Thổ nhưỡng

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc và chức năng cảnh quan phục vụ định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất và nước khu vực phía tây thị xã Sơn Tây, Hà Nộ (Trang 40)

6. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI

2.1.4. Thổ nhưỡng

Theo kết quả điều tra thực địa và đặc điểm các phẫu diện đất được đào tại các điểm đặc trưng, khu vực nghiên cứu gồm 2 nhóm với 4 loại đất.

* Nhóm đất đỏ vàng: được hình thành bởi quá trình phong hóa của các loại đá mẹ dưới sự tác động tổng hợp của các yếu tố tự nhiên và hoạt động của con người. Từ sản phẩm phong hóa của đá mẹ, mẫu chất khác nhau đã hình thành nhiều loại đất khác nhau. Khu vực nghiên cứu có 3 loại đất thuộc nhóm này:

+ Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp): Đất hình thành trên phù sa cổ, độ dốc 3 - 8º, tầng dày > 100 cm, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến thịt trung bình. Đất phân bố trên địa hình dạng đồi lượn sóng cao 15-30 m. Tại đây, mực nước ngầm không sâu, có sự xen kẽ mùa mưa và mùa khô, quá trình laterit phát triển mạnh mẽ hình thành các tầng đá ong và kết von. Những nơi xuất hiện đá ong tầng đất mặt trở nên nghèo dinh dưỡng. Hiện đất này được sử dụng để trồng lúa mầu, chuyên mầu, các cây công nghiệp hàng năm và cây ăn quả lâu năm.

Kết quả phân tích mẫu đất Fp tại xã Xuân Sơn của Phòng Thổ nhưỡng, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (2004) cho thấy: Đất chua (pHKCl = 4,58-4,75);

35

hàm lượng hữu cơ, đạm tổng số nghèo; lân tổng số, kali tổng số, lân dễ tiêu, kali dễ tiêu đều nghèo; dung tích hấp thu (CEC) rất thấp. Đất có thành phần cơ giới cát pha. Nhìn chung đất chua và rất nghèo dinh dưỡng.

Bảng 2.1. Kết quả phân tích tính chất lý hóa học của đất Fp tại xã Xuân Sơn

Tầng đất pHKCl OM (%) Tổng số (%) Dễ tiêu (mg/100g đất) N P2O5 K2O P2O5 K2O T1 4,75 0,84 0,062 0,021 0,03 0,082 5 T2 4,73 0,56 0,050 0,010 0,02 0,186 15 T3 4,58 0,093 0,045 0,022 0,10 0,090 8,2 (tiếp theo) Tầng đất

Cation trao đổi (meq/100g đất) Thành phần cơ giới % (cấp hạt tính bằng mm) Ca2+ Mg2+ CEC 2-0,02 0,02-0,002 <0,002 T1 1,1 0,1 2,28 87,46 8,92 3,62 T2 1,4 0,2 4,34 73,1 20,76 6,14 T3 2,5 0,3 3,46 57,68 20,16 22,16

(Nguồn: Phòng Thổ nhưỡng, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, 2004)

+ Đất bị biến đổi do trồng lúa (Fl): Loại đất này được hình thành từ đất feralit nâu vàng trên phù sa cổ. Quá trình hình thành đất chủ đạo là quá trình glây hóa tầng đất mặt do bị úng ngập nước trong thời gian canh tác. Hơn nữa, do chịu tác động bởi hoạt động canh tác của con người như bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, cày xới,… nên loại đất này bị biến đổi ở tầng đất mặt (tầng canh tác). Đất có độ dốc < 3º, tầng dày sâu hơn 100 cm, thành phần cơ giới chủ yếu là thịt nhẹ. Hiện nay, đất được người dân sử dụng cho trồng chuyên lúa hoặc 1 vụ trồng màu. Tập trung chủ yếu ở xã Xuân Sơn và phần trung tâm phía bắc xã Thanh Mỹ và một diện tích nhỏ ở phường Xuân Khanh.

+ Đất đỏ vàng trên đá sét (Fs): Loại đất này hình thành do sản phẩm phong hóa của đá sét nên đất kém tơi xốp, thành phần cơ giới thịt trung bình đến thịt nặng, phẫu diện phân tầng rõ, ở trên thiên về sắc đỏ và tương đối xốp. Đất thích hợp với trồng keo, bạch đàn và cây ăn quả lâu năm, phân bố ở các đồi núi thấp của xã Thanh Mỹ và xã Xuân Sơn.

36

* Nhóm đất phù sa: hình thành các loại đất trên trầm tích các con sông. Các quá trình thổ nhưỡng xảy ra yếu. Tùy theo địa hình và mức độ ngập nước, đất có màu khác nhau. Khu vưc có 1 loại đất thuộc nhóm này:

+ Đất phù sa được bồi (Pb): Đất phân bố ở bãi bồi ven sông hình thành trên trầm tích hệ tầng Thái Bình, ngập nước vào mùa lũ. Đất có thành phần cơ giới trung bình, tơi xốp, tầng dày cấp 1, thích hợp trồng lúa, cây hàng năm. Ở địa hình thấp, trồng 2 vụ lúa, thường xuyên bị ngập nước, đất có màu xám xanh, cấu trúc không phát triển mang đặc tính glây. Ở địa hình cao trồng 1 vụ lúa hoặc hoa màu, đất ít bão hòa nước, quá trình tích lũy vật chất từ nước ngầm theo mao quản lên tầng trên được thực hiện, hình thành tầng có màu loang lổ có kết von non. Đất phân bố rải rác ở phía nam của khu vực.

Kết quả phân tích mẫu đất tại khu vực nghiên cứu cho thấy kết quả phân tích cho thấy: đất có phản ứng dung dịch đất ít chua (pH KCl = 4,8-5,75); độ bão hoà bazơ các tầng đất trên 60%; hàm lượng chất hữu cơ ở tầng mặt khá (2,10%) và giảm dần theo độ sâu; đạm tổng trung bình (0,095 - 0,157%); lân tổng số và kali tổng số khá (0,081 - 0,124% và 0,95 - 2,07%); lân dễ tiêu khá, kali dễ tiêu trung bình (10,2 - 14,4 mg/100g đất); cation trao đổi và CEC trung bình.

Bảng 2.2. Kết quả phân tích tính chất lý hóa học của đất Pb tại khu vực nghiên cứu

Tầng đất (cm) pHKCl OM (%) Tổng số (%) Dễ tiêu (mg/100g đất) N P2O5 K2O P2O5 K2O 0-20 4,70 0,39 0,056 0,168 1,38 32,8 12,9 20-55 6,13 0,26 0,033 0,194 1,44 29,9 10,5 55-100 6,47 0,26 0,033 0,186 1,64 28,1 11,2 (tiếp theo) Tầng đất

Cation trao đổi (meq/100g đất) Thành phần cơ giới % (cấp hạt tính bằng mm) Ca2+ Mg2+ CEC 2-0,02 0,02-0,002 <0,002 0-20 7,36 1,44 13,04 12,46 68,78 18,76 20-55 22,33 1,60 26,57 23,01 55,17 21,82 55-100 21,49 3,20 25,56 16,33 61,82 21,85

37

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc và chức năng cảnh quan phục vụ định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất và nước khu vực phía tây thị xã Sơn Tây, Hà Nộ (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)