HIỆN TRẠNG SỬDỤNG TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ NƯỚC

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc và chức năng cảnh quan phục vụ định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất và nước khu vực phía tây thị xã Sơn Tây, Hà Nộ (Trang 53)

6. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI

3.1.HIỆN TRẠNG SỬDỤNG TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ NƯỚC

Tại khu vực nghiên cứu, mặc dù quá trình đô thị hóa mạnh trong những năm gần đây, đặc biệt từ thời điểm mở rộng ranh giới thành phố Hà Nội vào tháng 8/2008, tuy nhiên diện tích đất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu sử dụng đất. Diện tích đất nông nghiệp giảm chủ yếu được chuyển sang mục đích xây dựng đô thị, khu công nghiệp,… do yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa. Diện tích đất phi nông nghiệp và đất công nghiệp có xu hướng gia tăng rõ rệt qua các năm. Hiện trạng sử dụng đất được phân theo mục đích sử dụng bao gồm: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng. Chiếm 53,5% diện tích của toàn khu vực nghiên cứu là đất nông nghiệp với diện tích phần lớn tập trung ở xã Thanh Mỹ và Xuân Sơn. Diện tích đất phi nông nghiệp chiếm tỉ lệ 40,6%, tương ứng là 1111,01 ha đất ở, đất chuyên dùng,… Ngoài ra, diện tích đất chưa sử dụng chỉ chiếm tỉ lệ 5,9% tương ứng 162,09 ha chủ yếu là đất đồi núi chưa sử dụng.

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất của các xã trong khu vực năm 2011

Khu vực Nhóm đất (ha) Thanh Mỹ Xuân Sơn Xuân Khanh Tổng (ha) Tỉ lệ (%) Đất nông nghiệp 630,34 658,08 176,3 1464,72 53,5

Đất phi nông nghiệp 417,25 485,59 208,17 1111,01 40,6

Đất chưa sử dụng 30,21 127,31 4,57 162,09 5,9

Tổng (ha) 1077,80 1297,98 389,04 2737,82 100

(Nguồn: Số liệu thống kê các xã)

48

Thuộc nhóm này bao gồm các loại đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp trong khu vực nghiên cứu là 1445,72 ha. Diện tích đất nông nghiệp được phân bố ở các mỗi xã chiếm tỉ lệ khác nhau. Khu vực chủ yếu canh tác các loại cây trồng chủ yếu bao gồm lúa, ngô, rau đậu, lạc, đậu tương, sắn, khoai lang và cây ăn quả.

Đất sản xuất nông nghiệp gồm 2 loại hình sử dụng chính: đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm, với tổng diện tích là 1149,2 ha (chiếm 79,5%). Trong đó, đất trồng cây hàng năm chiếm tỷ lệ lớn (54,4%) trong cơ cấu diện tích đất nông nghiệp của toàn khu vực. Diện tích đất trồng cây hàng năm của xã Thanh Mỹ là 396,19 ha và Xuân Sơn là 338,23 ha; trong khi Xuân Khanh chỉ chiếm một diện tích khá khiêm tốn (52 ha). Đất trồng cây hàng năm chủ yếu là lúa nước, tập trung phân bố hầu khắp khu vực xã Thanh Mỹ và Xuân Sơn, do tận dụng được lợi thế từ nguồn nước của sông Hang, hồ Xuân Khanh cũng như các hệ thống đập thủy lợi. Khu vực trồng sắn chủ yếu hình thành trên nền đất Fp thịt nhẹ đến trung bình, tập trung tại khu vực phía bắc xã Thanh Mỹ và rải rác trên toàn bộ diện tích của xã Xuân Sơn. Đối với đất trồng cây lâu năm, các cây trồng chính là bưởi, nhãn, vải,... được lựa chọn do tính hiệu quả lâu dài về kinh tế mà chúng đem lại. Diện tích đất trồng cây lâu năm tại các xã Thanh Mỹ và Xuân Sơn lên tới 298,08 ha, gấp 4 lần diện tích của phường Xuân Khanh.

