Đánh giá tình thu hút và sử dụng ODA ở Hà Nam giai đoạn 2001-2010.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA vào tỉnh Hà Nam (Trang 53)

- Mạng lới y tế: Đến nay tỉnh hiện có 9 bệnh viện, 15 phòng khám khu vực và 116 trạm y tế xã/phờng thuộc hệ thống nhà nớc và hàng trăm cơ sở

2.2.3.Đánh giá tình thu hút và sử dụng ODA ở Hà Nam giai đoạn 2001-2010.

4. Y tế, giáo dục, môi trờng, khoa học

2.2.3.Đánh giá tình thu hút và sử dụng ODA ở Hà Nam giai đoạn 2001-2010.

2.2.3.1. Những kết quả đạt đợc:

Qua những số liệu về động thái thu hút và sử dụng ODA đợc xem xét trên nhiều góc độ có thể thấy, việc đánh giá của các nhà tài trợ và chính phủ rằng: Hà Nam là một trong những tỉnh sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA là hoàn toàn đúng và có cơ sở. Nguồn vốn ODA đã phát huy vai trò và tác dụng trên nhiều lĩnh vực và nhiều mặt thể hiện :

* Nguồn vốn ODA đã bổ sung một phần quan trọng cho ngân sách nhà nớc để đầu t phát triển, chiếm khoảng từ 22% đến 25% tổng vốn đầu t từ ngân sách nhà nớc (bao gồm cả phần vốn ODA cho vay lại từ ngân sách nhà nớc).

* Nguồn vốn ODA chiếm 1 phần quan trọng trong đầu t toàn xã hội, trong việc nâng cấp cơ sở hạ tầng (giao thông vận tải, thông tin liên lạc, hệ thống năng lợng…), cơ sở hạ tầng xã hội (giáo dục đào tạo, y tế,…) góp phần khơi dậy nguồn vốn trong nớc và thu hút đầu t trực tiếp nớc ngoài, thúc đẩy tăng trởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, đó cũng là cơ sở quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế theo mục tiêu thời kì 2011 - 2015.

- Giai đoạn 2001 – 2005:

Công tác vận động nguồn vốn hỗ trợ phát triển (ODA) trong thời kỳ 2001 - 2005 đã đợc thực hiện tích cực, theo chủ trơng của Đảng và Nhà nớc Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nớc trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển. Việc vận động ODA đã đợc thực hiện dới nhiều hình thức khác nhau và ở tất cả các cấp từ Trung ơng đến cơ sở. Các dự án ODA tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật dân sinh, để phát triển kinh tế xã hội nổi bật là cấp thoát nớc, nông nghiệp và phát triển nông thôn, năng lợng và công nghiệp, môi trờng và y tế. Các dự án ODA đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu t phát triển, chiếm khoảng 6,5% tổng vốn đầu t toàn xã hội và khoảng 40,7% tổng vốn đầu t từ ngân sách nhà nớc qua tỉnh.

Trong giai đoạn này, tỉnh Hà Nam kêu gọi vốn ODA để đầu t thực hiện 13 dự án cụ thể với tổng số vốn đầu t là 1.755 tỷ đồng (120,6 triệu USD), trong đó đề nghị vốn ODA khoảng 1.505 tỷ đồng (75,7 triệu USD).

Một số dự án và nhóm dự án chủ yếu trong giai đoạn này là :

+ Phát triển lới điện hạ thế nông thôn của 63 xã trong tỉnh: Cải tạo lới điện hạ thế, nâng cao chất lợng nguồn điện phát triển sản xuất ngành nghề nông thôn. Tổng vốn đầu t: 123 tỷ đồng (8,54 triệu USD), vốn ODA: 60 tỷ đồng (4 triệu USD).

+ Phát triển giao thông cho 97 xã trong tỉnh: Phát triển giao thông nông thôn, gắn sản xuất trong nông thôn với thị trờng, tạo thêm việc làm cho nhân dân. Tổng vốn đầu t: 293 tỷ đồng (20 triệu USD), vốn ODA: 120 tỷ đồng (8,1 triệu USD).

+ Nớc sạch nông thôn: Phát triển hệ thống cấp nớc sạch cho nông thôn tỉnh Hà Nam theo chơng trình quốc gia NS&VSMT nông thôn nâng cao đời sống, xây dựng nông thôn mới. Tổng vốn đầu t: 210 tỷ đồng (14,5 triệu USD), vốn ODA: 45 tỷ đồng (3 triệu USD).

+ Phát triển hệ thống vệ sinh môi trờng nông thôn: Phát triển hệ thống vệ sinh môi trờng theo chơng trình quốc gia về nớc sạch vệ sinh môi trờng, giữ gìn môi trờng, giảm bệnh tật và nâng cao sức khoẻ cho ngời dân. Tổng vốn đầu t: 301 tỷ đồng (21 triệu USD), vốn ODA: 75 tỷ đồng (5,2 triệu USD).

