Đặc điểm các tiểu vùng cảnh quan

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc và chức năng cảnh quan phục vụ định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất và nước khu vực phía tây thị xã Sơn Tây, Hà Nộ (Trang 50)

6. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI

2.2.3.Đặc điểm các tiểu vùng cảnh quan

Phân vùng cảnh quan là sự thể hiện sự phân hóa, sự liên kết lãnh thổ thông qua tính địa đới, phi địa đới trong cấu trúc cảnh quan. Đề tài sử dụng phương pháp phân vùng cảnh quan từ dưới lên, tức là nhóm gộp các địa tổng thể nhỏ có đặc tính tương đồng , cùng nguồn gốc phát sinh, cùng chung lanh thổ tạo thành các địa tổng thể lớn hơn. Khu vực nghiên cứu được phân ra làm 3 tiểu vùng.

a) Tiểu vùng cảnh quan nông lâm nghiệp và quần cư trên gò thoải và đồng bằng tích tụ Thanh Mỹ

Tiểu vùng này chủ yếu là địa hình bóc mòn, khá đồng nhất ở độ cao 20 - 30m. Phía bắc Thanh Mỹ đồng bằng bóc mòn nổi lên những gò đồi sót tương đối thoải phân bố theo hướng tây bắc - đông nam. Địa hình đồng bằng dạng gò thoải có độ dốc từ 0 - 8°, phát triển trên trầm tích sông biển Pleistocen nên nền móng khá vững chắc, rất thích hợp xây dựng các khu quần cư và khu công nghiệp. Trong đó, loại đất nâu vàng trên phù sa cổ có tầng dày > 100cm, thành phần cơ giới thịt nhẹ

45

đến thịt trung bình được người dân tận dụng để trồng keo, vừa có tác dụng bảo vệ môi trường, giữ đất, vừa khai thác gỗ thu lợi nhuận. Ngoài ra, trên loại đất này, người dân có trồng các loại cây ăn quả như vải, hồng xiêm, xoài để cung cấp tại chỗ và các vùng xung quanh. Xen kẽ địa hình dạng gò thoải là đồng bằng tích tụ. Đối với địa hình tích tụ độ dốc 0 - 3° phát triển trên trầm tích Holocen có loại đất biến đổi do trồng lúa thích hợp phát triển nông nghiệp. Cây trồng chủ yếu là lúa, một số nơi người dân dùng xen canh 1 vụ lúa 1 vụ màu.

b) Tiểu vùng cảnh quan quần cư, du lịch trên đồng bằng dạng gò thoải Xuân Khanh

Độ dốc là nguyên nhân xảy ra quá trình bào mòn vật chất từ đỉnh và sườn xuống phía dưới hình thành bề mặt san bằng ở chân sườn (hay còn gọi là pediment) độ cao từ 20 - 30m. Trên bề mặt san bằng này, quá trình bóc mòn xảy ra tương đối yếu, kéo dài theo hướng tây bắc - đông nam và phân bố chủ yếu ở phía tây xã Xuân Sơn. Khu vực chủ yếu là nơi tập trung dân cư đô thị. Kéo dài theo hướng tây bắc - đông nam khu vực nổi lên các đồi có độ cao lớn hơn 40m, địa hình dốc trên 8 - 15º hình thành trên đá phiến biến chất có cấu tạo giàu sét, thành phần cơ giới trung bình kém tơi xốp, tầng dày cấp 2 (70 - 100cm). Trên các dải đồi này, thảm thực vật chủ yếu là keo, bạch đàn. Đây là khu vực đồi núi với hồ Xuân Khanh nằm giữa và vùng thung lũng khá bằng phẳng ở phía nam với đường tỉnh lộ đi qua vì thế khu vực đang được cải tạo để trở thành khu du lịch.

c) Tiểu vùng cảnh quan nông nghiệp trên đồng bằng tích tụ Thanh Mỹ - Xuân Sơn

Trầm tích sông chiếm phần lớn diện tích của khu vực, nằm theo hướng tây bắc - đông nam, và phân bố dọc hai bên sông Hang. Trầm tích sông có các nham tướng lòng sông và nham tướng bãi bồi. Các trầm tích tướng lòng sông gồm cuội sỏi cát có thành phần và kích thước rất khác nhau. Các trầm tích tướng bãi bồi bao gồm các thành tạo phù sa (cát, bột, sét), phân thành tầng lớp dày vài mét đến chục mét. Các thành tạo bãi bồi chiếm diện tích lớn, còn nhiều dấu vết lòng sông cổ, các

46

hồ móng ngựa và các đầm lầy. Các trầm tích sông hiện nay chủ yếu hình thành nên các dạng bãi bồi cao thấp, độ cao từ 10 -15m thích hợp cho trồng cây nông nghiệp.

47

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ, PHÂN TÍCH CHỨC NĂNG CẢNH QUAN PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG HỢP LÝ CẢNH QUAN

KHU VỰC PHÍA TÂY THỊ XÃ SƠN TÂY

3.1. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ NƯỚC 3.1.1. Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc và chức năng cảnh quan phục vụ định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất và nước khu vực phía tây thị xã Sơn Tây, Hà Nộ (Trang 50)