6. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
2.2. CẤU TRÚC CẢNH QUAN
2.2.1. Hệ thống phân loại cảnh quan
Hệ thống phân loại cảnh quan là một khâu quan trọng để thành lập bản đồ cảnh quan. Một hệ thống phân loại cảnh quan logic, hợp lý cho phép chúng ta nhận thức đúng đắn các quy luật phân hóa tự nhiên, đặc điểm hình thành và cấu trúc cảnh quan một lãnh thổ. Chính vì vậy, khi tiến hành nghiên cứu, thành lập bản đồ cảnh quan một lãnh thổ cụ thể, các tác giả thường lựa chọn và xây dựng một hệ thống phân loại phù hợp với đặc thù tự nhiên của lãnh thổ đó, đáp ứng mục đích, yêu cầu của việc nghiên cứu cũng như tỷ lệ nghiên cứu. Dựa trên hệ thống phân loại cảnh
40
quan, bản đồ cảnh quan được thành lập mang tính tổng hợp, phản ánh sự phân hóa không gian của lãnh thổ.
Trên cơ sở phân tích ưu, nhược điểm của hệ thống phân loại cảnh quan, hệ thống phân loại cảnh quan Việt Nam của Nguyễn Thành Long và nnk (1992) được lựa chọn phục vụ xây dựng bản đồ cảnh quan khu vực nghiên cứu.
Bảng 2.7. Hệ thống phân loại cảnh quan khu vực nghiên cứu
STT Đơn vị
cảnh quan Dấu hiệu
1 Kiểu cảnh quan
Đặc điểm sinh khí hậu quyết định đến sự thành tạo các kiểu thảm thực vật.
Có 1 kiểu cảnh quan: rừng kín thường xanh cây lá rộng mưa ẩm nhiệt đới gió mùa.
2 Hạng cảnh quan
Các kiểu địa hình phát sinh với các đặc trưng động lực hiện tại.
Có 4 hạng cảnh quan.
3 Loại cảnh quan Sự kết hợp của các quần xã phát sinh với loại đất.
Có 7 loại cảnh quan.
4 Dạng cảnh quan
Đặc thù bởi mối quan hệ giữa nhóm quần xã thực vật và một tổ hợp đất theo sự phân hóa của các bề mặt địa hình.
Có 15 dạng cảnh quan.
2.2.2. Đặc điểm các đơn vị phân loại cảnh quan
Nằm trong kiểu rừng kín thường xanh lá rộng mưa ẩm nhiệt đới gió mùa, khu vực nghiên cứu được phân hóa thành 4 hạng cảnh quan, 7 loại cảnh quan và 15 dạng cảnh quan.
a) Hạng cảnh quan đồi thấp dạng sót trên đá phiến biến chất tuổi Proteozoi
Hạng cảnh quan này phân bố theo hướng tây bắc - đông nam. Bề mặt đỉnh có độ cao trong khoảng 25 - 60m, đỉnh cao đến gần 100m nằm ở xã Xuân Sơn. Độ dốc
41
chủ yếu từ 8 - 15º, phát triển trên tầng đá mẹ giàu sét, lớp phủ thổ nhưỡng là đất đỏ vàng trên đá phiến sét, thành phần cơ giới thịt trung bình, thích hợp với trồng rừng. Hạng cảnh quan này bao gồm 1 loại và 1 dạng cảnh quan:
Loại cảnh quan rừng trồng phát triển trên đất đỏ vàng trên đá phiến sét: có diện tích nhỏ ở dải đồi hướng tây bắc - đông nam xã Xuân Sơn. Gồm 1 dạng cảnh quan:
- Dạng cảnh quan rừng trồng trên đồi thấp dạng sót (Ký hiệu:1): phân bố chủ yếu trên các đồi có độ cao lớn hơn 40m, địa hình dốc trên 8 - 15º hình thành trên đá phiến biến chất có cấu tạo giàu sét, thành phần cơ giới trung bình kém tơi xốp, tầng dày cấp 2 (70 - 100cm). Trên các dải đồi Thông, đồi Giàng, đồi Mốc thuộc xã Xuân Sơn, thảm thực vật chủ yếu là keo, bạch đàn. Đây là khu vực đồi núi phía Tây Bắc với hồ nước lớn nằm giữa và vùng thung lũng khá bằng phẳng ở phía Nam với đường tỉnh lộ đi qua vì thế khu vực đang được cải tạo để trở thành khu du lịch.