+ Kiên cố hóa hệ thống thủy lợi tới tiêu (cấp II-III): Xây dựng hệ thống kênh mơng tới tiêu loại II-III trên địa bàn tỉnh, khắc phục tình trạng úng hạn, đảm bảo nguồn nớc cho sản xuất, an toàn cho cuộc sống. Mục tiêu là kiên cố hóa 900 km kênh cấp II, 3400 km kênh cấp III. Tổng vốn đầu t: 313 tỷ đồng

(21,5 triệu USD), vốn ODA: 160 tỷ đồng (11 triệu USD).

+ Chơng trình cải tạo sông Châu và xây dựng một số trạm bơm dầu mới: Chơng trình này nhằm đầu t cải tạo sông Châu với các nhiệm vụ bổ sung nguồn nớc cho sông Đáy, phục vụ tới tiêu tự chảy cho diện tích của 3 huyện; cải thiện nguồn nớc và tăng nguồn phù sa để cải tạo đồng ruộng, phát triển giao thông thủy lợi, trong đó bao gồm cả việc nâng cấp và xây mới một số trạm bơm đầu mối nh Kim Thanh II, Lạc Tràng II, Quế II... nhằm đạt hệ số tiêu nớc 61/s. Tổng vốn đầu t: 180 tỷ đồng (12,4 triệu USD), vốn ODA: 150 tỷ đồng (10,3 triệu USD).

- Giai đoạn 2006 - 2010:

Trong giai đoạn này vốn đầu t kêu gọi khoảng 2.430 tỷ đồng (167,5 triệu USD), trong đó đề nghị vốn ODA là 1.835 tỷ đồng (91,5 triệu USD). Một số dự án ODA đã đầu t xong và bớc đầu phát huy hiệu quả nh:

+ Chơng trình nâng cấp cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh và huyện: Cải tạo nâng cấp trang thiết bị y tế cho bệnh viện tỉnh và các trung tâm y tế huyện, tăng cờng năng lực kiểm soát dịch bệnh, thuốc chữa bệnh. Vốn đầu t: 45 tỷ đồng (3,1 triệu USD), trong đó vốn ODA: 30 tỷ đồng (2,1 triệu USD).

+ Chơng trình phát triển hệ thống giao thông cấp tỉnh: Chơng trình đã xây dựng mới và nâng cấp hệ thống đờng từ trung tâm tỉnh nối với trung tâm các huyện và vùng phát triển kinh tế. Phát triển lại hệ thống đờng tỉnh ngoài mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội chung còn là xơng sống để hoàn chỉnh mạng lới giao thông trong tỉnh. Đến năm 2010 đã có 70% đờng tỉnh đạt cấp III đồng bằng, còn lại là cấp IV đồng bằng; xây dựng mới các cầu Khả Phong, Câu Tử, Bồng Lạc, Lạc Tràng. Tổng vốn đầu t: 320 tỷ đồng (22,1 triệu USD), vốn ODA: 250 tỷ đồng (17,2 triệu USD).

+ Chơng trình phát triển và cải tạo đô thị trung tâm tỉnh: Đã cải tạo và nâng cấp đờng giao thông nội bộ thị xã thành cấp III đồng bằng, cải tạo và xây dựng mới hệ thống thoát nớc, xây dựng hệ thống đờng giao thông, tờng và kè dốc lên ven hai bờ sông Đáy và sông Châu, xây dựng hệ thống xử lý chất thải. Tổng vốn đầu t: 220 tỷ đồng (15,2 triệu USD), vốn ODA: 175 tỷ đồng (12,1 triệu USD).

+ Xây dựng hệ thống cấp nớc tây sông Đáy: Xây dựng hệ thống cấp nớc khu vực tây sông Đáy - Thành phố Phủ Lý, cung cấp nớc sạch cho khu vực xã và khu công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Tổng vốn đầu t: 80 tỷ đồng (5,5 triệu USD), trong đó vốn ODA: 70 tỷ đồng (4,8 triệu USD).

cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Đồng Văn để thu hút vốn của các nhà đầu t trong và ngoài nớc, diện tích 100 ha. Vốn đầu t: 170 tỷ đồng (11,7 triệu USD),vốn ODA: 120 tỷ đồng (8,3 triệu USD).

