Tổng quan về mẫu điều tra

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch nội địa đối với chất lượng dịch vụ ẩm thực tại Nha Trang (Trang 59)

Nghiên cứu này chọn ngẫu nhiên với 6 thuộc tính kiểm soát: giới tính; độ tuổi; tình trạng hôn nhân; trình độ học vấn; nghề nghiệp và mức thu nhập bình quân/ tháng như sau:

Về giới tính:

Bảng 3.7: Bảng phân bố mẫu theo giới tính

STT Giới tính Tấn số Tỷ lệ(%)

1 Nam 90 51.4

2 Nữ 85 48.6

Tổng 175 100.0

Nguồn: tính toán từ số liệu điều tra của tác giả với phần mềm SPSS 18.0

Kết quả cho thấy: có 90 nam và 85 nữ tham gia trả lời bảng câu hỏi. Lượng nam giới nhiều hơn nữ giới (nam: 51.4%; nữ: 48.6%). Nhưng nhìn chung việc thu thập mẫu không có sự chênh lệch lớn về giới tính.

Về độ tuổi:

Bảng 3.8: Bảng phân bố mẫu theo độ tuổi

STT Độ tuổi Tần số Tỷ lệ(%) 1 Dưới 18 tuổi 3 1.7 2 Từ 18 tuổi đến 30 tuổi 62 35.4 3 Từ 30 tuổi đến 40 tuổi 61 34.9 4 Từ 40 tuồi đến 55 tuổi 27 15.4 5 Từ 55 tuổi trở lên 22 12.6 Tổng 175 100.0

Nguồn: tính toán từ số liệu điều tra của tác giả với phần mềm SPSS 18.0

Độ tuổi của mẫu nghiên cứu qua phân tích thông tin ta thấy: khách đến với Nha Trang phân bổ hầu hết ở mọi lứa tuổi. Trong đó trội hơn là khách có độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi (chiếm 35.4%) và độ tuổi 30 đến 40 tuổi (chiếm 34.9%). Khách có độ tuổi từ 40 đến 50 chiếm 15.4%; khách có đô tuổi trên 55 chiếm 12.6% và ít nhất là dưới 18 tuổi chiếm 1.7%.

Về tình trạng hôn nhân

Bảng 3.9: Bảng phân bố mẫu theo tình trạng hôn nhân

STT Tình trạng hôn nhân Tần số Tỷ lệ(%)

1 Độc thân 62 35.4

2 Có gia đình 111 63.5

3 khác 2 1.1

Tổng 175 100.0

Nguồn: tính toán từ số liệu điều tra của tác giả với phần mềm SPSS 18.0

Kết quả cho thấy lượng khách có gia đình chiếm tỷ lệ lớn nhất là 63.5%. Độc thân chiếm 35.4% và còn lại 1.1% là khác.

Về trình độ học vấn

Bảng 3.10: Bảng phân bổ mẫu theo trình độ học vấn

STT Trình độ học vấn Tần số Tỷ lệ(%) 1 Tốt nghiệp phổ thông 22 12.6 2 Trung cấp 25 14.3 3 Đại học, cao đẳng 107 61.1 4 Trên đại học 14 8.0 5 Khác 7 4.0 Tổng 175 100.0

Nguồn: tính toán từ số liệu điều tra của tác giả với phần mềm SPSS 18.0

Về trình độ học vấn, số người trả lời bảng câu hỏi:

- Tốt nghiệp phổ thông: 22 người, chiếm tỷ lệ 12.6% - Trung cấp: 25 người, chiếm 14.3%

- Đại học, cao đẳng: 107 người, chiếm 61.1% - Trên đại học: 14 người, chiếm 8.0%

- Khác: 7 người, chiếm 4.0% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo số liệu như trên ta thấy du khách có trình độ học vấn cao, từ cao đẳng đại học chiếm tỉ lệ cao tới 61.1%.

Về nghề nghiệp:

Bảng 3.11: Bảng phân bố mẫu theo nghề nghiệp

STT Nghề nghiệp Tần số Tỷ lệ(%)

1 Học sinh, sinh viên 10 5.7

2 Kinh doanh 43 24.6 3 NV văn phòng 21 12.0 4 Đã nghĩ hưu 16 9.1 5 Nghề đặc thù 45 25.7 6 Nghề tự do 26 14.9 7 Khác 14 8.0 Tổng 175 100.0

Nguồn: tính toán từ số liệu điều tra của tác giả với phần mềm SPSS 18.0

Qua bảng phân tích trên ta thấy: những người làm nghề đặc thù và kinh doanh chiếm đa số trong lượng khách đến Nha Trang. Nghề đặc thù là nhiều nhất chiếm 25.7% và tiếp đến là nghề kinh doanh chiếm 24.6%, nghề tự do chiếm 14.9%, người làm văn phòng chiếm 21%, đã nghĩ hưu và nghề khác chiếm tỷ lệ tương đối lần lượt là (16% và 14%) và thấp nhất là học sinh, sinh viên chiếm 10%.

Về mức thu nhập cá nhân

Bảng 3.12: Bảng phân bố theo thu nhập cá nhân

STT Thu nhập cá nhân Tần số Tỷ lệ(%)

1 Dưới 3 triệu đồng/tháng 28 16.0

2 Từ 3 triệu - dưới 5 triệu/tháng 54 30.9 3 Từ 5 triệu – dưới 7 triệu/ tháng 53 30.3 4 Từ 7 triệu – dưới 10 triệu/ tháng 29 16.6

5 Trên 10 triệu/ tháng 11 6.3

Tổng 175 100.0

Nguồn: tính toán từ số liệu điều tra của tác giả với phần mềm SPSS 18.0

Về thu nhập cá nhân, số khách đã trả lời bảng câu hỏi có tỷ lệ như sau: Dưới 3 triệu đồng/tháng: có 28 người, chiếm 16.0%

Từ 3 triệu đến dưới 5 triệu đồng/tháng: có 54 người, chiếm 30.9% Từ 5 triệu đến 7 triệu đồng/tháng: có 53 người, chiếm 30.35 Từ 7 triệu đến 10 triệu đồng/tháng: có 29 người, chiếm 16.6% Trên 10 triệu đồng/tháng: có 11 người, chiếm 6.3%

Qua những số liệu trên ta có thể thấy rằng khách du lịch đa số có thu nhập tương đối cao. Chỉ có 16.0% du khách có thu nhập dưới 3 triệu đồng/tháng còn lại đa số khách có thu nhập trên 3 triệu đồng/ tháng đây là một trong những điều kiện tiên quyết để một người quyết định có đi du lịch hay không, là tài chính cá nhân cho phép hay không. Và điều này cũng cho thấy nền kinh tế thị trường hiện nay thu nhập của người dân đã ngày càng được cải thiện và gắn liền với sự cải thiện về tài chính thì những yêu cầu về đời sống của con người về chất lượng dịch vụ sẽ ngày càng được nâng cao hơn.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch nội địa đối với chất lượng dịch vụ ẩm thực tại Nha Trang (Trang 59)