Các giải pháp khả thi

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc và chức năng cảnh quan phục vụ định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất và nước khu vực phía tây thị xã Sơn Tây, Hà Nộ (Trang 93)

6. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI

3.4.3.Các giải pháp khả thi

a) Giải pháp đầu tư

Trong hoạt động phát triển kinh tế để đạt được hiệu quả kinh tế cần thiết phải có sự đầu tư. Khả năng đầu tư càng cao và ổn định thì tính bền vững trong phát triển dưới góc độ kinh tế càng được đảm bảo. Căn cứ vào tình hình thực tế các hoạt động sản xuất của khu vực nghiên cứu, một số chính sách đầu tư cần được quan tâm và xem xét như sau:

Khuyến khích, áp dụng chính sách ưu đãi đầu tư (thuế, phí sử dụng đất, cho vay vốn, bảo lãnh…) đối với các dự án phát triển đã được xác định trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế thị xã Sơn Tây.

Hoạt động phát triển luôn gắn liền với hệ thống kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông, hệ thống cung cấp điện, nước, hệ thống bưu chính viễn thông. Vì vậy, cần có các chính sách ưu tiên đầu tư vào hệ thống kết cấu hạ tầng, đặc biệt là ở những khu vực ưu tiên phát triển du lịch và khu công nghiệp. Trong đầu tư cho kết cấu hạ tầng cần tránh tình trạng chắp vá, manh mún.

Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư. Chú trọng đến thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân. Thu hút các doanh nghiệp tư nhân, các hộ gia đình tham gia đầu tư phát triển.

Tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách địa phương để nâng cấp và xây mới các cơ sở vật chất kỹ thuật đặc biệt là các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Khuyến khích đầu tư sử dụng các “công nghệ sạch” ít tác động đến môi trường để phát triển các sản phẩm nông lâm nghiệp và du lịch sinh thái.

b) Giải pháp hỗ trợ cộng đồng địa phương

Đối với hoạt động phát triển nông lâm nghiệp hỗ trợ cộng đồng địa phương thông qua hình thức vay vốn, tuyên truyền khoa học công nghệ vào sản xuất.

88

c) Giải pháp về tổ chức, quản lý

Để phát triển kinh tế tổng hợp có hiệu quả đòi hỏi phải kiện toàn tổ chức bộ máy và cơ chế quản lý đáp ứng yêu cầu của sự phát triển trong xu thế hội nhập quốc tế. Các giải pháp cụ thể bao gồm:

- Kiện toàn hệ thống quản lý nhà nước.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, phân cấp và đơn giản hoá các thủ tục hành chính và các thủ tục liên quan đến khách du lịch và doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

- Quản lý chặt chẽ tất cả các hoạt động du lịch trong phạm vi được quản lý theo đúng các quy hoạch, luận chứng kinh tế hay dự án phát triển đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt và tuân thủ theo yêu cầu, định mức kỹ thuật của từng ngành nghề có liên quan như: vệ sinh an toàn thực phẩm, kiến trúc và xây dựng, tôn tạo các di tích văn hoá lịch sử, sinh thái, tổ chức vui chơi, giải trí, thư giãn…

- Duy trì mối liên hệ, phối hợp thường xuyên giữa các ban ngành trong thị xã, giữa các xã với huyện và giữa huyện với tỉnh, để đảm bảo việc thực hiện quản lý và quy hoạch hiệu quả.

- Căn cứ vào quy chế quản lý xây dựng được đề xuất trong quy hoạch, UBND thị xã Sơn Tây thực hiện chỉ đạo các ngành chức năng, các Ban quản lý thực hiện việc quản lý xây dựng phát triển, đảm bảo tính hiệu quả của dự án, hạn chế tối đa các tác động tiêu cực đến tài nguyên, môi trường và xã hội.

89

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

1. Về hướng phân tích cấu trúc và chức năng cảnh quan trong định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất và nước: Mối quan hệ giữa cấu trúc và chức năng của cảnh quan có ảnh hưởng quan trọng tới hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất và tài nguyên nước. Cấu trúc cảnh quan tạo ra quan hệ tương tác giữa các chức năng cảnh quan, phụ thuộc vào tác động của đặc tính cảnh quan và vai trò của mỗi chức năng riêng biệt, ảnh hưởng tới khả năng cung cấp hàng hóa và dịch vụ của cảnh quan. Đối với những khu vực phát triển các ngành sản xuất có sử dụng tài nguyên đất cao (ví dụ, nông lâm nghiệp hoặc quần cư), việc quản lý tốt tương tác đa chức năng trong cảnh quan là cơ sở quan trọng góp phần sử dụng bền vững đất.

