Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, chất lượng dịch vụ ẩm thực còn một số mặt tồn tại và hạn chế mà nhà quản lý cần phải có biện pháp tác động để nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Thứ nhất,vấn đề vệ sinh cũng là yếu tố quan trọng góp phần đánh giá chất lượng dịch vụ. Tuy phần lớn du khách đánh giá là đồng ý về vấn đề vệ sinh thực phẩm và tin tưởng vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng cũng phải cảm nhận thấy một
điều rằng còn nhiều hạn chế. Các loại thực phẩm như thịt, cá, rau, củ quả thường được mua từ chợ không đảm bảo vệ sinh và an toàn cho du khách. Nhân viên phục vụ chuyển thức ăn lên cho khách không dùng khay mà dùng tay để bê. Bát đũa đôi khi còn ướt và có mùi tẩy rửa. Khăn ăn nhiều khi để lâu nên có mùi ẩm mốc, không đảm bảo vệ sinh.
Nguyên nhân của vấn đề này do tiết kiệm chi phí đến mức nhỏ nhất mà nhiều nhà hàng đã không sử dụng những nguyên liệu sạch trong siêu thị mà chỉ mua từ các chợ, đôi khi là các chợ nhỏ lẻ không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho thực khách.
Thứ hai, thực đơn ở nhà hàng tuy có phong phú và đa dạng về các loại thức ăn từ hải sản đến đồng quê nhưng đa số đều giống nhau ở các nhà hàng, chưa tạo được nét riêng biệt của mình để thu hút khách, không thay đổi, bổ sung thường xuyên nên gây ra sự nhàm chán cho du khách.
Nguyên nhân là do du khách đến từ nhiều vùng, miền khác nhau nên có phong tục tập quán khác nhau trong ăn uống. Đồng thời các cơ sở kinh doanh ăn uống chỉ mới chú trọng vào một vài món chính của nhà hàng mình mà chưa dựa vào nhu cầu của khách để chế biến các món ăn mới lạ, đặc sắc nên tạo sự nhàm chán cho khách khi sử dụng dịch vụ nhiều lần tại nhà hàng.
Thứ ba, về cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc, tuy đã trang bị nhiều loại máy hiện đại nhưng do sử dụng nhiều vào mùa cao điểm nên đã cũ, hư hỏng và xuống cấp.
Vấn đề này xuất phát từ nguyên nhân, nhiều nhà hàng đã đi vào hoạt động từ rất lâu, cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc không còn mới và cũng đã bắt đầu xuống cấp nhưng không tu sửa, thay thế, làm gián đoạn quá trình phục vụ, gây khó khăn cho nhân viên phục vụ khách và ảnh hưởng tới cảm nhận của khách về chất lượng dịch vụ mà nhà hàng cung cấp.
Thứ tư, vấn đề quản lý từ các cơ quan chủ quản còn hạn chế như chưa phân công công việc cho nhân viên một cách cụ thể, việc giám sát nhân viên trong quá
trình làm việc còn lỏng lẻo và bầu không khí làm việc nhiều khi còn gây áp lực, căng thẳng.
Nguyên nhân là do những nhà quản lý chưa truyền tải được sự thấu hiểu, nhu cầu của từng nhóm khách hàng cụ thể đến nhân viên của mình để họ nắm bắt được tâm lý khách hàng và phục vụ tốt hơn. Hơn nữa, người quản lý chưa nhận thức được rằng chính nhân viên là người trực tiếp phục vụ khách hàng nên để làm hài lòng khách hàng thì trước tiên phải quản tâm, chia sẻ tạo bầu không khí thoải mái cho nhân viên,
Tóm tắt chƣơng 2
Trong chương này, em đã khái quát tình hình phát triển ẩm thực tại Nha Trang. Với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, văn hóa – xã hội đã góp phần vào việc thu hút khách du lịch đến với Nha Trang ngày càng tăng. Từ đó, tác giả cũng đã giới thiệu những món ăn đặc trưng được chế biến từ hải sản mà du khách không thể bỏ qua như: yến sào, nem nướng Ninh Hòa, chả cả, sò huyết, bún sứa, bánh canh … hấp dẫn với du khách khi đến nơi đây. Và yếu tố nào ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách về chất lượng dịch vụ ẩm thực sẽ được trình bày ở chương tiếp theo.
CHƢƠNG 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU