Đánh giá thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2006-2020 (Trang 97 - 105)

- Phòng Kinh tế Đối ngoại thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư Hưng Yên:

3.3. Đánh giá thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.

Trong những năm qua các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã là một bộ phận hữu cơ – động lực tăng trưởng kinh tế. Sự phát triển của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng góp phần quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Sự đóng góp to lớn ấy được thể hiện qua các mặt chủ yếu sau:

FDI bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển

Trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn, nguồn vốn FDI rất cần thiết cho sự phát triển của đất nước nói chung cũng như của tỉnh Hưng Yên nói riêng. Hưng Yên là một tỉnh mới được tái lập năm 1997, vẫn còn là một tỉnh nghèo của cả nước, trình độ sản xuất thấp, cơ cấu kinh tế chưa hợp lý với tiềm năng của tỉnh, mức sống người dân nhìn chung còn thấp (trừ mức sống của người dân tại tỉnh Hưng Yên) nên tỷ lệ tiết kiệm trong dân cư không nhiều, do vậy nhu cầu về vốn đầu tư của tỉnh là rất lớn. Với tình hình đó, để đáp ứng được nhu cầu về vốn đầu tư trong xã hội, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh theo kịp với sự phát triển của đất nước, tỉnh Hưng Yên cần phải dựa vào nguồn vốn bên ngoài mà cụ thể là FDI để từ đó phát huy tối đa nội lực của mình.

Đến hết năm 2010, tổng số dự án trên địa bàn tỉnh là 869 dự án, gồm 184 dự án FDI, với tổng vốn đăng ký 1.259 triệu USD. Ta có thể thấy FDI chiếm 21,2% về số dự án và chiếm khoảng 17,87% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, xếp ở hạng trung bình so với sự đóng góp FDI vào vốn đầu tư toàn xã hội của cả nước là 20%.

Có thể thấy, tuy mới xuất hiện ở Hưng Yên trong vòng 15 năm trở lại đây, song các dự án FDI đang đóng vai trò ngày một quan trọng trong việc tạo vốn cho phát triển kinh tế. Tốc độ tăng trưởng cao của FDI đã không ngừng thúc đẩy kinh tế trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.

FDI đóng góp tích cực và ngày càng lớn vào tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách của tỉnh.

Những năm qua, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hưng Yên đã mang lại cho nền kinh tế tỉnh một diện mạo mới, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Từ khi thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, tích cực thu hút đầu tư, Hưng Yên đã đạt tốc độ tăng trưởng tương đối cao và ổn định, cao hơn so với

mức chung của toàn quốc, tuy nhiên lại thấp hơn so với một số tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Biểu đồ 3.1: Tốc độ tăng GDP của tỉnh Hưng Yên so với một số tỉnh

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên

Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm luôn ở mức 12,5%/năm trong giai đoạn 2001-2005 và 11,2%/năm trong giai đoạn 2006-2010, cao hơn mức tăng trưởng bình quân của cả nước 6,9%/năm. Trong đó, công nghiệp luôn duy trì ở tốc độ tăng trưởng 20%, dịch vụ tăng 15,10%, nông nghiệp tăng 3,5%.

Bảng 3.7: Đóng góp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào GDP của tỉnh

Năm (Tỷ đồng)GDP Đóng góp của khu vực FDI(Tỷ đồng) Tỷ trọng(%)

2005 8.239 801 9,72 2006 9.830 1.017 10,34 2007 12.272 1.277 10,41 2008 15.524 1.805 11,63 2009 17.607 2.071 11,76 2010 19.544 2.310 11,82

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên

Thực tế cho thấy, nguồn vốn FDI đã khẳng định được vai trò của mình trong sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, cùng với các nguồn lực khác, nguồn vốn FDI đã tham gia cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và môi trường sống cho người dân tỉnh. Việc thu hút FDI là đúng định hướng phát triển kinh tế- xã hội và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhằm khai thác mọi tiềm năng, lợi thế để xây dựng Hưng Yên thành một tỉnh có công nghiệp phát triển.

