6. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
1.3.3. Các bước nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu theo trình tự gồm 5 bước sau:
- Bước 1: Xác định mục tiêu, nhiệm vụ, quan điểm và phương pháp nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu phải rõ ràng, đây là căn cứ để xác định phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu và lựa chọn phương pháp nghiên cứu.
26 Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4 Bước 5
Thu thập, tổng hợp tài liệu Khảo sát thực địa
Tổng quan cơ sở lý luận các nghiên
cứu liên quan đến đề tài Phân tích các nhân tố thành tạo cảnh quan và thành lập các bản đồ hợp phần
Xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan
Thành lập bản đồ cảnh quan và nghiên cứu sự phân hoá cảnh quan
Xác định mục tiêu, nhiệm vụ, quan điểm và phương pháp nghiên cứu
Định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất và nước theo đơn vị cảnh quan Phân tích chức năng cảnh quan Đánh giá cảnh quan Kết luận và kiến nghị Xác định giá trị đa chức năng cảnh quan
27
28
- Bước 2: Thu thập, tổng quan tài liệu và khảo sát thực địa. Các tài liệu cần thu thập là các tài liệu liên quan đến đề tài như: tài liệu về nghiên cứu cảnh quan, đánh giá cảnh quan phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên đất và nước, các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu. Trên cơ sở đó sẽ tổng quan cơ sở lý luận liên quan đến đề tài. Khảo sát thực địa là quá trình kiểm tra lại các tài liệu đã thu thập nhằm chỉnh sửa và bổ sung cho chính xác. Kết quả là phân tích các nhân tố thành tạo cảnh quan và thành lập các bản đồ. Các bản đồ được thành lập là: sơ đồ địa chất, bản đồ địa mạo, bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Bước 3: Xây dựng hệ thống phân loại và thành lập bản đồ cảnh quan. Hệ thống phân loại cảnh quan là một khâu quan trọng để thành lập bản đồ cảnh quan. Bản đồ cảnh quan là một trong những loại bản đồ mang tính tổng hợp, phản ánh sự phân hóa không gian của lãnh thổ.
- Bước 4: Đánh giá cảnh quan và xác định giá trị đa chức năng của cảnh quan.
- Bước 5: Định hướng sử dụng cảnh quan nhằm mục tiêu sử dụng tài nguyên đất và nước. Quá trình đánh giá từng loại hình sử dụng trên địa bàn khu vực sẽ giúp cho việc định hướng lại không gian lãnh thổ của khu vực. Từ đó, đưa ra các giải pháp khả thi cho khu vực nghiên cứu.
29
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ THÀNH TẠO VÀ CẤU TRÚC CẢNH QUAN KHU VỰC PHÍA TÂY THỊ XÃ SƠN TÂY