b) Hạng cảnh quan đồng bằng dạng gò thoải trên trầm tích sông biển Pleistocen
Đây là khu vực có dạng địa hình đồi lượn sóng cao 15 - 30 m, laterit phát triển, từ đó có xuất hiện tầng kết von nông (20 - 30cm). Trên bề mặt san bằng ở chân sườn, độ cao từ 20 - 30m, quá trình bóc mòn xảy ra tương đối yếu, kéo dài theo hướng tây bắc - đông nam và phân bố chủ yếu ở phía tây xã Xuân Sơn, toàn bộ phía bắc đến vùng trung tâm của phường Xuân Khanh và khu vực trung tâm của xã Thanh Mỹ. Thổ nhưỡng chủ yếu là đất nâu vàng trên phù sa cổ, có độ dốc 0 - 8º, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến thịt trung bình. Hạng này gồm 4 loại cảnh quan và 4 dạng cảnh quan:
Loại cảnh quan rừng trồng phát triển trên đất nâu vàng trên phù sa cổ
- Dạng cảnh quan rừng trồng trên gò đồi thoải (Ký hiệu: 2): có độ cao từ 25 - 40m, địa hình dốc từ 8 - 15º, phân bố ở dải đồi thấp kéo dài hướng tây bắc - đông nam của xã Thanh Mỹ. Trên nền đất nâu vàng trên phù sa cổ, thành phần cơ giới
42
thịt nhẹ kém tơi xốp thì rừng trồng, rừng sản xuất được bố trí vừa có tác dụng giữ đất, chống xói mòn và lấy gỗ. Thảm thực vật rừng chủ yếu là keo tai tượng do có sức sinh trưởng tốt và một phần là bạch đàn tái sinh.
- Dạng cảnh quan rừng trồng trên gò đồi thoải (Ký hiệu: 3): Trên các bề mặt lượn sóng, độ dốc từ 3 - 8º, đất nâu vàng trên phù sa cổ có thành phần cơ giới thịt trung bình, thích hợp trồng keo.
Loại cảnh quan cây trồng lâu năm phát triển trên đất nâu vàng trên phù sa cổ
- Dạng cảnh quan cây dài ngày trên gò đồi thoải (Ký hiệu: 4): cấu tạo bởi đất nâu vàng trên phù sa cổ, địa hình đồi lượn sóng cao từ 25 - 30m, độ dốc từ 3 - 8º. Dạng cảnh quan này phân bố ở một phần ở phía bắc xã Xuân Sơn. Hiện nay, người dân sử dụng để trồng cây ăn quả như vải, hồng xiêm, xoài.
Loại cảnh quan cây trồng hàng năm phát triển trên đất nâu vàng trên phù sa cổ
- Dạng cảnh quan cây hàng năm (Ký hiệu: 5): phân bố chủ yếu ở phía Bắc xã Thanh Mỹ, nơi chuyển tiếp giữa vùng đồi và vùng đồng bằng. Địa hình có dốc nhẹ từ 3 - 8º trên đất nâu vàng trên phù sa cổ thích hợp cho trồng các loại hoa màu như sắn, lạc, ngô. Hiện nay, người dân đang trồng 1 vụ lúa, 1 vụ màu.
- Dạng cảnh quan cây hàng năm (Ký hiệu: 8): phân bố ở phía nam xã Thanh Mỹ. Trên các bãi bồi tương đối bằng phẳng từ 0 - 3º, cây trồng chính là các loại hoa màu.
