Các hoạt động phát triển có vai trò thành tạo cảnh quan

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc và chức năng cảnh quan phục vụ định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất và nước khu vực phía tây thị xã Sơn Tây, Hà Nộ (Trang 43)

6. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI

2.1.6. Các hoạt động phát triển có vai trò thành tạo cảnh quan

Khu vực nghiên cứu có tổng diện tích là 27,65 km2, tổng số dân là 24.804 người. Mật độ dân số không đồng đều giữa các xã, cao nhất là phường Xuân Khanh 2.157 người/km2. Dân cư tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm các xã và dọc theo các đường tỉnh lộ 413, 414 và 416.

Bảng 2.4. Diện tích, dân số, mật độ dân số khu vực nghiên cứu năm 2011

Khu vực Diện tích (km2

) Dân số (người) Mật độ dân số (người/km2

)

Thanh Mỹ 10,78 9596 890

Xuân Sơn 12,97 6818 525

Xuân Khanh 3,89 8390 2157

Cụm xã 27,64 24804 897

(Nguồn: Số liệu thống kê các xã)

Qua bảng số liệu có thể thấy với dân số lớn nhất toàn khu vực thì tổng số người trong độ tuổi lao động của xã Thanh Mỹ lớn nhất với 5.757 lao động, trong

38

đó lao động có trình độ là 1.151 người. Do hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp nên lực lượng tham gia vào ngành này chiếm tỉ trọng lớn lần lượt 62% va 56%, tập trung tại 2 xã Xuân Sơn, Thanh Mỹ. Riêng phường Xuân Khanh, ngành dịch vụ - thương mại ở đây chiếm tỉ trọng lớn hơn các ngành còn lại, khoảng 48%.

Bảng 2.5. Phân bố lao động trong các ngành kinh tế năm 2011

Khu vực Đặc điểm lao động Thanh Mỹ Tỷ trọng % Xuân Sơn Tỷ trọng % Xuân Khanh Tỷ trọng % Nông nghiệp 3223 56 2300 62 1211 22,36 CN - TTCN - XD 1024 17,8 842 22,7 1606 29,64 Dịch vụ - thương mại 808 26 382 15,3 2600 48

Tổng số lao động trong độ tuổi 5757 3711 5417

Lao động có trình độ 1151 605 2981

(Nguồn: Số liệu thống kê các xã)

- Hoạt động nông nghiệp: nông nghiệp là ngành chiếm tỉ trọng lớn nhất trong các ngành của cả khu vực. Với diện tích lớn cho mục đích sản xuất nông nghiệp nên cơ cấu ngành nông nghiệp của xã Xuân Sơn, Thanh Mỹ có tỷ trọng cao nhất lần lượt là 59,2% và 45,64% còn phường Xuân Khanh xếp thứ 3 toàn khu vực cũng như chỉ chiếm tỉ lệ thứ 3 trong phường, sau ngành dịch vụ - thương mại, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng. Thực hiện chủ trương của xã về chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ngoài việc tập trung chỉ đạo phát triển nông nghiệp, trong những năm qua, các xã bắt đầu quan tâm đầu tư phát triển các lĩnh vực kinh tế khác. Trong đó, ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng được coi là trọng tâm. Hoạt động sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng vẫn đang trong giai đoạn đầu phát triển, chủ yếu là duy trì các cơ sở khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng, đồ mộc dân dụng, sửa chữa cơ khí, sản xuất công cụ cầm tay, xay xát, chế biến lương thực,... Hoạt động thương mại - dịch vụ cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Hệ thống cửa hàng thương nghiệp, vật tư, lương thực luôn đảm bảo phân phối, cung cấp đầy đủ và kịp thời các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, nhất là các mặt hàng như: dầu, muối, giấy viết, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp,...

39

Bảng 2.6. Tỷ trọng các ngành khu vực nghiên cứu năm 2011

Khu vực

Tỷ trọng (%) Thanh Mỹ Xuân Sơn

Xuân Khanh 1. Nông nghiệp 45,64 59,2 32,07 - Trồng trọt 30 43 22,74 - Chăn nuôi 15,64 16,2 9,33 2. CN - TTCN - XD 30 28,79 33 3. Dịch vụ - Thương mại 24,36 12,01 34,39

(Nguồn: Số liệu thống kê các xã)

Ngoài các nhân tố như địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn hay thổ nhưỡng, lớp phủ sử dụng đất thì quá trình thành tạo cảnh quan còn phụ thuộc vào các hoạt động phát triển của con người tại khu vực nghiên cứu là hoạt động nông nghiệp, hoạt động công nghiệp - xây dựng.

- Hoạt động nông nghiệp: Xuất phát từ điều kiện tự nhiên thuận lợi và nhu cầu cần lương thực thì con người đã tận dụng tài nguyên sẵn có để trồng trọt và phát triển các giống cây trồng cho mình. Thông qua các hoạt động đó đã tạo nên các cảnh quan lúa nước, hoa màu, rừng trồng sản xuất, nuôi trồng thủy sản.

- Hoạt động công nghiệp - xây dựng: tác động đáng kể tới cảnh quan. Xây dựng các cụm, điểm công nghiệp, khu quần cư có vai trò hình thành cảnh quan quần cư và khu công nghiệp.

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc và chức năng cảnh quan phục vụ định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất và nước khu vực phía tây thị xã Sơn Tây, Hà Nộ (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)