Bảng 3.2. Diện tích, sản lượng một số cây trồng chính của khu vực

Cây trồng Diện tích (ha) Tốc độ TTBQ 2000-2009 (%/năm) Sản lương (tấn) Tốc độ TTBQ 2000-2009 (%/năm) 2000 2005 2009 2000 2005 2009 Lúa cả năm 3.975 3.587 3.520 - 1,34 18.683 19.189 18.004 -0,41 Lúa xuân 1.792 1.701 1.655 -0,88 8.620 9.287 8.970 0,44 Lúa mùa 2.182 1.886 1.865 1,73 10.064 9.902 9.014 -1,22 Ngô 117 252 287 10,52 348 919 1.051 13,08 Khoai lang 480 720 196 -9,47 2.880 5.275 1.498 -7,01 Sắn 513 376 326 -4,91 7.182 5.452 4.809 -4,36

49

Rau đậu 265 500 413 5,04 4.052 8.623 6.313 5,05

Lạc 402 571 555 3,64 470 1.017 1.032 9,14

Đậu tương 499 359 276 -6,37 473 587 473 -0,01

Đối chiếu với diện tích sử dụng đất nông nghiệp năm 2000, diện tích đất trồng lúa cả năm 2009 đã giảm 445 ha (xấp xỉ khoảng 11,4%). Diện tích lúa giảm chủ yếu do lấy đất để xây dựng các khu đô thị, cụm công nghiệp và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng (đường giao thông). Trong đó, mức giảm diện tích trồng lúa vụ đông xuân là 137 ha (chiếm 7,6%), diện tích trồng lúa mùa là 317 ha (chiếm 14,5%), khoai lang là 284 ha (chiếm 59,2%), đậu tương là 223 ha (chiếm 44,7%), trong khi diện tích ngô tăng 170 ha (chiếm 145,3%), rau đậu tăng 148 ha (chiếm 55,8%), lạc tăng 153 ha (chiếm 38,1%). Về sản lượng cây trồng năm 2009, khoai lang, sắn là các cây trồng có xu hướng giảm; lúa và đậu tương có sản lượng tăng giảm không đáng kể. Sản lượng lương thực có hạt/người/năm giảm từ 167 kg năm 2000 xuống còn 151 kg năm 2009. Nhìn chung, sản lượng nông nghiệp của toàn khu vực đều có xu hướng tăng khá.

Hoạt động nông nghiệp chủ yếu là chăn nuôi phát triển theo hình thức sản xuất hàng hóa tập trung, chăn nuôi theo mô hình công nghiệp, trang trại, gia trại. Trên thực tế, cây lúa chỉ trồng được ở khu vực đồng bằng, trong khi cây chè, cây sắn không đem lại nhiều thu nhập thì việc phát triển ngành nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm như trâu, bò, dê, vịt… đặc biệt là bò sữa đã trở thành một hướng đi đúng đắn để xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho địa phương. Cơ cấu cây trồng của khu vực nghiên cứu đang chuyển dịch theo hướng thâm canh, tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và sản xuất hàng hóa. Nhiều giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt được đưa vào sản xuất như các giống lúa Khang Dân, Q5, lúa thơm, lúa nếp. Các giống rau như dưa chuột, su hào, bắp cải, cải các loại, các loại hoa, cây cảnh,... đã áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm tăng hiệu quả và năng suất cây trồng.

Các hoạt động phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như làm đất, tưới tiêu nước, bảo vệ thực vật, cung ứng giống và vật tư phân bón cho cây trồng, các công tác

50

khuyến nông và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất đã và đang được chính quyền địa phương đẩy mạnh. Chính vì thế mà sản xuất nông nghiệp của thành phố trong thời gian qua được thúc đẩy phát triển mạnh.