Loại cảnh quan quần cư phát triển trên đất nâu vàng trên phù sa cổ
- Dạng cảnh quan quần cư nông thôn trên đồng bằng gò thoải (Ký hiệu 6): phân bố chủ yếu trên bề mặt pediment, nơi có địa hình tương đối cao thuộc xã Thanh Mỹ. Khu vực dốc nhẹ từ 3 - 8º, không bị ngập nước vào mùa lũ là điều kiện thuận lợi cho quần cư.
43
- Dạng cảnh quan xây dựng và dịch vụ trên đồng bằng gò thoải (Ký hiệu: 7):
độ dốc 3 - 8º, không bị ngập nước vào mùa lũ, phân bố rải rác ở phía tây khu vực nghiên cứu trên đất nâu vàng trên phù sa cổ, thành phần cơ giới thịt trung bình.
- Dạng cảnh quan quần cư nông thôn trên đồng bằng gò thoải (Ký hiệu: 9):
Trên các bề mặt lượn sóng, độ dốc từ 0 - 3º, có đất nâu vàng trên phù sa cổ, thành phần cơ giới thịt nhẹ thích hợp quần cư.
- Dạng cảnh quan quần cư đô thị trên đồng bằng dạng gò thoải (Ký hiệu: 10): nằm trên bề mặt tương đối bằng phẳng, dốc 0 - 3º, không ngập nước. Đây là khu vực tập trung dân cư lớn nhất của khu vực.
- Dạng cảnh quan xây dựng và dịch vụ trên đồng bằng gò thoải (Ký hiệu: 11): địa hình dốc nhẹ từ 0 - 3º phân bố chủ yếu ở phường Xuân Khanh. Khu vực có nhiều hệ thống giao thông thuận lợi phát triển các dịch vụ - thương mại.
c) Hạng cảnh quan đồng bằng tích tụ trên trầm tích Holocen
Đây là hạng cảnh quan đặc trưng cho cảnh quan đồng bằng của khu vực, phân bố ở phía bắc cụm xã, là nơi có diện tích đất nông nghiệp chiếm chủ yếu. Địa hình thoải, có độ cao nhỏ hơn 10m, độ dốc 0 - 3º, có thành phần cát, sạn sỏi và bột sét. Đồng bằng chủ yếu được hình thành qua quá trình tích tụ hỗn hợp sông hồ.
Loại cảnh quan lúa trên đất biến đổi do trồng lúa
- Dạng cảnh quan lúa trên đồng bằng tích tụ (Ký hiệu: 12): dạng cảnh quan được hình thành trên trầm tích Holocen hệ tầng Thái Bình, địa hình thoải, có độ cao nhỏ hơn 10m, độ dốc 0 - 3º, có thành phần cát, sạn sỏi và bột sét. Loại đất hình thành là biến đổi do trồng lúa tại các khu vực thấp, trũng với thành phần cơ giới thịt nặng, tầng dày cấp 1 (> 100cm). Hiện nay người dân canh tác 2 vụ lúa với năng suất 2 tạ/sào vào vụ đông xuân và 1,5 tạ/sào vào vụ hè thu.
44
d) Hạng cảnh quan lòng sông và bãi bồi không phân chia trên trầm tích hiện đại
Địa hình phía Nam khu vực nghiên cứu có độ cao chủ yếu trong khoảng 12 - 17m, bị chia cắt ngang bởi sông Hang và một số đoạn sông cổ. Dọc theo sông là bãi bồi của lòng sông, cấu tạo từ trầm tích Holocen hệ tầng Thái Bình. Bãi bồi cao chỉ bị nước lũ tràn ngập vài năm một lần, hoặc thậm chí mấy chục năm một lần; bãi bồi thấp bị nước lũ tràn ngập hàng năm và bao giờ cũng hẹp hơn bãi bồi cao. Được bồi hàng năm nên đất chủ yếu là đất phù sa được bồi có thành phần cơ giới thịt nặng.
