tỷ USD, trong đo cso 61% dự án đã triển khai thực hiện với tổng vốn đầu tư hơn 3,4 tỷ USD. Đặc biệt trong hai năm 2006 - 2007, do ảnh hưởng của việc gia nhập WTO của Việt Nam, tình hình FDI diễn ra khá sôi động không chỉ đối với Việt Nam nói chung mà còn đối với các địa phương trong cả nước nói riêng, trong đó có tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Do đó, kết quả thu hút FDI trong hai năm 2006 - 2007 của Tỉnh là rất khả quan. Năm 2006, Bà Rịa - Vũng Tàu đứng đầu về thu hút FDI của cả nước, với tổng số vốn đầu tư của đăng ký cấp mới hơn 2,2 tỷ USD. Năm 2007, Tỉnh thu hút được 57 dự án với tổng số vón đăng ký hơn 1,4 tỷ USD. Nhiều dự án có quy mô hơn 200 triệu USD được đầu tư ngày càng nhiều, chủ yếu trên các lĩnh vực: sản xuất thép, khai thác cảng, dịch vụ du lịch. Tính đến cuối năm 2007, trên địa bàn tỉnh có 21 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó, Hà Lan là quốc gia có vốn đầu tư đăng ký lớn nhất, kế đến là Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan. Đặc biệt năm nay, bênh cạnh những nhà đầu tư quen thuộc đó, có thêm dự án từ các quốc gia khác như Brunei, Lucxembourg, Thuỵ Sĩ …

Trong những năm qua, các dự án FDI trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có những đóng góp tích cực cho sự phát triển KT - XH của Tỉnh. Giai đoạn 2001 - 2005, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN đạt 181 triệu USD, chiến 18% tổng giá trị xuất khẩu trên địa bàn Tỉnh. Riêng năm 2007, đạt 440 triệu USD, chiếm 58% tổng giá trị xuất khẩu toàn tỉnh. Hàng năm, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp 25 - 26% vào nguồn thu ngân sách Nhà nước của Tỉnh. Các doanh nghiệp đã giải quyết việc làm cho 18 ngàn lao động trực tiếp và hàng chục ngàn lao động gián tiếp.

Từ năm 2001 đến nay, hàng năm cơ cấu vốn ĐTNN của Tỉnh chiếm khoảng 40 - 45% tổng số vốn đầu tư phát triển của Tỉnh. Như vậy, ĐTNN là nguồn vốn bổ sung quan trọng góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Qua các dự án nước ngoài,

nguồn nhân lực, đất đai, tài nguyên khoán sản được khai thác sử dụng hiệu quả. Các doanh nghiệp FDI có sự liên kết trao đổi công nghệ với doanh nghiệp trong nước góp phần thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển. ĐTNN còn góp phần quan trọng tạo việc làm và cải thiện nguồn nhân lực. Hơn 20 năm qua, đội ngũ cán bộ, nhân viên làm việc trong các doanh nghiệp FDI đã trưởng thành, ngày càng có nhiều kinh nghiệm và tác phong công nghiệp hiện đại. Hiện nay, nhiều chuyên gia Việt Nam đã thay thế các chuyên gia nước ngoài trong việc quản lý và điều hành doanh nghiệp cũng như điều khiển các thiết bị kỹ thuật hiện đại.

Có những kết quả đáng khích lệ trên đây là tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thành công trong việc áp dụng các quy định mới về thủ tục cấp phép đầu tư theo quy trình một cửa liên thông, áp dụng linh hoạt những chính sách về thuê đất, đấu giá quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhà đầu tư, đồng thời tạo điều kiện hỗ trợ nhà đầu tư về công tác đền bù, giải phóng mặt bằng khi thực hiện dự án, chủ động điều chỉnh quy hoạch tổng thể KT - XH đến năm 2020, quy hoạch lại huyện Côn Đảo và các quy hoạch xây dựng chi tiết ở Phú Mỹ, Long Sơn, Gò Găng để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2008, ưu tiên đầu tư các công trình trọng điểm, các dự án hạ tầng kinh tế, xã hội, tạo điều kiện thuận lợi triển khai các dự án cảng, các dự án hạ tầng các KCN, CCN, các khu du lịch, các dự án xây dựng phát triển hạ tầng giao thông… Đối với các dự án chậm triển khai, tỉnh rà soát, tháo gỡ những vướng mắc, đồng thời thực hiện cải cách hành chính thủ tục đầu tư theo mô hình một cửa nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư và doanh nghiệp và tạo thuận lợi tối đa cho các nhà đầu tư hoạt động.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ngoài việc tăng cường thu hút ĐTNN, tỉnh đã có chủ trương rộng cửa mời gọi ĐTNN, nhưng không có nghĩa là bất chấp mọi hậu quả để thu hút FDI vào phát triển KT - XH càng nhiều càng tốt mà tiến hành.

