Định hướng sửdụng cảnh quan

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc và chức năng cảnh quan phục vụ định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất và nước khu vực phía tây thị xã Sơn Tây, Hà Nộ (Trang 89)

6. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI

3.4.2. Định hướng sửdụng cảnh quan

Kết quả đánh giá cảnh quan kết hợp với phân tích cấu trúc và chức năng cảnh quan là cơ sở đưa ra định hướng tổng hợp sử dụng cảnh quan cho từng tiểu vùng cụ thể:

84

a) Tiểu vùng 1: Tiểu vùng cảnh quan nông lâm nghiệp và quần cư trên gò thoải và đồng bằng tích tụ Thanh Mỹ

Địa hình gồm gò đồi thoải, có các đỉnh cao 25 - 40m, những gò đồi này nằm trên bề mặt khá đồng nhất (độ cao từ 20 - 30m). Mạng lưới thủy văn không phong phú, thường chỉ bao gồm một số hồ sót tồn tại giữa các khe hẻm, thung lũng nhưng diện tích không lớn. Với những điều kiện trên, tiểu vùng này có tiềm năng lớn trong việc phát triển lâm nghiệp và chuyên canh lúa. Khoảng cách tới trung tâm xã khá gần nên hầu như là nơi tập trung của phần lớn dân cư trong toàn khu vực.

- Cảnh quan ưu tiên trồng rừng sản xuất (ký hiệu số 1): Gồm phần diện tích trên các đỉnh đồi và phần sườn trên của các đồi thấp đó. Các cảnh quan này có giá trị đa chức năng cảnh quan cao nhất (chức năng bậc 1 = 3; chức năng bậc 2 = 6; chức năng bậc 3 11), biểu thị tiềm năng có thể định hướng cho phát triển nhiều mục đích khác nhau. Địa hình bị chia cắt ngang ít, thành phần vật chất chủ yếu là đá phiến kết tinh giàu biotit, dễ bị rửa trôi. Vì vậy, tại khu vực này có thể ưu tiên phát triển rừng sản xuất để phục hồi, cải tạo đất, bảo vệ môi trường, phòng tránh nguy cơ tai biến thiên nhiên như trượt lở đất. Lựa chọn cây keo cho khu vực là cây thích hợp nhất vì có sức sinh trưởng nhanh, chịu hạn tốt và có hiệu quả cao hơn về mặt kinh tế và môi trường. Bên cạnh việc phát triển rừng, ưu tiên bảo vệ đất và bảo vệ rừng, chống xói mòn đất, khai thác hợp lý rừng sản xuất.

- Cảnh quan ưu tiên phát triển quần cư nông thôn và phát triển cây lâu năm (ký hiệu số 2): Bao gồm các cảnh quan phân bố trên các bề mặt pediment bằng phẳng. Đây là cảnh quan có chức năng chuyên biệt cao với giá trị đa chức năng thấp nhất trong các dạng cảnh quan (chức năng bậc 1, bậc 2 và bậc 3 đều bằng 1). Với các vùng đồi thoải (chân đồi), có thể tiến hành trồng cây ăn quả, cây lâu năm. Qua đánh giá thích nghi cho cây vải thấy rằng khu vực có diện tích đất rất thích nghi không nhiều, đa phần các cây vải được trồng trên đất thích nghi trung bình vì vậy khi trồng người dân nên kết hợp với các biện pháp kỹ thuật về chăm sóc và bón phân cho cây để tăng hiệu quả sản xuất. Đối với các khe hẻm, các hồ cần tiến hành nạo vét, khơi thông để đưa vào sử dụng cho mục đích nuôi trồng thủy sản hoặc các hồ thủy lợi. Song song với việc mở rộng diện tích quần cư, diện tích đất mặt nước

85

chuyên dùng, cần chú ý tới việc nâng cao hệ thống bảo vệ môi trường đất và nước (hệ thống xử lý nước thải, cống, tăng cường thêm tuyến thu gom rác..).

- Cảnh quan ưu tiên phát triển nông nghiệp (ký hiệu số 3): Cảnh quan này có chức năng chuyên biệt với giá trị đa chức năng ở mức thấp (chức năng bậc 1, bậc 2 và bậc 3 đều bằng 2). Đây là khu vực có địa hình phân hóa mạnh, khu vực cao hơn (trên bề mặt pediment) chủ yếu là cảnh quan trung bình thích hợp cho việc phát triển các giống cây trồng hàng năm như sắn, lạc, ngô. Phía dưới là địa hình có nguồn gốc dòng chảy tạm thời hỗn hợp sông sườn tích thích hợp cho trồng lúa.

b. Tiểu vùng 2: Cảnh quan quần cư và du lịch trên đồng bằng dạng gò thoải Xuân Khanh