Ta có thể thấy tỷ trọng đóng góp của khu vực FDI trong GDP tăng đều qua các năm. Hoạt động thương mại cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Tổng mức bán lẻ hàng hoá tăng 1,4 lần, hoạt động xuất nhập khẩu cũng đạt được những thành tích đáng kể. Năm 2000, tổng giá trị xuất khẩu trên địa bàn tỉnh đạt 42,7 triệu USD thì đến năm 2010 đạt 501,6 triệu USD tăng 6,1% so với năm 2009 và tăng 11,7 lần so với năm 2000 trong đó, khu vực FDI đóng góp 474 triệu USD, chiếm 94,5%. Như vậy ta có thể thấy FDI đóng góp phần lớn cho hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh.

Bảng 3.8: Bảng đóng góp của khu vực FDI vào ngân sách của tỉnh Hưng Yên Năm Thu ngân sách

(Tỷ đồng)

Đóng góp của khu vực FDI (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) 2005 1.056 101,5 9,61 2006 1.298 135,3 10,42 2007 1.264 152,0 12,03 2008 1.702 221,6 13,02 2009 2.083 289,6 13,91 2010 3.200 352,0 11,00

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên

Năm 2000 FDI chỉ đóng góp 39,1 tỷ đồng cho ngân sách tỉnh nhưng từ 2005 đến 2010 số thu ngân sách từ khu vực đầu tư nước ngoài là không ngừng tăng lên, số thu ngân sách từ FDI năm 2010 là 352 tỷ đồng tăng 9 lần so với năm 2001.

FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH

Khi mới tái lập, Hưng Yên là một tỉnh nghèo, điểm xuất phát kinh tế thấp, cơ cấu kinh tế của tỉnh vẫn thể hiện là một tỉnh thuần nông, nông – lâm – thuỷ sản: 51%,87, công nghiệp xây dựng: 20,26%, dịch vụ: 27,87,0%. Các cơ sở công nghiệp trong thời kỳ này chủ yếu là doanh nghiệp quốc doanh trong lĩnh vực chế biến nông – lâm – thực phẩm, cơ khí vật liệu xây dựng.

Tuy nhiên, sau gần 15 năm tái lập, cơ cấu kinh tế của tỉnh đã có bước chuyển biến đáng kể. Tỷ trọng giá trị CN-XD và dịch vụ tăng lên, tỷ trọng giá trị nông nghiệp giảm xuống. Cụ thể, năm 2010 công nghiệp xây dựng: 44%, dịch vụ: 31%, nông – lâm – thuỷ sản: 25%.

Ngành công nghiệp của Hưng Yên đã tăng đáng kể chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Năm 2005 giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định 1994) chỉ đạt 7.679 tỷ đồng thì đến năm 2010 đạt 19.048 tỷ đồng, tăng gấp 2,48 lần. Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp FDI luôn chiếm ưu thế trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, 7.019 tỷ đồng (2010).

Biểu đồ 3.2: Cơ cấu kinh tế tỉnh Hưng Yên

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên FDI tạo điều kiện phát triển các ngành kinh tế khác

Bên cạnh việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đóng góp cho các chỉ tiêu kinh tế nói chung, vốn FDI còn góp phần thúc đẩy các ngành công nghiệp phụ trợ và các

ngành dịch vụ khác như vận tải, ngân hàng, bưu chính viễn thông, kinh doanh thương mại, dịch vụ.

FDI góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ và phương pháp quản lý tiên tiến, phát triển lực lượng sản xuất

Trước khi có đầu tư trực tiếp nước ngoài, tỉnh Hưng Yên hầu như không có nhà máy lớn, nền công nghiệp nhỏ manh mún. Hơn nữa, công nghệ sản xuất của Hưng Yên rất cũ kỹ và lạc hậu. Trong khi đó, để nâng cao trình độ sản xuất, phát triển kinh tế nhất thiết phải có công nghệ mới và hiện đại. Tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài là một phương thức cho phép tiếp cận với những thành tựu khoa học tiên tiến trên thế giới một cách nhanh nhất.

Thật vậy, hoạt động đầu tư nước ngoài đã làm thay đổi trình độ công nghệ của tỉnh. Khi các nhà đầu tư đến đầu tư tại tỉnh, họ không chỉ chuyển vốn bằng tiền mà còn bằng hiện vật thông qua máy móc, thiết bị (công nghệ phần cứng) và vốn vô hình như chuyên gia kỹ thuật, công nghệ, kiến thức khoa học, kinh nghiệm quản lý, bí quyết kỹ thuật (công nghệ phần mềm).