Loại cảnh quan lúa trên đất phù sa được bồi
Dạng cảnh quan lúa trên trầm tích hiện đại (Ký hiệu 13): phân bố dọc bãi bồi sông, đất màu mỡ, tầng dày cấp 1 nhưng do bị ngập nước vào mùa lũ nên người dân sử dụng trồng lúa 1 vụ.
Dạng cảnh quan mặt nước trên trầm tích hiện đại (Ký hiệu 14, 15): phân bố ở sông Hang. Đây là nguồn cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp cả vùng.
2.2.3. Đặc điểm các tiểu vùng cảnh quan
Phân vùng cảnh quan là sự thể hiện sự phân hóa, sự liên kết lãnh thổ thông qua tính địa đới, phi địa đới trong cấu trúc cảnh quan. Đề tài sử dụng phương pháp phân vùng cảnh quan từ dưới lên, tức là nhóm gộp các địa tổng thể nhỏ có đặc tính tương đồng , cùng nguồn gốc phát sinh, cùng chung lanh thổ tạo thành các địa tổng thể lớn hơn. Khu vực nghiên cứu được phân ra làm 3 tiểu vùng.
a) Tiểu vùng cảnh quan nông lâm nghiệp và quần cư trên gò thoải và đồng bằng tích tụ Thanh Mỹ
Tiểu vùng này chủ yếu là địa hình bóc mòn, khá đồng nhất ở độ cao 20 - 30m. Phía bắc Thanh Mỹ đồng bằng bóc mòn nổi lên những gò đồi sót tương đối thoải phân bố theo hướng tây bắc - đông nam. Địa hình đồng bằng dạng gò thoải có độ dốc từ 0 - 8°, phát triển trên trầm tích sông biển Pleistocen nên nền móng khá vững chắc, rất thích hợp xây dựng các khu quần cư và khu công nghiệp. Trong đó, loại đất nâu vàng trên phù sa cổ có tầng dày > 100cm, thành phần cơ giới thịt nhẹ
45
đến thịt trung bình được người dân tận dụng để trồng keo, vừa có tác dụng bảo vệ môi trường, giữ đất, vừa khai thác gỗ thu lợi nhuận. Ngoài ra, trên loại đất này, người dân có trồng các loại cây ăn quả như vải, hồng xiêm, xoài để cung cấp tại chỗ và các vùng xung quanh. Xen kẽ địa hình dạng gò thoải là đồng bằng tích tụ. Đối với địa hình tích tụ độ dốc 0 - 3° phát triển trên trầm tích Holocen có loại đất biến đổi do trồng lúa thích hợp phát triển nông nghiệp. Cây trồng chủ yếu là lúa, một số nơi người dân dùng xen canh 1 vụ lúa 1 vụ màu.
b) Tiểu vùng cảnh quan quần cư, du lịch trên đồng bằng dạng gò thoải Xuân Khanh
Độ dốc là nguyên nhân xảy ra quá trình bào mòn vật chất từ đỉnh và sườn xuống phía dưới hình thành bề mặt san bằng ở chân sườn (hay còn gọi là pediment) độ cao từ 20 - 30m. Trên bề mặt san bằng này, quá trình bóc mòn xảy ra tương đối yếu, kéo dài theo hướng tây bắc - đông nam và phân bố chủ yếu ở phía tây xã Xuân Sơn. Khu vực chủ yếu là nơi tập trung dân cư đô thị. Kéo dài theo hướng tây bắc - đông nam khu vực nổi lên các đồi có độ cao lớn hơn 40m, địa hình dốc trên 8 - 15º hình thành trên đá phiến biến chất có cấu tạo giàu sét, thành phần cơ giới trung bình kém tơi xốp, tầng dày cấp 2 (70 - 100cm). Trên các dải đồi này, thảm thực vật chủ yếu là keo, bạch đàn. Đây là khu vực đồi núi với hồ Xuân Khanh nằm giữa và vùng thung lũng khá bằng phẳng ở phía nam với đường tỉnh lộ đi qua vì thế khu vực đang được cải tạo để trở thành khu du lịch.