Bảng 3.3. Diện tích các loại đất nông nghiệp trong khu vực năm 2011

Khu vực Loại hình SD (ha) Thanh Mỹ Xuân Sơn Xuân Khanh Tổng (ha) Tỉ lệ (%)

1. Đất sản xuất nông nghiệp 526,3 506,2 116,7 1149,2 79,5

Đất trồng cây hàng năm 396,19 338,23 52,0 786,42 54,4

Đất trồng cây lâu năm 130,11 167,97 64,7 362,78 25,1

2. Đất nuôi trồng thủy sản 11,63 50,43 5,0 67,06 4,64

3. Đất có rừng trồng sản xuất 92,41 82,45 54,6 229,46 15,86

Tổng (ha) 630,34 639,08 176,3 1445,72 100

(Nguồn: Số liệu thống kê các xã)

Đất lâm nghiệp: Đối với địa hình gò đồi, đất có rừng trồng sản xuất trong khu vực có diện tích tương đối lớn, chiếm 15,86% tổng diện tích đất nông nghiệp của toàn khu vực. Rừng sản xuất của cụm xã chủ yếu là rừng keo (cao từ 6-10m), và rừng bạch đàn tái sinh, tập trung chủ yếu tại các đỉnh và sườn đồi. Riêng đồi Đùm của xã Xuân Sơn là khu vực rừng keo tốt, chiều cao cây đạt từ 10-15m, đường kính thân cây từ 15-20cm. Khu vực có diện tích phủ rừng khá lớn với các chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc, lâm nghiệp tại khu vực này cũng đang được quan tâm đúng mức. Phần lớn địa hình khu vực gồm núi và gò đồi thoải là điều kiện thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp. Đây là khu vực có tỷ lệ che phủ thấp nhất với hai loại cây chính là keo và bạch đàn. Diện tích rừng sản xuất chủ yếu được trồng theo các chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Tuy nhiên, diện tích rừng đang có xu hướng giảm, chuyển đổi sang trồng cây ăn quả và xây dựng các khu du lịch. Sản xuất lâm nghiệp hằng năm của toàn khu vực khai thác và cung cấp một lượng lớn rừng tròn và củi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.4. Thực trạng phát triển lâm nghiệp của khu vực

Cây trồng Đơn vị tính

Diện tích (ha) Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2001-2009

(%/năm)

51

Diện tích đất có rừng ha 957 813 719 -3,13

Trồng rừng tập trung ha 50 112 100 8,01

Trồng cây phân tán 1000 cây 30 26 24,5 -2,23

Gỗ tròn khai thác m3 2.000 2.050 2.075 0,41

Củi khai thác Ste 2.070 2.350 2.443 1,86

Đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt có diện tích 67,06 ha, chiếm 4,64% tổng diện tích đất nông nghiệp. Diện tích này còn quá ít so với tổng diện tích đất mặt nước của khu vực. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản này chủ yếu là nuôi cá nước ngọt, kết hợp với chăn nuôi gia cầm (gà, vịt, ngan). Sản lượng thủy sản bình quân năm 2009 đạt 3,6 kg/người/năm (với mức tăng 1,6 kg/người/năm) so với năm 2000 (2 kg/người/năm). Công tác nuôi trồng thủy sản phát triển từng bước theo hướng thâm canh tăng năng suất, chất lượng, sản xuất tập trung. Các loại thủy sản có giá trị như chép lai, trôi Ấn Độ, cá trăm cỏ, rô phi đơn tinh, baba… đang được nuôi trồng và phát triển mạnh tại địa phương.

Bảng 3.5. Thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản khu vực

Chỉ tiêu Đơn vị Năm Tốc độ TTBQ giai đoạn 2000 - 2009 (%/năm) 2000 2005 2009 Diện tích NTTS ha 235,0 239,3 Sản lượng TS tấn 227,4 411,9 459,0 8,12 Sản lượng TS nuôi trồng tấn 170,0 337,4 338,0 7,94 Sản lượng TS khai thác tấn 57,4 74,5 121,0 8,64

Thủy sản tại khu vực trong những năm qua đang tăng trưởng ở mức khá với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 8,12 %/năm. Sản lượng nuôi trồng và đánh bắt cũng tăng qua từng năm khá đồng đều nhau.