* ODA đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn kết hợp xoá đói giảm nghèo. Số liệu các cuộc điều tra mức sống dân c trong thời gian qua cho thấy tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ mức 37% năm 1998 xuóng 28,9% năm 2002 và 7% năm 2010, đạt kế hoạch đề ra.Những kết quả này có sự góp phần quan trọng của ODA. Điều này đợc thể hiện rõ nét thông qua các dự án phát triển nông nghiệp và nông thôn, kết hợp xoá đói giảm nghèo, trong đó nguồn vốn ODA đã giúp nông dân nghèo tiếp cận nguồn vốn vay để tạo ra các ngành nghề phụ, hỗ trợ phát triển công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ng, phát triển giao thông nông thôn, thuỷ lợi, cung cấp nớc sạch, phát triển lới điện sinh hoạt, trạm y tế, trờng học... Nguồn vốn ODA không những thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh mà còn thúc đẩy sự phát triển xã hội. Có thể nói ODA là một trong những nguồn vốn ngày càng gắn bó với mỗi địa phơng và trở thành bộ phận không thể thiếu đợc trong hoạt động xây dựng thúc đẩy kinh tế xã hội tỉnh Hà Nam phát triển.

* ODA tác động tích cực đến việc cải thiện chỉ số phát triển con ngời ở Việt Nam. Tổng nguồn vốn ODA cho giáo dục và đào tạo ớc chiếm khoảng 8,5 - 10% tổng kinh phí giáo dục và đào tạo, đã góp phần cải thiện chất lợng và hiệu quả của lĩnh vực này, tăng cờng một bớc cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc nâng cao chất l- ợng dạy và học, nh các dự án ODA hỗ trợ cải cách giáo dục tiểu học, trung học và đại học, tự án tạo nghề...Ví dụ nh dự án ‘‘ Nâng cấp các trờng tiểu học và trung học cơ sở”: Cải tạo và xây dựng mới hệ thống giáo dục ở các xã, phờng, thị trấn trong tỉnh, nhắm tăng cờng cơ sở vật chất cho công tác dạy và học. Mục tiêu: Nâng cấp 1400 phòng học của 98 xã thành kiên cố, cao tầng. Tổng vốn đầu t: 125 tỷ đồng (8,5 triệu USD), vốn ODA: 40 tỷ đồng (2,7 triệu USD).

* Nó còn góp phần quan trọng vào việc phát triển, nâng cao chất lợng nguồn nhân lực thông qua Chơng trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho một số trờng dạy nghề, mở rộng quy mô đào tạo cả về số lợng học sinh, ngành nghề, chú trọng cả nghề phục vụ xuất khẩu lao động. Mở thêm cơ sở dạy nghề mới trên cơ sở xã hội hóa công tác đào tạo nghề; nâng cấp các trung tâm giáo dục có chất lợng cao, và tạo ra hàng ngàn việc làm trực tiếp và gián tiếp tại các dự án sử dụng ODA. Vốn ODA đã hỗ trợ tài chính và chuyên môn để chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến.

Nguyên nhân của những kết quả trên là :

- Có sự phối hợp ngày càng chặt chẽ giữa Hà Nam với các Bộ ngành liên quan trong việc thẩm định, phê duyệt chơng trình, dự án ODA. Bên cạnh đó là sự liên kết chặt chẽ với các nhà tài trợ, đặc biệt là WB, JBIC,…kể từ khâu hình thành, lựa chọn, xây dựng dự án tiền khả thi và khả thi đến khâu thực hiện các chơng trình, dự án ODA.

- Cơ chế, chính sách thu hút Đầu t nớc ngoài thông thoáng, minh bạch; kịp thời, điều chỉnh, bổ sung và ban hành danh mục dự án gọi vốn Đầu t nớc ngoài phù hợp với tình hình thực tế ở Hà Nam.

- Hà Nam đã tích cực tuyên truyền, tiếp thị và quảng bá hình ảnh môi tr- ờng và cơ hội đầu t tại Thành phố Phủ Lý; tổ chức, tham gia các hội nghị và hội thảo xúc tiến vận động đầu t.

- Tỉnh Hà Nam cũng rất tích cực tổ chức đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu t.

- Ngoài ra, một số dự án lớn đã vợt qua đợc những khó khăn ban đầu trong giai đoạn thẩm định, giải phóng mặt bằng, tái định c, xét thầu…để đi vào thực tiễn. Các BQLDA đã có nhiều kinh nghiệm hơn trong định hớng công luận theo mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Có những tiến bộ trong công tác chỉ đạo thực hiện theo các Nghị định, quyết định, thông t về ODA. Kịp thời đa ra Đề án “ Định hớng thu hút, sử dụng nguồn ODA thời kì 2010- 2015” có mục tiêu đề ra chiến lợc và các biện pháp thu hút, phân bổ, quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn lực quan trọng này, góp phần thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Hà Nam 5 năm 2010- 2015.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA vào tỉnh Hà Nam (Trang 53)