Cụ thể, qua những năm hợp tác đầu tư với nước ngoài, tỉnh Hưng Yên đã tiếp nhận được một số công nghệ hiện đại trong các lĩnh vực thông tin liên lạc (máy fax, điện thoại, vi tính); trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô, xe máy…, ngành công nghiệp vật liệu xây dựng cũng có những bước tiến dài với công nghệ sản xuất bê tông, gạch men chất lượng cao, đá ốp lát.

- Trong quá trình hoạt động, các nhà đầu tư nước ngoài không chỉ mang theo những công nghệ hiện đại phục vụ cho dự án của mình mà còn hỗ trợ công nghệ với các doanh nghiệp sản xuất phụ tùng hay những dịch vụ hỗ trợ khác.

- Đặc biệt, các đối tượng đang đầu tư ở Hưng Yên cũng có những đối tác đầu tư hàng đầu đang đầu tư ở Việt Nam hiện nay như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, . Đây là những quốc gia có trình độ khoa học công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới.

- Cùng với đó là sự chuyển giao kinh nghiệm quản lý tiên tiến và khoa học, góp phần thay đổi sâu sắc phương pháp làm việc cứng nhắc và kém hiệu quả trước đây. Không chỉ giới lãnh đạo trong các doanh nghiệp mà ngay cả những người công nhân cũng có cơ hội nâng cao trình độ tay nghề, rèn luyện kỷ luật và tác phong làm việc công nghiệp, nâng cao hiệu quả và năng suất lao động.

Trong năm tới, Hưng Yên hy vọng sẽ tiếp nhận thêm được những công nghệ mới phù hợp, đồng thời cố gắng sử dụng có hiệu quả những công nghệ này để đáp ứng mục tiêu CNH-HĐH nền kinh tế mà tỉnh đề ra.

FDI góp phần giải quyết việc làm, phát triển nguồn nhân lực

Hưng Yên có tiềm năng về lực lượng lao động rất lớn, song chưa được khai thác và sử dụng nhiều. Đến năm 2010, dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh là 679.930 người, chiếm 61,7% tổng dân số nhưng trong đó có tới 55,4% là lao động nông nghiệp. Vì vậy, thời gian qua các doanh nghiệp FDI đã khẳng định rất rõ vai trò của họ trong việc tạo công ăn việc làm cũng như nâng cao trình độ người lao động tại tỉnh.

Bảng thống kê trên cho thấy, lao động trong khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài liên tục tăng lên. Năm 2005, số người làm việc trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 13.234 người, đến năm 2010 con số này đã tăng lên 27.145 người. Tỷ trọng số người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm một tỷ trọng tương đối cao trong tổng số người lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và có xu hướng tăng. Điều này cho thấy các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã và đang giữ một vai trò quan trọng trong việc giải quyết công ăn việc làm tại tỉnh Hưng Yên.

Bảng 3.9: Số lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh

Đơn vị: Người Chỉ tiêu Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng số 58.145 65.484 79.763 91.123 96.204 99.971 Doanh nghiệp Nhà nước 7.915 3.047 2.471 2.628 2.679 2.684 % 13,61 4,65 3,10 2,88 2,78 2,68 Doanh nghiệp ngoài Nhà nước 36.996 45.904 56.222 64.667 66.578 70.142 % 63,63 70,10 70,49 70,97 69,21 70,16 Doanh nghiệ có vốn ĐTNN 13.234 16.533 21.070 23.828 26.947 27.145 % 22,76 25,25 26,42 26,15 28,01 27,15 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên

Ngoài ra, các dự án FDI đã gián tiếp tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động như công nhân xây dựng, lao động trong các ngành dịch vụ liên quan (bán hang, giao nhận, vận chuyển). Đồng thời cũng đã góp phần hình thành các cụm dân cư quanh KCN, CCN và thúc đẩy hoạt động dịch vụ ở các khu vực này phát triển mạnh mẽ, gián tiếp tạo công ăn việc làm cho hàng trăm người.

