Lập kế hoạch quy trình chuẩn bị hàng đá xây dựng xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ.

Một phần của tài liệu luận văn khoa thương mại Quản trị quy trình chuẩn bị hàng đá xây dựng xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ của Công Ty Cổ Phần Khai Thác và Xuất Nhập Khẩu Khoáng Sản Thiên Long (Trang 54)

Phần Khai Thác và Xuất Nhập Khẩu Khoáng Sản Thiên Long

Trong thời gian qua, công tác quản trị quy trình chuẩn bị hàng đá xây dựng xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ của Công Ty Cổ Phần Khai Thác và Xuất Nhập Khẩu Khoáng Sản Thiên Long đã đạt được một số thành tựu đáng kể, song cũng còn không ít những tồn tại. Những tồn tại này có thể bị tác động bởi các yếu tố chủ quan xuất phát từ phía công ty mà công ty có thể điều chỉnh được. Song nó cũng có thể bị tác động bởi những yếu tố khách quan công ty không thể tự điều chỉnh được mà cần phải có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước và Chính phủ. Sau đây là một số giải pháp cho bản thân công ty để hoàn thiện quản trị quy trình chuẩn bị hàng đá xây dựng xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ của Công Ty Cổ Phần Khai Thác và Xuất Nhập Khẩu Khoáng Sản Thiên Long

4.2.1 Lập kế hoạch quy trình chuẩn bị hàng đá xây dựng xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ. thị trường Ấn Độ.

Kế hoạch chuẩn bị hàng xuất khẩu là bước đầu tiên của quản trị quy trình chuẩn bị hàng xuất khẩu. Có được bản kế hoạch hoàn hảo thì công tác chuẩn bị hàng của công ty sẽ đạt hiệu quả rất cao. Công ty đã có bộ phận lập kế hoạch tuy nhiên công tác lập kế hoạch vẫn còn gặp nhiều hạn chế vì chưa lập kế hoạch chính xác về số lượng và chất lượng nguyên vật liệu được khai thác từ mỏ,phân công thực hiện công việc còn chung chung,chưa rõ ràng,chưa gắn trách nhiệm cho từng cá nhân,dẫn đến tình trạng’’cha chung không ai khóc’’, khi có sự việc xảy ra thì không ai đứng ra chịu trách nhiệm,sự phối hợp giữa các bộ phận chưa được chú ý.Để giảm bớt những hạn chế trên, công ty cần có những giải pháp sau:

♦ Lập kế hoạch cho nguyên vật liệu

•Dựa vào điều khoản tên hàng, quy cách phẩm chất trong hợp đồng đã kí kết với đối tác, bộ phận phải phân tích về tiêu chuẩn nguyên phụ liệu, tiêu chuẩn các nhà cung ứng, để đảm bảo nguyên phụ liệu đạt chất lượng.

•Xác định đúng số lượng cần thiết để thực hiện đơn đặt hàng. Công ty cần đầu tư nguồn lực cho bộ phận lập kế hoạch:

-Tuyển dụng nhân viên lập kế hoạch có kinh nghiệm, có năng lực.

-Đầu tư trang thiết bị, các phần mềm tính toán, ước lượng, có liên quan đến việc xác định được số lượng nguồn hàng, nguồn nguyên vật liệu để có được sự tính toán chính xác, giảm bớt chi phí.

♦ Lập kế hoạch về cách thức thực hiện công việc

•Bộ phận cần phải lập một bản kế hoạch một cách chi tiết về cách thức thực hiện công việc. Công việc này bao gồm những hoạt động gì? Ai làm? Bộ phận nào phụ trách? Sử dụng những gì? Cách thức thực hiện ra sao?. Bản kế hoạch về cách thức thực hiện công việc càng chi tiết càng có hiệu quả, giúp cho trong quá trình thực hiện tránh được nhiều sai sót.

•Phải mô tả được tiêu chuẩn công việc. Bản kế hoạch cần cụ thể các tiêu chuẩn công việc, chỉ ra công việc này thì có tiêu chuẩn gì đối với người thực hiện công việc. Có như vậy mới xác định được đối tượng cho từng công việc, đúng người đúng việc.

• Phải lên kế hoạch phối hợp công việc giữa công nhân và bộ phận quản lý để tạo ra một chuỗi sản xuất có hiệu quả cao nhất.

4.2.2 Tổ chức thực hiện quy trình chuẩn bị hàng đá xây dựng xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ.

Một phần của tài liệu luận văn khoa thương mại Quản trị quy trình chuẩn bị hàng đá xây dựng xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ của Công Ty Cổ Phần Khai Thác và Xuất Nhập Khẩu Khoáng Sản Thiên Long (Trang 54)