2. Về cấu trúc cảnh quan khu vực phía tây thị xã Sơn Tây: Cảnh quan khu vực được hình thành bởi các nhân tố tự nhiên và nhân tố xã hội. Các nhân tố tự nhiên bao gồm: vị trí địa lý, mẫu chất - địa mạo, khí hậu - thủy văn, thổ nhưỡng, lớp phủ sử dụng đất. Dựa trên hệ thống phân loại cảnh quan Việt Nam, cảnh quan khu vực nghiên cứu được phân chia bao gồm 1 kiểu, 4 hạng, 7 loại và 15 dạng cảnh quan. Trên cơ sở gộp nhóm các dạng cảnh quan, 3 tiểu vùng cảnh quan được phân chia bao gồm tiểu vùng nông lâm nghiệp và quần cư trên gò thoải và đồng bằng tích tụ Thanh Mỹ; tiểu vùng quần cư, du lịch trên đồng bằng dạng gò thoải Xuân Khanh; tiểu vùng nông nghiệp trên đồng bằng tích tụ Thanh Mỹ - Xuân Sơn.

3. Về thực trạng sử dụng tài nguyên đất và nước: do quá trình đô thị hóa tăng nhanh kể từ thời điểm mở rộng địa giới thành phố Hà Nội vào tháng 8/2008, sử dụng đất ở khu vực nghiên cứu có xu thế chuyển đổi từ đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng sang đất phi nông nghiệp, tuy nhiên diện tích đất nông nghiệp vẫn chiếm diện tích lớn (53,5%). Khu vực nghiên cứu có tiềm năng tài nguyên nước thuận lợi cho các mục đích sử dụng nước cho nông nghiệp, thủy lợi và sinh hoạt. Tuy nhiên, hiện nay môi trường nước ở một khu vực đang có xu thế bị ô nhiễm do các nguồn thải trong nội vùng và ngoại vùng.

4. Về kết quả đánh giá kinh tế sinh thái của cảnh quan đối với cây trồng nông lâm nghiệp: kết quả phân tích hiện trạng chỉ ra được các tiềm năng cơ bản

90

của cảnh quan khu vực nghiên cứu đối với phát triển cây trồng hàng năm, định cư, xây dựng. Đánh giá kinh tế sinh thái đối với các cây trồng nông lâm nghiệp được thực hiện nhằm xác định bổ sung tiềm năng của cảnh quan cho các mục đích phát triển cây ăn quả dài ngày và cây lâm nghiệp. Kết quả đánh giá đã xác định được, diện tích thích nghi cho trồng vải là 112 ha, trồng keo là 204,2 ha, chủ yếu tập trung trên các cảnh quan đồi gần khu dân cư.

5. Về chức năng cảnh quan khu vực phía tây thị xã Sơn Tây: chức năng cảnh quan được xác định trên cơ sở đánh giá đặc tính đa chức năng của cảnh quan theo tiếp cận xây dựng mô hình tích hợp các chức năng thành phần và tính toán ra một chỉ số định lượng duy nhất. Dựa trên hệ thống phân loại chức năng của Niemann (1977), kết quả đánh giá đối với 15 dạng cảnh quan cho thấy sự khác biệt về giá trị đa chức năng, biểu thị khả năng đáp ứng khác nhau đối với nhiều mục đích sử dụng lãnh thổ.

6. Về định hướng cảnh quan cho mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên đất và nước:định hướng cảnh quan được dựa trên 3 tiểu vùng và 9 nhóm cảnh quan cụ thể: (i) tiểu vùng cảnh quan nông lâm nghiệp và quần cư trên gò thoải và đồng bằng tích tụ Thanh Mỹ được kiến nghị ưu tiên phát triển trồng rừng sản xuất, phát triển quần cư nông thôn và cây trồng nông nghiệp; (ii) tiểu vùng cảnh quan quần cư và du lịch trên đồng bằng dạng gò thoải Xuân Khanh ưu tiên trồng và tái sinh rừng tự nhiên kết hợp với trồng cây ăn quả, quần cư đô thị, phát triển trung tâm hành chính, thương mại dịch vụ và phát triển du lịch; (iii) tiểu vùng cảnh quan nông nghiệp trên đồng bằng tích tụ Thanh Mỹ - Xuân Sơn ưu tiên cho phát triển nông nghiệp, khu dân cư, thương mại dịch vụ và quốc phòng.

KIẾN NGHỊ

Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được sử dụng là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu của địa phương cũng như các vùng lân cận. Ngoài ra, đề tài còn giúp cho việc hoạch định tổ chức không gian và các giải pháp cho việc khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên phục vụ mục đích phát triển kinh tế xã hội bền vững đối với các nhà quản lý địa phương.

91

TÀI LIỆU THAM KHẢO (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiếng Việt

1) Phạm Quang Anh, Phạm Thế Vĩnh và nnk. Bản đồ cảnh quan Việt Nam tỉ lệ 1:1.500.000.

2) Armand D.L. (1983), Khoa học về cảnh quan (Người dịch: Nguyễn Ngọc Sinh và Nguyễn Xuân Mậu), NXB Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội.

3) Vũ Tự Lập (1976). Cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam. NXB Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội.

4) Nguyễn Thành Long và nnk (1993), Nghiên cứu xây dựng bản đồ cảnh quan các tỷ lệ trên lãnh thổ Việt Nam, Trung tâm Địa lý Tài nguyên, Hà Nội. 5) Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh (1997). Cơ

sở cảnh quan học việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam. NXB Giáo dục, Hà Nội.

