2.2.3.1 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp
a) Nhân tố con người:
bị hàng là khâu quan trọng trong thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế.Vì vậy cần có sự am hiểu về thị trường,hàng hóa,nghiệp vụ xuất khẩu,pháp luật quốc gia và các luật nhập khẩu,tập quán quốc tế tại thị trường Ấn Độ
b) Điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật:
Cơ sở vật chất kĩ thuật đóng vai trò quyết định đến sự thành bại của công ty.Điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật tốt sẽ giúp sản xuất ra những sản phẩm chất lượng đủ tiêu chuẩn cho xuất khẩu,ngược lại,cơ sở vật chất kĩ thuật,công nghệ kém phát triển sẽ tác động tiêu cực đến mọi hoạt động của công ty.
c)Tiềm lực tài chính:
Tiềm lực tài chính có ảnh hưởng trực tiếp đối với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động chuẩn bị hàng nói riêng của doanh nghiệp.Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp quyết định đến các phương án chuẩn bị hàng.Với nguồn vốn kinh doanh dồi dào,công việc mua nguyên vật liệu,sản xuất hàng hóa sẽ được đảm bảo kịp thời trong những trường hợp cần thiết phải đáp ứng những hợp đồng lớn,có thời hạn giao nhận ngắn.
2.2.3.2 Các yếu tố môi trường bên ngoài doanh nghiệp
a) Chính sách thương mại của Việt Nam
Chính sách vĩ mô của Nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí đầu vào của doanh nghiệp xuất khẩu.Doanh nghiệp còn phải đối mặt với khó khăn khi giá nguyên,nhiên vật liệu đầu vào trên thị trường thế giới đồng loạt tăng giá,các nguyên liệu như xăng,dầu,điện,… Các đối tác của thị trường Ấn Độ dùng đồng tiền thanh toán chủ yếu là USD.Sự chênh lệch giữa VND và USD cũng ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của công ty.Nếu tỷ giá giữa USD quá cao so với VND thì sẽ tốn kém thêm chi phí quy đổi cho công ty và cũng sẽ tác động đến giá cả xuất khẩu khoáng sản và các chi phí liên quan đến việc hoạt động xuất khẩu giữa công ty với đối tác.Một vấn đề khác đó là lãi suất ngân hàng,hiện nay vấn đề về vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh luôn là vấn đề mà công ty quan tâm.Vốn tự có của công ty không thể đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng vốn nên công ty phải huy động vống từ ngân hàng.Nếu lãi suất cao thì việc trả lãi vay cũng chiếm một phần chi phí dẫn đến việc giảm đi một phần lợi nhuận của công ty.
b) Chính sách thương mại của nước nhập khẩu
Bên cạnh việc cam kết mở cửa cho các doanh nghiệp Việt Nam trong khuôn khổ WTO,các nước nhập khẩu còn áp dụng nhiều biện pháp tác động trực tiếp vào hàng hóa nhập khẩu vào nước họ,như thủ tục hải quan,quy tắc xuất xứ,thuế gián tiếp,giấy phép,tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa,chống bán phá giá,bản hộ,hạn nghạch,….
c) Pháp luật
Hệ thống pháp luật của nước ta còn chưa hoàn thiện.Luật pháp ở các nước nhập khẩu thì rất phức tạp và khắt khe.Đòi hỏi công ty phải am hiểu những quy
d) Hệ thống vận chuyển
♦ Hệ thống thông tin liên lạc.Hiện nay mạng lưới Internet phủ sóng toàn cầu.Do đó việc liên lạc thông tin gửi fax của công ty với đối tác nhập khẩu bên Ấn Độ cũng tiết kiệm được chi phí đáng kể.
♦ Hệ thông giao thông vận tải.Tận dụng được ưu thế là Việt Nam có bờ biển kéo dài do đó để xuất khẩu mặt hàng khoáng sản của công ty sang nhiều quốc gia cũng có nhiều thuận lợi.Đặc biệt Ấn Độ là quốc gia láng giềng của Việt Nam nên việc vận chuyển hàng hóa thông qua hệ thống đường biển để tiết kiệm thời gian, chi phí vận chuyển.
e) Hệ thống ngân hàng
Ngày nay có rất nhiều các ngân hàng được lập ra nhưng thực sự chưa được sự tin cậy của các bạn hàng quốc tế.Dịch vụ ngân hàng còn ít,chưa đa dạng trong thanh toán hay có khả năng đảm bảo vốn cho doanh nghiệp.Do đó khi tham gia thương mại quốc tế công ty phải giao dịch với ngân hàng nước ngoài gây nhiều tốn kém.Mặt khác,thủ tục vay vốn của các ngân hàng trong nước phức tạp và khó khăn đã gây ra việc chậm trễ trong sản xuất và kinh doanh của công ty.