Định hướng sửdụng hợp lý tài nguyên đất và nước dựa trên phân tích

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc và chức năng cảnh quan phục vụ định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất và nước khu vực phía tây thị xã Sơn Tây, Hà Nộ (Trang 25)

6. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI

1.2.3.Định hướng sửdụng hợp lý tài nguyên đất và nước dựa trên phân tích

cấu trúc và chức năng cảnh quan

Cấu trúc cảnh quan là kết quả của mối quan hệ tương tác phức tạp do các tác nhân tự nhiên và kinh tế, chính trị, xã hội. Hầu hết các cảnh quan trên Trái Đất đều bị ảnh hưởng bởi hoạt động sử dụng đất của con người. Hệ quả, cảnh quan được tạo bởi sự đan xen giữa các yếu tố tự nhiên và các yếu tố nhân tác (được tạo thành hoặc chịu tác động của con người) có kích thước, hình dạng và sự sắp xếp khác nhau. Biến đổi cấu trúc cảnh quan làm thay đổi đặc điểm phân bố của sinh vật, vật chất và năng lượng trong cảnh quan, dẫn tới những biến đổi về chức năng cảnh quan và khả năng cung cấp các dịch vụ cho con người của cảnh quan.

Mối quan hệ giữa cấu trúc và chức năng của cảnh quan có ảnh hưởng quan trọng tới hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất và tài nguyên nước. Cấu trúc cảnh quan tạo ra quan hệ tương tác giữa các chức năng cảnh quan, phụ thuộc vào tác động của đặc tính cảnh quan và vai trò của mỗi chức năng riêng biệt, ảnh hưởng tới khả năng cung cấp hàng hóa và dịch vụ của cảnh quan. Đối với những khu vực sử dụng tài nguyên đất đai cao, việc quản lý tốt tương tác đa chức năng trong cảnh quan là cơ sở quan trọng góp phần sử dụng bền vững đất đai.

Cấu trúc cảnh quan quy định đặc tính đa chức năng của cảnh quan, cụ thể là tác động tới tương tác giữa các chức năng của cảnh quan. Đối với các cảnh quan

20

đơn chức năng, sự phân hóa không gian ít có ý nghĩa. Do đó, định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất và nước dựa trên các biện pháp quy hoạch nguồn nước và quy hoạch sử dụng đất cần phải chú ý tới đặc tính đa chức năng của cảnh quan,... nghĩa là tránh quy hoạch các chức năng cảnh quan xung đột lẫn nhau, đồng thời ưu tiên mở rộng các khu vực có những chức năng cảnh quan bổ trợ lẫn nhau.

Đối với khu vực nghiên cứu, các định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất và nước cần được đặt trong một phạm vi không gian cụ thể là dạng cảnh quan (đơn vị phân loại cảnh quan cơ bản) và tiểu vùng cảnh quan. Trên cơ sở phân tích cấu trúc, đánh giá kinh tế sinh thái cảnh quan được thực hiện ở bước tiếp theo với mục đích xác định chức năng cảnh quan. Cuối cùng, các định hướng sử dụng cảnh quan được đề xuất với mục đích phát triển bền vững tài nguyên đất và nước.

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc và chức năng cảnh quan phục vụ định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất và nước khu vực phía tây thị xã Sơn Tây, Hà Nộ (Trang 25)