* Sử dụng đất cho mục đích phi nông nghiệp

Tổng diện tích đất phi nông nghiệp của các xã là 1111,01 ha. Các loại đất phi nông nghiệp được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, quốc phòng an ninh, các cơ sở sản xuất kinh doanh, cho tới các mục đích công cộng và phát triển giáo dục đào tạo. Do đó, đất chuyên dùng chiếm diện tích lớn nhất là 734,98 ha (tương đương với 66,15%). Đất sông suối-mặt nước chuyên dùng có diện tích lớn (212,85 ha) với mật độ sông suối cao như sông

52

Hang, hồ Xuân Khanh… Đây là loại hình đất đứng thứ 2 sau loại hình đất chuyên dùng. Ngoài ra, mật độ dân cư không quá lớn nên diện tích dành cho đất ở cũng không quá nhiều chiếm 13,81%. Các loại đất còn lại dành cho tôn giáo - tín ngưỡng, nghĩa trang nghĩa địa không nhiều.

Bảng 3.6. Diện tích các loại đất phi nông nghiệp trong khu vực năm 2011

Khu vực Loại hình SD (ha) Thanh Mỹ Xuân Sơn Xuân Khanh Tổng (ha) Tỉ lệ (%) Đất ở 72,89 43,39 37,18 153,46 13,81 Đất chuyên dùng 275,77 285,84 173,37 734,98 66,15

Đất tôn giáo - tín ngưỡng 11,78 2,1 0 13,88 1,25

Đất nghĩa trang nghĩa địa 7,53 4,92 1 13,45 1,21

Đất sông suối - mặt nước chuyên dùng 49,28 149,34 14,23 212,85 19,16

Đất phi nông nghiệpkhác 0 0 0 0 0

Tổng (ha) 417,25 485,59 208,17 1111,01 100

(Nguồn: Số liệu thống kê các xã)

* Đất chưa sử dụng

Tổng diện tích đất chưa sử dụng của khu vực là 162,09 ha. Trong đó, xã Xuân Sơn chiếm diện tích lớn với 127,31 ha gồm nhóm đất bằng chưa sử dụng và đất đồi núi chưa sử dụng. Xã Thanh Mỹ và phường Xuân Khanh có diện tích đất chưa sử dụng ít hơn, hầu hết là đất đồi núi chưa sử dụng.

Bảng 3.7. Diện tích các loại đất trong nhóm đất chưa sử dụng cụm xã năm 2011

Khu vực Loại hình SD Thanh Mỹ Xuân Sơn Xuân Khanh Tổng (ha) Tỉ lệ (%) Đất bằng chưa sử dụng 0 92.25 0 92.25 57 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đất đồi núi chưa sử dụng 30.21 35.06 4.57 69.84 43

Tổng 30.21 127.31 4.57 162.09 100

(Nguồn: Số liệu thống kê các xã)

Theo phương án Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) của thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội, diện tích đất nông nghiệp của thị xã Sơn Tây nói chung có xu hướng ngày càng giảm để dành đất cho phát triển các khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ và xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, phần diện tích đất nông nghiệp còn lại vẫn được dùng vào sản xuất nông nghiệp, nhằm góp phần đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm trên địa bàn thị xã.

53

Theo quy hoạch trên, một phần diện tích đất nông nghiệp ở những nơi có điều kiện sẽ chuyển sang xây dựng các khu đô thị, khu nhà ở và khu du lịch, diện tích đất nông nghiệp còn lại của thị xã sẽ tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hang hoá phát triển sản xuất trang trại, gia trại, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao giá trị sản xuất và thu nhập trên 1 ha canh tác. Nâng cao hệ số sử dụng đất, phát triển rừng nhằm tạo cảnh quan và bảo vệ môi trường sinh thái.