Khu vưc có vốn ĐTNN không chỉ giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động mà quan trọng hơn đó là thông qua việc làm trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cùng với công nghệ thiết bị hiện đại, chính những điều này đã và đang đem lại cho tỉnh Hưng Yên một đội ngũ quản lý giỏi, một lực lượng công nhân với tay nghề ngày càng được nâng cao, nhanh chóng tiếp cận với trình độ quản lý và tay nghề quốc tế.

Nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân

Năm 2006, GDP bình quân đầu người của Hưng Yên ở mức gần 8,8 triệu đồng/người/năm, bằng 0,75% mức trung bình của cả nước. Đến năm 2010, GDP bình quân đầu người là 15,6 triệu đồng/người/năm, bằng 0,81% mức trung bình của cả nước. Trong giai đoạn 2006-2010 bình quân mỗi năm tỉnh giải quyết việc làm cho 2,15 vạn lao động, tăng 0,81%/năm, tỷ lệ lao động qua đào tạo. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 16% xuống còn 5 % bình quân giảm 2,61%/năm. Toàn tỉnh có 100% số xã có trạm y tế, 70% trạm y tế xã có bác sỹ. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi còn 17% (2010), giảm 6 % so với năm 2006.

Trong 5 năm 2006-2010 chất lượng cuộc sống được nâng lên rõ rệt. Đó chính là thành quả của việc tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài đã trực tiếp và gián tiếp cải thiện đời sống của người dân Hưng Yên.

Đóng góp của các dự án ĐTNN vào việc tăng mức sống cho người dân không những thể hiện trực tiếp bằng việc tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động trực tiếp và gián tiếp tại các doanh nghiệp mà còn thể hiện qua việc đóng góp theo nghĩa vụ đối với nhà nước và đóng góp xây dựng tự nguyện, thực hiện các nghĩa vụ xã hội, cùng với tỉnh chăm lo đời sống nhân dân. Sự xuất hiện của các dự án đầu tư nước ngoài đã khiến nền kinh tế của tỉnh Hưng Yên phát triển nhanh chóng mà người dân Hưng Yên là người được hưởng lợi đầu tiên từ thành quả đó.

Có thể nói các dự án FDI hiện nay đang ngày càng trở nên gắn bó với địa phương và trở thành một bộ phận không thể thiếu trong xây dựng, củng cố và phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hưng Yên.

Phát triển cơ sở hạ tầng, thúc đẩy quá trình đô thị hóa

Gần đây, số lượng các nhà đầu tư nói chung và các nhà đầu tư nước ngoài nói riêng vào tỉnh tăng nhanh, đã đẩy nhanh sự phát triển cơ sở hạ tầng và hệ thống đô thị Hưng Yên.

Tỉnh Hưng Yên, hạt nhân của hệ thống đô thị Hưng Yên, là một điển hình về tốc độ đô thị hóa. Năm 2010, tỉnh Hưng Yên được nâng cấp lên đô thị loại III. Diện mạo kiến trúc tỉnh Hưng Yên trong những năm gần đây có nhiều đổi mới tích cực, với những trung tâm hành chính, văn hóa, thể thao. Tỷ lệ dân số thành thị năm 2010 đạt 14% (năm 2005: 10,9%).

Sự thúc đẩy thể hiện trên nhiều khía cạnh: Các nhà đầu tư đã cung cấp một lượng vốn lớn cho đầu tư phát triển tại địa phương, trực tiếp tham gia xây dựng cơ

sở hạ tầng với các nhà máy, cụm công nghiệp quy mô, tạo nguồn thu đảm bảo cho chi đầu tư phát triển. Quan trọng hơn cả, sự góp mặt của các nhà đầu tư đã buộc địa phương phải xây dựng những quy hoạch hạ tầng mang tính tổng thể và chiến lược để phát triển kinh tế xã hội. Thông qua việc xây dựng quy hoạch các khu công nghiệp tỉnh đã tập trung xây dựng quy hoạch chi tiết, quy hoạch chung, song song với việc phát triển các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp

Trong những năm tới, tỉnh sẽ tiếp tục đẩy nhanh tốc độ xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị theo hướng đồng bộ hiện đại và bền vững.

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2006-2020 (Trang 97 - 105)