6) Trương Quang Hải, Nguyễn An Thịnh, Nguyễn Thị Thúy Hằng (2008). Mô hình sinh thái cảnh quan nhiệt đới gió mùa Việt Nam và ứng dụng nghiên cứu đa dạng cảnh quan. Tạp chí Các Khoa học về Trái Đất, số 3/2008. Hà Nội.

7) Nguyễn Cao Huần (2005). Đánh giá cảnh quan. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

8) Nguyễn Cao Huần, Nguyễn An Thịnh (2005). Tiếp cận định lượng trong nghiên cứu địa lý và ứng dụng. Tạp chí các Khoa học Trái Đất, số 3, Hà Nội. 9) Nguyễn Cao Huần, Nguyễn An Thịnh, Phạm Quang Tuấn và nnk (2005).

Tính đặc thù của cảnh quan ven biển Thái Bình. Tạp chí Khoa học, số 5AP. ĐHQGHN, Hà Nội. trang 50-58.

10) Ixatrenco A.G (1969). Cơ sở cảnh quan học và phân vùng địa lý tự nhiên (Người dịch: Vũ Tự Lập). NXB Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội.

11) Ixatrenko A.G. (1985). Cảnh quan học ứng dụng (Người dịch: Đào Trọng Năng). NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

12) Nguyễn An Thịnh, Trương Quang Hải (2009). Phương pháp luận và thực tiễn phân tích hiệu ích tổng thể hệ thống các công trình thủy lợi vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Tạp chí Khoa học, Vol 54, 2009, Đại học Sư phạm Hà Nội. Hà Nội. tr.118-130.

92

13) Hoàng Đức Triêm và nnk (2003). Nghiên cứu xây dựng bản đồ sinh thái cảnh quan lãnh thổ đồi núi tỉnh Quảng Trị cho mục đích nông, lâm nghiệp bền vững. Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, số 17/2003.

14) Hoàng Đức Triêm (2001). Cần tiếp cận nghiên cứu cấu trúc sinh thái cảnh quan trong đánh giá quy hoạch của lãnh thổ. Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, số 6/2001.

15) Nguyễn Văn Vinh (1996). Đặc điểm cảnh quan sinh thái và phương hướng sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên vùng gò đồi Quảng Bình. Luận án Phó Tiến sỹ Địa lý - Địa chất, Hà Nội.

16) UBND thị xã Sơn Tây (2008). Báo cáo kinh tế - xã hội thị xã Sơn Tây, năm 2008 định hướng 2009. Hà Nội.

17) UBND thị xã Sơn Tây (2010). Báo cáo kinh tế - xã hội thị xã Sơn Tây, năm 2010 định hướng năm 2011. Hà Nội.

18) Uỷ ban nhân dân các xã Thanh Mỹ, Xuân Sơn, Xuân Khanh (2011). Số liệu thống kê của các xã Thanh Mỹ - Xuân Sơn - Xuân Khanh. Sơn Tây. Hà Nội. 19) Viện Khoa học kỹ thuật và Môi trường (2009). Quy hoạch bảo vệ môi trường

thành phố Sơn Tây đến 2015 và định hướng đến 2020. Báo cáo tổng hợp đề tài. Hà Nội.

20) Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (2010). Quy hoạch sử dụng đất đến 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội. Hà Nội.

Tiếng Anh

21) Weber A., N. Fohrer, D. Möller (2001). Long-term land use changes in a mesoscale watershed due to socio-economic factors - effects on landscape structures and functions. Ecological Modelling, Volume 140, Pages 125-140. 22) Bastian O. (1998). The assessment of landscape functions - one precondition

to define management goals. Ekológia (Bratislava) 17 (Supplement): 19-33. 23) Naveh Z. (2001) Ten major premises for a holistic conception of

multifunctional landscapes. Landscape and Urban Planning, Vol. 57:269- 284.

24) Bastian O., M. Lütz (2006). Landscape functions as indicators for the development of local agri-environmental measures. Ecological Indicators, Volume 6, Pages 215-227.

93

25) de Groot (2006). Function-analysis and valuation as a tool to assess land use conflicts in planning for sustainable, multi-functional landscapes. Landscape and Urban Planning, Volume 75, Pages 175-186.

26) Pinto-Correia T., W. Vos, R.H.G. Jongman (2004). Multifunctionality in Mediterranean landscapes: past and future. p. 135-164. In Jongman R.H.G. (ed.) The new dimensions of the European landscape : proceedings of the Frontis workshop on the future of the European cultural landscape Wageningen, The Netherlands 9-12 June 2002. Frontis : Wageningen, 2004. 255 pages. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

27) An-Thinh NGUYEN (Editor in chief), Quang-Hai TRUONG, Quan V.V. DU, Van-Truong TRAN, Duc-Uy PHAM, Choen KIM, and Nobukazu NAKAGOSHI (2012), A New Approach to Landscape Change Modeling: Integrating Remote Sensing, GIS and Fractal Analysis. TheGioi Publishers, Hanoi, Vietnam, 309 pages.

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc và chức năng cảnh quan phục vụ định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất và nước khu vực phía tây thị xã Sơn Tây, Hà Nộ (Trang 93)