- Xác định rõ mục tiêu chỉ ưu tiên, lựa chọn đối tác đầu tư đối với những dự án có vốn đầu tư sử dụng công nghệ cao, phù hợp với tiềm năng và lợi thế về thiên nhiên, đặc biệt là lợi thế về biển của tỉnh. Do đó, phần lớn các dự án FDI vào địa bàn tỉnh trong hai năm 2006, 2007 có quy mô lớn, công nghệ cao. Kỷ lục về vốn đăng ký đầu tư phải kể đến dự án thép của tập đoàn thép Poso (Hàn Quốc) được cấp phén vào năm 2006, với 1,2 tỷ USD. Tiếp đó, năm 2007 có thêm 4 dự án lớn, chiếm 40,6% tổng vốn đầu tư nước ngoài, trong đó riêng dự án thép Essar Việt Nam chiếm 527 triệu USD, 2 dự án khai thác cảng, vốn đầu tư 351 triệu USD và nhà máy đóng tàu Wonil vốn đầu tư 250 triệu USD…

- Tập trung thu hút FDI vào lĩnh vực dịch vụ và du lịch, đặc biệt là dịch vụ cảng biển nhằm phát huy lợi thế so sanh về cảng biển của tỉnh.Do đó, nếu như những năm trước, công nghiệp là lĩnh cực thu hút vốn FDI nhiều nhất ( với hơn một nửa dự án có tổng vốn đầu tư chiếm 4,843 tỷ USD, bằng 83,6% tổng vốn FDI), thì hai năm trở lại đây các lĩnh vực dịch vụ thu hút đầu tư mạnh hơn.Tính đến nay, toàn tỉnh có 46 dự án FDI đầu tư vào dịch vụ với tổng vốn đăng ký 1,114 tỷ USD. Sau khi nhập WTO, Bà Rịa - Vũng Tàu được

các nhà đầu tư đánh giá có nhiều tiềm năng phất triển dịch vụ . Do vậy, mấy năm gần đây dòng vốn '' chảy'' mạnh vào lĩnh vực dịch vụ mà chủ yếu là đầu tư phát triển cảng biển và dịch vụ. Đến cuối năm 2007, Tỉnh đã thu hút dược 9 dự án đầu tư khai thác cảng biển và 92 dự án du lịch có vốn đầu tư nước ngoài.Riêng năm 2007, Tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đầu cho 2 dự án tư cảng lớn, với tổng vốn đầu tư hơn 351 triệu USD gồm: cảng tổng hợp quốc tế Sài Gòn - Việt Nam và cảng chuyên dụng Posco; đồng thời khởi công xây dựng 2 dự án là cảng quốc tế Sài Gòn - Việt Nam và cảng quốc tế Sài Gòn - PSA.

* Bài học kinh nghiệm rút ra đối với tỉnh Hưng Yên trong thu hút FDI.

Qua việc tìm hiểu và phân tích kinh nghiệm của một số địa phương trong cả nước có điều kiện tương đồng với tỉnh Hưng Yên, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

Một là, trong điều kiện khả năng huy động nội lực còn hạn chế thì việc đề ra chủ trương tăng cường, tạo mọi việc điều kiện thuận lợi để huy động ngoại lực, sử dụng có hiệu quả nguồn lực bên ngoài (FDI) là một chủ trương sáng tạo nhất quán mà Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh Hưng Yên cần quán triệt sâu sắc và tổ chức thực hiện bài bản. Bởi vậy, đây chính là ''điểm huyệt'', là giải pháp quan trọng trong thu hút FDI, tạo ra sự tăng trưởng và dịch chuyển cơ cấu kinh tế của tỉnh trong những năm tới đây.

Hai là, tranh thủ cơ hội, khai tác tốt các lơi thế so sánhvề vị trí địa lý gần thủ đô Hà Nội và sân bay quốc tế Nội Bài, cảng Cái Lân, cảng Hải Phòng chú ý xây dựng hình ảnh tốt về môi trường đầu tư ở Hưng Yên thông qua cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư và phong cách làm việc của cán bộ công chức; cải cách thủi tục hành chính, xây dựng cơ chế '' một cửa, tại chỗ'', coi thành công của các nhà đầu tư nước ngoài là thành công của chính mình.

Ba là, triển khai sớm công tác qui hoạch các KCN, vừu qui hoạch vừu hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật đi đôi với việc thu hút vốn đầu tư, ddawcj biệt quan tâm trợ giúp các doanh nghiệp trong GPMB, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong sản xuất và kinh doanh doanh nghiệp.

Bốn là, phải chủ động đào tạo đội ngũ lao động chất lượng cao, có trình độ ngoại ngữ, tin học, nhàm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các nhà đầu tư, đặc biệt là những nhà ĐTNN.

Năm là, kiên quyết loại bỏ những dự án FDI gây ô nhiễm môi trường cũng như tạo việc làm có giá trị gia tăng thấp, sử dụng công nghệ lạc hậu… để đẩy mạnh tăng Trưởng

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2006-2020 (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w