PHÂN TÍCH CHỨC NĂNG CẢNH QUAN

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc và chức năng cảnh quan phục vụ định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất và nước khu vực phía tây thị xã Sơn Tây, Hà Nộ (Trang 84)

6. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI

3.3. PHÂN TÍCH CHỨC NĂNG CẢNH QUAN

Phân tích chức năng cảnh quan dựa trên việc phân tích cấu trúc cảnh quan và việc đánh giá cảnh quan cho các mục đích. Chức năng biểu hiện những đặc tính là hệ quả của cách tổ chức kết cấu nội dung của sự vật. Cấu trúc cảnh quan quy định

79

chức năng cảnh quan, ngược lại chức năng thể hiện ra bên ngoài của cấu trúc cảnh quan. Cảnh quan có hai chức năng cơ bản: chức năng tự nhiên và chức năng kinh tế xã hội. Chức năng tự nhiên đảm nhiệm việc điều khiển cấu trúc cảnh quan để tiếp nhận các dòng năng lượng, vật chất đầu vào sao cho sự tồn tại và phát triển của cảnh quan được tốt nhất và thải ra đầu ra những gì thừa hoặc có hại, đồng thời là dấu hiệu để điều tiết đầu vào. Chức năng kinh tế xã hội là khả năng sử dụng cảnh quan vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội, là thuộc tính thể hiện bên ngoài của chức năng tự nhiên và chỉ xuất hiện khi có con người. Nếu sự tác động của con người phù hợp với chức năng kinh tế thì sẽ dẫn đến bền vững về mối quan hệ giữa tự nhiên và con người.

Quá trình đánh giá chức năng cảnh quan cho khu vực nghiên cứu cần thoả mãn những điểm sau:

- Thứ nhất, do chức năng cảnh quan bị chi phối chủ yếu bởi cấu trúc cảnh quan nên một đơn vị cảnh quan dù có sự đồng nhất về cấu trúc đứng nhưng có sự khác biệt về cấu trúc ngang và cấu trúc thời gian sẽ có những chức năng khác nhau. Vì vậy, chức năng chính cấp 1 được đưa ra dưới đây mang tính tổng hợp cao, khi xét cụ thể đối với từng tiểu vùng chức năng thì các chức năng có thể thay đổi.

- Thứ hai, có sự khác biệt rõ rệt giữa chức năng cảnh quan và hướng sử dụng cảnh quan. Con người tác động vào cảnh quan theo nhiều hướng sử dụng, hướng sử dụng có thể trùng hoặc không trùng với chức năng cảnh quan. Nếu hướng sử dụng phù hợp với chức năng của cảnh quan thì sự tác động được coi như bền vững và ngược lại. Hướng sử dụng phản ánh trình độ tác động của con người lên cảnh quan. - Thứ ba, cần khẳng định sự tác động của con người làm thay đổi chức năng cảnh quan. Nếu sự tác động của con người đủ mạnh vượt quá “ngưỡng cảnh quan”, sẽ gây ra sự biến đổi về cấu trúc cảnh quan, do đó làm thay đổi chức năng.

Đối với khu vực phía tây thị xã Sơn Tây, đánh giá đặc tính đa chức năng của cảnh quan được tiếp cận theo hướng xây dựng mô hình tích hợp các chức năng thành phần và tính toán ra một chỉ số định lượng duy nhất. Trong trường hợp này, các chức năng riêng rẽ được xác định định tính nên ta sử dụng mô hình bán định lượng. Chức năng cảnh quan được xác định dựa trên hệ thống phân loại chức năng cảnh quan của Niemann (1977). Theo đó, những chức năng đáp ứng được sẽ được đánh giá là 1, những chức năng không có sẽ có giá trị 0. Sau đó, thống kê theo từng

80

cấp chức năng (nhóm chức năng, chức năng chính, chức năng phụ). Kết quả thống kê là tổng số chức năng theo từng cấp. Kết quả này được phân chia theo dạng cảnh quan nhằm phân tích sự thay đổi đặc tính đa chức năng của cảnh quan khu vực.