c) Tiểu vùng cảnh quan nông nghiệp trên đồng bằng tích tụ Thanh Mỹ - Xuân Sơn
Trầm tích sông chiếm phần lớn diện tích của khu vực, nằm theo hướng tây bắc - đông nam, và phân bố dọc hai bên sông Hang. Trầm tích sông có các nham tướng lòng sông và nham tướng bãi bồi. Các trầm tích tướng lòng sông gồm cuội sỏi cát có thành phần và kích thước rất khác nhau. Các trầm tích tướng bãi bồi bao gồm các thành tạo phù sa (cát, bột, sét), phân thành tầng lớp dày vài mét đến chục mét. Các thành tạo bãi bồi chiếm diện tích lớn, còn nhiều dấu vết lòng sông cổ, các
46
hồ móng ngựa và các đầm lầy. Các trầm tích sông hiện nay chủ yếu hình thành nên các dạng bãi bồi cao thấp, độ cao từ 10 -15m thích hợp cho trồng cây nông nghiệp.
47
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ, PHÂN TÍCH CHỨC NĂNG CẢNH QUAN PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG HỢP LÝ CẢNH QUAN
KHU VỰC PHÍA TÂY THỊ XÃ SƠN TÂY
3.1. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ NƯỚC 3.1.1. Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất 3.1.1. Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất
Tại khu vực nghiên cứu, mặc dù quá trình đô thị hóa mạnh trong những năm gần đây, đặc biệt từ thời điểm mở rộng ranh giới thành phố Hà Nội vào tháng 8/2008, tuy nhiên diện tích đất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu sử dụng đất. Diện tích đất nông nghiệp giảm chủ yếu được chuyển sang mục đích xây dựng đô thị, khu công nghiệp,… do yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa. Diện tích đất phi nông nghiệp và đất công nghiệp có xu hướng gia tăng rõ rệt qua các năm. Hiện trạng sử dụng đất được phân theo mục đích sử dụng bao gồm: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng. Chiếm 53,5% diện tích của toàn khu vực nghiên cứu là đất nông nghiệp với diện tích phần lớn tập trung ở xã Thanh Mỹ và Xuân Sơn. Diện tích đất phi nông nghiệp chiếm tỉ lệ 40,6%, tương ứng là 1111,01 ha đất ở, đất chuyên dùng,… Ngoài ra, diện tích đất chưa sử dụng chỉ chiếm tỉ lệ 5,9% tương ứng 162,09 ha chủ yếu là đất đồi núi chưa sử dụng.
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất của các xã trong khu vực năm 2011
Khu vực Nhóm đất (ha) Thanh Mỹ Xuân Sơn Xuân Khanh Tổng (ha) Tỉ lệ (%) Đất nông nghiệp 630,34 658,08 176,3 1464,72 53,5
Đất phi nông nghiệp 417,25 485,59 208,17 1111,01 40,6
Đất chưa sử dụng 30,21 127,31 4,57 162,09 5,9
Tổng (ha) 1077,80 1297,98 389,04 2737,82 100
(Nguồn: Số liệu thống kê các xã)
48
Thuộc nhóm này bao gồm các loại đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp trong khu vực nghiên cứu là 1445,72 ha. Diện tích đất nông nghiệp được phân bố ở các mỗi xã chiếm tỉ lệ khác nhau. Khu vực chủ yếu canh tác các loại cây trồng chủ yếu bao gồm lúa, ngô, rau đậu, lạc, đậu tương, sắn, khoai lang và cây ăn quả.
Đất sản xuất nông nghiệp gồm 2 loại hình sử dụng chính: đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm, với tổng diện tích là 1149,2 ha (chiếm 79,5%). Trong