3.1.2. Đặc điểm và thực trạng sử dụng tài nguyên nước

a) Phân tích thực trạng tài nguyên nước

* Sử dụng nước cho mục đích nông nghiệp

Nước mặt ở sông Hang và một số hồ, ao do đắp đập ở khu vực phía Bắc được sử dụng cho các hoạt động tưới tiêu nông nghiệp, một phần diện tích mặt nước ở các ao hồ được sử dụng để nuôi thủy sản. Trong khi đó, nguồn nước ngầm ở độ sâu 7-8m có chất lượng nước khá tốt nên đã và đang được khai thác hiệu quả phục vụ mục đích sản xuất trên địa bàn.

* Sử dụng nước cho mục đích sinh hoạt

Người dân ở khu vực nghiên cứu sử dụng nước ngầm (nước giếng khoan, nước giếng đào) làm nguồn nước sinh hoạt chính. Trong đó, số hộ gia đình sử dụng nước giếng đào chiếm tỉ lệ rất cao, tỉ lệ giếng khoan là rất thấp (chỉ khoảng 10%) thường được sử dụng tại các trường học, bệnh viện... hoặc trong các hoạt động sinh hoạt khác ăn uống trong các hộ gia đình.

Về hệ thống cấp thoát nước, khu vực nghiên cứu đã có nước sạch sử dụng. Theo thống kê của thị xã Sơn Tây thì chỉ có khoảng 60% số hộ của thành phố được dùng nước sạch, trong đó vùng đô thị khoảng 80% số hộ, vùng nông thôn khoảng 45% số hộ. Để đáp ứng nhu cầu nước sạch của người dân trong thời gian tới, cần nâng cấp công suất cấp nước của thành phố thêm 10.000 đến 20.000 m3/ngày đêm (theo hướng xây dựng tuyến ống từ ngã tư Hòa Lạc đến ngã tư Viện 105 với tổng

54

chiều dài là 15 km để lấy nước sạch của nhà máy nước sông Đà). Hiện nay, công ty cấp nước Sơn Tây đang khai thác 2 trạm cấp nước với công suất thiết kế 20.000 m3/ngày đêm.

Hệ thống thoát nước của khu vực cũng khá phát triển. Tại khu vực nghiên cứu, hệ thống thoát nước khu vực nội thị được tiêu ra sông Tích qua hệ thống đường cống ngầm. Các khu vực khác của thành phố được tiêu thoát nước chủ yếu ra sông Tích, sông Hang, sông Linh Khiếu, một phần nhỏ diện tích được thoát ra sông Hồng và ngòi Trò. Chủ yếu hệ thống tiêu là tự chảy và tiêu tự động lực nhờ trạm bơm tiêu thông qua hệ thống kênh tiêu của cả vùng.

* Sử dụng nước cho mục đích thủy lợi

Khu vực nghiên cứu là nơi có rất nhiều hồ nước ngọt lớn, có giá trị về kinh tế thủy lợi, phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông lâm nghiệp rất lớn. Trong đó, hồ Xuân Khanh có diện tích lưu vực 4.07 km2, dung tích 6,12 triệu m3

nước (dung tích hữu ích là 5,61 triệu m3), được xây dựng trong giai đoạn 1964-1966, cấp nước tưới tiêu cho gần 1000 ha đất canh tác. Thực tế mới chỉ đảm bảo tưới được trên 200 ha (bằng 20% so với thiết kế).

Hệ thống các trạm bơm nước phục vụ tưới tiêu cho nông lâm nghiệp của khu vực được phát triển khá tốt. Trên địa bàn có tổng cộng 48 trạm bơm tưới các loại, với 70 máy bơm các loại (công suất từ 10-55 KW/máy), có 5 trạm bơm tiêu với 28 máy các loại (có công suất từ 33 đến 75 KW/máy), với diện tích tiêu thiết kế rộng 1.364 ha.

b) Hiện trạng môi trường nước

* Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước

- Nguồn thải do sinh hoạt: Khu vực nghiên cứu có tổng diện tích là 27,65 km2, tổng số dân là 24.804 người. Mật độ dân số không đồng đều giữa các xã, cao

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc và chức năng cảnh quan phục vụ định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất và nước khu vực phía tây thị xã Sơn Tây, Hà Nộ (Trang 53)