81

Bảng 3.23. Kết quả đánh giá giá trị đa chức năng của cảnh quan khu vực phía tây thị xã Sơn Tây

Đa chức năng Dạng cảnh quan

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

Kết quả thống kê các cấp chức năng: - Chức năng bậc 1 (nhóm chức năng) 3 3 3 3 1 1 0 1 1 1 1 2 2 3 3 - Chức năng bậc 2 (chức năng chính) 6 6 6 4 1 2 0 1 2 2 3 2 2 5 5 - Chức năng bậc 3 (chức năng phụ) 11 11 11 5 1 2 0 1 2 2 4 2 2 8 8

I. Nhóm chức năng sản xuất (chức năng kinh tế) 1 1 1 1 1 0 0 1 0 0 0 1 1 1 1

I.1. Cung cấp các tài nguyên tái tạo 1 1 1 1 1 0 0 1 0 0 0 1 1 1 1

I.1.a. Sản phẩm từ sinh khối (thích hợp với canh tác) (thực vật, động vật) 0 0 0 1 1 0 0 1 0 0 0 1 1 1 1

I.1.b. Nguồn nước (Nước mặt, nước ngầm) 1 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 1

I.2. Cung cấp các tài nguyên không tái tạo 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

I.2.a. Chất dinh dưỡng, vật liệu xây dựng 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

I.2.b. Nhiên liệu hóa thạch 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

II. Nhóm chức năng sinh thái 1 1 1 1 0 0 0 0 0 0 0 1 1 1 1

II.1. Điều chỉnh các dòng vật chất và năng lượng 1 1 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 1

II.1.a. Các chức năng thổ nhưỡng (đất)

(Chống xói mòn, chống suy giảm nguồn nước ngầm...) 1 1 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

II.1.b. Các chức năng thủy văn (nước)

(thay đổi mực nước ngầm, chứa nước/cân bằng nước,...) 1 1 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 1

82

II.2. Điều chỉnh và phục hồi các quần thể và quần xã (thực vật và động vật) 1 1 1 1 0 0 0 0 0 0 0 1 1 0 0

II.2.a. Tái sản xuất và tái sinh sinh học các sinh quần lạc (tự phục hồi và duy trì) 1 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

II.2.b. Điều chỉnh quần thể loài (ví dụ, loài gây hại) 1 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

II.2.c. Bảo tồn nguồn gen 1 1 1 1 0 0 0 0 0 0 0 1 1 0 0

III. Nhóm chức năng xã hội 1 1 1 1 0 1 0 0 1 1 1 0 0 1 1

III.1. Chức năng tâm lý 1 1 1 0 0 1 0 0 1 1 1 0 0 1 1

- Chức năng thẩm mỹ (phong cảnh) 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 1 1

- Chức năng dân tộc (nguồn gen, di sản văn hóa) 1 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 0 0 0

III.2. Chức năng thông tin 1 1 1 1 0 1 0 0 1 1 0 0 0 1 1

- Chức năng cho khoa học và giáo dục 0 0 0 0 0 1 0 0 1 1 0 0 0 0 0

- Chỉ thị sinh học của điều kiện môi trường 1 1 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 1

III.3. Chức năng sinh thái nhân văn 1 1 1 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 1 1

- Ảnh hưởng sinh khí hậu 1 1 1 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 1 1

- Các chức năng lọc và đệm (các ảnh hưởng hóa học - đất/nước/không khí) 1 1 1 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 1 1

- Ảnh hưởng âm học (điều khiển tiếng ồn) 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0

III.4. Các chức năng giải trí

(phức hợp của các tác động tâm lý và sinh thái nhân văn) 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0

(Nguồn: Hệ thống phân loại chức năng cảnh quan của Niemann (1977), kết quả phân tích cấu trúc cảnh quan, kết quả đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển cây trồng nông lâm nghiệp)

83

Các kết quả phân tích cấu trúc cảnh quan (chương 2) và đánh giá cảnh quan cho phát triển cây trồng nông lâm nghiệp là cơ sở quan trọng để tiến hành phân loại và lượng giá chức năng cảnh quan. Dạng cảnh quan được xác định là đơn vị không gian cơ sở để tiến hành phân tích chức năng cảnh quan.

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc và chức năng cảnh quan phục vụ định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất và nước khu vực phía tây thị xã Sơn Tây, Hà Nộ (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)