- Cảnh quan ưu tiên trồng và tái sinh rừng tự nhiên kết hợp với trồng cây ăn quả (ký hiệu số 4): Bao gồm phần diện tích trên các đỉnh đồi và sườn đồi. Tuy địa hình bị chia cắt ngang không cao nhưng với độ dốc tương đối lớn kết hợp với đá bị biến chất tương đối bở và dễ bị phân hủy đã tạo điều kiện thuận lợi cho xói mòn và rửa trôi phát triển. Vì vậy, cần khuyến khích trồng rừng trên cảnh quan này để phòng tránh xói mòn và cao hơn nữa là tránh nguy cơ tai biến thiên nhiên. Với mục đích trên thì cây keo là loài thích hợp nhất do có hiệu quả kinh tế cao hơn lại góp phần cải tạo đất tốt. Bên cạnh đó, cần phải có những biện pháp bảo vệ những diện tích rừng đã và đang tồn tại chống xói mòn đất và có những biện pháp khai thác sử dụng tài nguyên rừng một cách hợp lí và đạt hiệu quả cao.

- Cảnh quan ưu tiên quần cư đô thị, trung tâm hành chính và thương mại dịch vụ (ký hiệu số 5): Phường Xuân Khanh là nơi đặt các trụ sở hành chính như ủy ban nhân dân phường, bưu điện, trường học… Đặc biệt nằm cạnh trục đường tỉnh lộ 88 là cơ hội để phường phát triển dịch vụ thương mại. Hai bên đường 88 là các nhà hàng, khu vui chơi giải trí. Song song với việc phát triển đô thị cần ưu tiên ngăn ngừa ô nhiễm không khí, xử lý nước thải sinh hoạt, tăng cường thêm các tuyến thu gom rác thải, cải tạo hệ thống thoát nước, cải thiện hệ thống cây xanh đô thị.

- Cảnh quan ưu tiên phát triển du lịch (ký hiệu số 6): Các dạng cảnh quan ao, hồ tự nhiên góp phần điều hòa khí hậu, môi trường cho khu vực, tạo không gian sống thích hợp cho người dân trong điều kiện đô thị hóa, có thể phát triển du lịch

86

như du lịch ven hồ Xuân Khanh, phát triển thành các khu du lịch nghĩ dưỡng cuối tuần. Tuy nhiên phải chú ý bảo vệ môi trường nước và bảo vệ tài nguyên du lịch.

- Cảnh quan ưu tiên phát triển nông nghiệp (ký hiệu số 7): Phường Xuân Khanh mới hình thành chưa lâu do được chuyển từ xã thành phường, chứng tỏ đây là khu vực đô thị hóa, biến đổi sử dụng đất mạnh, chủ yếu chuyển từ đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Một số hộ gia đình vẫn còn đất nông nghiệp. Vì vậy, diện tích này chỉ tập trung phát triển cây trồng màu và lúa cung cấp cho lương thực cho hộ gia đình.

c. Tiểu vùng 3: Cảnh quan nông nghiệp trên đồng bằng tích tụ Thanh Mỹ - Xuân Sơn

Tiểu vùng này có địa hình tương đối bằng phẳng. Loại đất chính là đất phù sa được bồi đắp hàng năm nằm ven sông Hang. Tầng đất khá dày, khả năng tích nước lớn thích hợp cho gieo trồng lúa nước, hoa màu, trồng cây ăn quả và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Hệ thống kênh mương thủy lợi đảm bảo nguồn nước tưới cho sản xuất nông nghiệp. Tiều vùng được phân hóa thành các không gian:

- Cảnh quan ưu tiên cho phát triển nông nghiệp (ký hiệu số 8): Đây là vùng đồng bằng thấp trũng, có đất phù sa được bồi thuận lợi cho trồng lúa (2 vụ), trồng màu. Trồng lúa xen canh trồng hoa màu đảm bảo cung cấp lương thực cho dân cư. Tuy nhiên, cần ưu tiên bảo vệ môi trường nước, xử lý nước thải nông nghiệp; cải tạo và bảo vệ đất, tránh tình trạng khai thác quá mức dẫn đến thoái hóa đất; thu gom rác thải sinh hoạt; cung cấp nước sạch cho người dân.

- Cảnh quan ưu tiên cho phát triển quần cư đô thị và thương mại dịch vụ và quốc phòng (ký hiệu số 9): Đây là cảnh quan có chức năng chuyên biệt cao với giá trị đa chức năng thấp nhất trong các dạng cảnh quan (giá trị chức năng bậc 1, bậc 2 và bậc 3 đều dao động từ 2 đến 3). Khu vực này có tuyến đường quan trọng là tỉnh lộ 88 đi qua, thuận lợi cho phát triển thương mại và dịch vụ. Trọng tâm phát triển toàn diện, xây dựng các trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, phát triển các khu dân cư và các ngành thương mại, dịch vụ, quy hoạch các khu thương mại hợp lý. Song song với việc phát triển đô thị, ưu tiên ngăn ngừa ô nhiễm không khí, xử lý nước

87

thải sinh hoạt, tăng cường thêm các tuyến thu gom rác thải, cải tạo hệ thống thoát nước, cải thiện hệ thống cây xanh đô thị.

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc và chức năng cảnh quan phục vụ định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất và nước khu vực phía tây thị xã Sơn Tây, Hà Nộ (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)